Lan tỏa niềm tin chiến thắng dịch bệnh

T.Hải - Phước Tín |

Đến nay, 2/3 bệnh nhân nhiễm SASR-CoV-2 ở Đà Nẵng đã âm tính (hết bệnh). Trước đó, 16 ca nhiễm virus SASR-CoV-2 khác trên toàn quốc cũng đã khỏi bệnh và ra viện sau khi được điều trị tích cực. Thời điểm này, Việt Nam chưa có ca tử vong do dịch COVID-19.

Đây là tín hiệu đáng mừng, là nguồn động viên lớn giúp cho chính quyền và người dân vượt qua khó khăn khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp trên thế giới.

Những “nốt lặng”...

Những bác sĩ, nhân viên y tế trực tiếp đối mặt với các ca cách ly, dương tính với virus SARS-CoV-2 ban đầu đầy áp lực, nhưng họ đã tự an ủi chính mình và thường xuyên động viên nhau: “Phải vượt qua sợ hãi, vì bác sĩ, nhân viên y tế mà sợ thì lấy ai chữa bệnh cho dân”.

Có lẽ phải dùng từ “chiến đấu” mới lột tả được hết những áp lực mà các bác sĩ, nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Khánh Hòa đã đối mặt trong thời gian qua và cả hiện tại. Dịch Covid-19 ùa đến, nhất là khi Khánh Hòa xuất hiện ca nhân viên lễ tân nhiễm virus SARS-CoV-2, từ nơi chuyên khám, điều trị các bệnh nhiệt đới thông thường, mọi thứ ở bệnh viện này bỗng thay đổi “180 độ”. Sự thay đổi đột ngột đó đã biến bệnh viện thành “điểm sáng” y đức. Bác sĩ Nguyễn Đông - Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Khánh Hòa trải lòng: “Hầu hết bác sĩ, nhân viên y tế ở đây như “con thoi”. Cũng ngần ấy con người, nhưng phải làm việc với cường độ cao chưa từng có. Tất cả phải chạy đua với thời gian, trong bối cảnh hàng trăm ca liên tiếp nhập viện, cách ly, điều trị. Và guồng quay đó không được phép dừng lại”.

Theo bác sĩ Đông, trong guồng quay đó, có những “nốt lặng” vô hình không nhiều người biết, đó là các bác sĩ bỗng dưng bị cả người thân quen ngại gặp gỡ, tiếp xúc, vì lo lắng liệu họ có bị lây nhiễm chưa?”. Đó là điều mà nhiều các bác sĩ, nhân viên y tế trực tiếp tiếp xúc bệnh nhân ở bệnh viện hết sức tủi thân. “Đến gia đình, vợ con cũng sợ lây bệnh từ mình nữa. Nói chung mình cũng an ủi, động viên là ở bệnh viện đã thực hiện bảo hộ y tế rất nghiêm ngặt rồi, nhưng thực sự tâm trạng cũng nặng nề” - bác sĩ Đông bày tỏ.

Bệnh viện mới đi vào hoạt động được vài năm, nhưng đã dùng nguồn thu để trả lương cho cán bộ, nhân viên. Trong thời gian chống dịch COVID-19, có lẽ do ngại lây nhiễm virus SARS-CoV-2 nên lượng bệnh nhân đến khám, điều trị các bệnh khác giảm sâu. Thực tế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhiều cán bộ, nhân viên y tế. Chúng tôi mong tình hình dịch bệnh sớm ổn định trở lại” - bác sĩ Đông thở dài.

Những người miễn nhiễm với dịch bệnh

Tính đến hiện tại, Khánh Hòa không còn ca nhiễm virus SARS-CoV-2 nào, trừ trường hợp nữ nhân viên lễ tân L.T.T.H âm tính với virus SARS-CoV-2 đã xuất viện hôm 4.2. Có thể nói, H là người mang đến cho nhiều người sự tin tưởng cần có khi mắc phải dịch bệnh. Ngay từ khi được cách ly, H đã tỏ ra không chút sợ hãi. Rồi sau khi ra viện, H đã chia sẻ “kinh nghiệm” đối mặt với dịch bệnh để trấn an mọi người: “Dù muốn dù không mình cũng đã nhiễm rồi. Vậy nên, việc cần thiết nhất lúc này là bình tĩnh đối mặt và vượt qua. Tôi mong mọi người đừng sợ dịch bệnh này, ai mắc thì cũng được chữa trị hết, đừng quá lo lắng”.

H bảo, hôm nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Khánh Hòa, bản thân không hoang mang nhưng em cảm nhận ở bên ngoài và trên mạng xã hội lại xuất hiện nhiều luồng thông tin không đúng về mình, buộc lòng em phải lên mạng thực hiện video clip để chứng minh cho mọi người thấy “mình đang ổn như thế nào”, đồng thời tỏ lòng mong muốn mọi người tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin, cách phòng tránh dịch bệnh và không nên có cách ứng xử thái quá hoặc kỳ thị, khiến cộng đồng thêm lo lắng.

Hôm H được cách ly, điều trị, nữ hộ lý N.T.Tr là người trực tiếp dọn dẹp, vệ sinh cho bệnh nhân H bỗng thấy mình bắt đầu xuất hiện triệu chứng sốt nhẹ, ho, đau họng. Vì là lần đầu tiên tiếp nhận ca nhiễm nên không chỉ hộ lý Tr mà các bác sĩ, nhân viên y tế của bệnh viện đều chung tâm trạng lo lắng. Nhưng ngay sau đó, họ đã nhanh chóng lấy lại tinh thần, vỡ òa hạnh phúc vì H được điều trị thành công. “Lúc đó, tôi lo lắm, không biết có bị nhiễm bệnh hay không, mình còn gia đình và con cái nữa. Sau này được xét nghiệm, có kết quả âm tính, tôi thở phào. Bệnh nhân được điều trị khỏi, tôi càng vui mừng hơn” - chị Tr tâm sự.

Bác sĩ Nguyễn Vũ Quốc Bình - Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Khánh Hòa (người trực tiếp điều trị cho H) cho rằng, cùng là virus Corona nhưng Corona chủng mới này có cấu trúc khác với con virus cũ. “Tuy vậy, cũng giống như các bệnh về hô hấp (như suy hô hấp chẳng hạn), nếu bệnh nhân được phát hiện sớm, tuân thủ phác đồ điều trị và được điều trị kịp thời thì sẽ nhanh chóng khỏi thôi. Người dân không nên quá hoang mang, lo lắng vì ca dương tính đầu tiên ở Khánh Hòa đã được chúng tôi điều trị thành công” - bác sĩ Bình chia sẻ.

Còn bác sĩ Đông thì nói: “Dịch COVID-19 có thể sẽ còn kéo dài, chúng tôi mong mọi người trong xã hội phải ý thức hơn việc phòng bệnh cho bản thân và gia đình, để lượng người nhiễm bệnh ngày càng giảm xuống. Chúng tôi đã điều trị thành công một ca rồi nên người dân nếu có bị nhiễm thì trong quá trình điều trị cũng hết sức bình tĩnh, tránh hoang mang. Ngành y tế sẽ chữa trị thành công”.

Những ngày gần đây, số lượng bệnh nhân COVID-19 tăng nhanh, nhưng số người hết bệnh xuất viện càng nhiều. Đặc biệt, hàng ngàn người là F1 hoặc đi về từ vùng dịch, bị cách ly cũng cũng hết hạn 14 ngày, được mạnh khỏe về nhà... Đây là nguồn năng lượng tích cực giúp mọi người yên tâm và có thêm niềm tin đẩy lùi dịch bệnh.

Trong đó nữ du học sinh về từ Hàn Quốc - Phạm Thị Hảo, 19 tuổi, quê Tuyên Quang đã làm “chao đảo” mạng xã hội bởi “cuốn nhật ký 14 ngày cách ly” bằng tranh vẽ. Hảo đã hoàn thành cách ly 14 ngày (từ 28.2 đến 12.3.2020) ở Trung tâm bồi dưỡng Quốc phòng An ninh, Trung đoàn Bộ binh 971, Bộ Chỉ huy Quân sự TP.Đà Nẵng. Đêm trước khi chia tay với 144 công dân cùng hoàn với mình, Hảo đã chia sẻ “bí mật” này với các cán bộ, chiến sĩ. Đó nhà những bức vẽ cảnh sinh hoạt thường ngày ở khu cách ly tập trung, nhưng chan chứa cả một vùng trời yêu thương, lòng biết ơn, những khoảng bình yên, lãng mạn và tràn đầy năng lượng tích cực. “Nhật ký cách ly” của Hảo không hề có chút muộn phiền, nỗi lo sợ dịch bệnh mà là ánh nhìn ấm áp về cuộc đời đầy yêu thương.

T.Hải - Phước Tín
TIN LIÊN QUAN

Nghiên cứu mới về nhóm bệnh nhân "nguy cơ cao" khi mắc COVID-19

Song Minh |

Theo các chuyên gia, nguy cơ tử vong đối với bệnh nhân COVID-19 tăng theo tuổi và một số bệnh nền.

Dịch COVID-19 không phải là đại hồng thủy

Lê Thanh Phong |

Dịch COVID -19 không phải tận thế, đừng ai lo đến mức phải tìm "tàu Nô - ê" để trốn.

Việt Nam có 45 trường hợp mắc COVID-19, Hà Nội "phải hành động ngay"

TẠ QUANG |

Trưa 13.3, chủ trì họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết tại Việt Nam, tính đến thời điểm này có 45 trường hợp mắc COVID-19.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Nghiên cứu mới về nhóm bệnh nhân "nguy cơ cao" khi mắc COVID-19

Song Minh |

Theo các chuyên gia, nguy cơ tử vong đối với bệnh nhân COVID-19 tăng theo tuổi và một số bệnh nền.

Dịch COVID-19 không phải là đại hồng thủy

Lê Thanh Phong |

Dịch COVID -19 không phải tận thế, đừng ai lo đến mức phải tìm "tàu Nô - ê" để trốn.

Việt Nam có 45 trường hợp mắc COVID-19, Hà Nội "phải hành động ngay"

TẠ QUANG |

Trưa 13.3, chủ trì họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết tại Việt Nam, tính đến thời điểm này có 45 trường hợp mắc COVID-19.