Liên tiếp 2 vụ tử vong vì truyền dịch: Báo động tình trạng lạm dụng truyền dịch

THÙY LINH |

Ngày 16.10, bệnh nhi 22 tháng tuổi đã tử vong sau khi truyền dịch tại phòng khám tư ở quận Long Biên, Hà Nội. Cùng ngày, một bé gái 6 tuổi cũng tử vong sau khi truyền bù nước điện giải tại BVĐK quận Lê Chân, Hải Phòng.

Những cái chết liên quan đến truyền dịch liên tiếp xảy ra mới đây, khiến nhiều người “giật mình” khi vẫn thường xuyên sử dụng biện pháp truyền dịch tại nhà mỗi khi ốm, sốt hoặc cơ thể mệt mỏi.

Truyền nước vô tội vạ

Hiện nay, dịch vụ tiêm truyền tại nhà đang nở rộ. Chỉ cần tìm trên mạng nội dung liên quan đến truyền nước tại nhà, người dân có thể dễ dàng tìm số điện thoại và gọi người đến truyền nước tại nhà, mà không cần đến chỉ định của bác sĩ. Giá cho dịch vụ này dao động trong khoảng 100 - 200 nghìn đồng/lần. Mỗi khi ốm, sốt, tiêu chảy mất nước, nhiều người có thói quen đến phòng khám tư hoặc nhờ y bác sĩ quen đến nhà để truyền nước, thậm chí không cần khám tại các bệnh viện hay cơ sở y tế. Cứ thế, việc truyền dịch diễn ra khá dễ dàng và phổ biến hiện nay. Ông Nguyễn Hoàng T (Ba Vì, Hà Nội) cho biết: “Tôi nghe nói là cứ mệt truyền nước là đỡ, gần nhà có y sĩ M, tôi thường đến nhà ông ấy xin truyền chai nước mỗi khi ốm, sốt, cơ thể mệt mỏi. Truyền xong thấy khỏe hơn hẳn. Nhiều khi làm việc lao lực, mệt quá mà không truyền nước thì chỉ có nghỉ làm thôi. Tôi nghĩ là truyền nước thì chẳng ảnh hưởng gì đâu mà”.

Cách đây vài ngày, các bác sĩ BV Việt Nam Thụy Điển, Uông Bí đã phải cấp cứu cho một phụ nữ 56 tuổi vì bị sốc phản vệ độ III, tiên lượng rất nặng do tự ý ra hiệu thuốc mua nước hoa quả để truyền dịch tại nhà.

Bệnh nhân cho biết, trước đây mỗi khi mệt mỏi, bà thường ra mua nước hoa quả hoặc gọi nôm na là “chai đạm” và về nhờ cháu có biết chuyên môn về cắm dịch truyền làm giúp. Lần này cũng vậy, nhưng sau cắm kim được khoảng 10 phút, bà thấy trong người khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn, rét run. Gia đình vội vàng đưa đến viện. Các bác sĩ cho biết may mắn là người phụ nữ này đến viện cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Lạm dụng truyền nước, có thể nguy kịch đến tính mạng

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Việc một số người cứ thấy sốt, mệt mỏi lập tức nghĩ đến truyền dịch là quan niệm sai lầm. Sốt, mệt chỉ là triệu chứng của rất nhiều loại bệnh khác nhau. Việc tiêm, truyền cho bệnh nhân phải có chỉ định của bác sĩ. Tức là bác sĩ sẽ phải xác định được biểu hiện mệt, sốt là do bệnh gì, bệnh ấy có cần phải truyền dịch không?

Trong trường hợp bắt buộc phải truyền, bác sĩ sẽ phải tính toán kỹ lưỡng truyền bao nhiêu, thời gian chảy giọt truyền như thế nào chứ không thể truyền bừa bãi. Việc tự ý truyền dịch sẽ vô cùng nguy hại đến sức khỏe. Ngay cả khi người bệnh bị mất nước, bác sĩ vẫn khuyên uống nước bồi phụ tốt hơn là truyền dịch.

“Ngoài ra trước khi truyền cần phải khám tim, phổi, đo mạch… để kiểm tra sức khỏe tổng thể. Mặt khác, khi truyền dịch cần phải khống chế được tổng lượng dịch truyền vào phù hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân. Nếu truyền nhiều hơn tình trạng bệnh sẽ gây phù phổi, suy tim” - PGS Dũng cũng chia sẻ.

Theo PGS Dũng, truyền dịch ở nhà không có đủ phương tiện để xét nghiệm bệnh nhân thừa thiếu chất gì ở trong máu. Việc bổ sung không đúng các chất dễ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đồng quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Hữu Đức, trường Đại học Y Dược TPHCM cho biết, truyền dịch đưa vào cơ thể một số lượng nước lớn, các chất điện giải, các chất dinh dưỡng nên có thể gây rối loạn về chuyển hóa, gây các hiện tượng phù ở tim, thận…

Kỹ thuật truyền dịch khá đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng thì dễ xảy ra những tai biến sốc phản vệ do tốc độ truyền quá nhanh, cơ địa bệnh nhân dị ứng với thành phần trong dịch truyền. Thậm chí, có thể lây nhiễm bệnh mạn tính như viêm gan, HIV.

Các chuyên gia khuyến cáo: Việc tiêm, truyền tại nhà là vô cùng nguy hiểm, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ như tai biến nặng nhất có thể tử vong do sốc phản vệ, không thì cũng nhiễm trùng máu quá tải dịch gây phù phổi, suy hô hấp, suy tim. Vì vậy người dân tuyệt đối không được tự ý tiêm, truyền dịch tại nhà để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

THÙY LINH
TIN LIÊN QUAN

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Chênh lệch sốc giữa tài sản 1% người giàu nhất thế giới và 99% còn lại

Song Minh |

1% người giàu nhất thế giới đã trở nên giàu có hơn rất nhiều, nhanh hơn rất nhiều so với 99% phần còn lại của thế giới.

Apple đang ấp ủ gì với dòng Mac Pro mới?

Anh Vũ |

Đã bước sang năm thứ tư kể từ lần cuối cùng Apple tung ra máy tính Mac Pro, mẫu máy tính mãnh mẽ nhất mà hãng có thể sản xuất. Vậy điều gì đang diễn ra với Mac Pro, và liệu nó có được làm mới vào năm 2023 hay không?

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.