Kịch bản phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới của Hà Nội

Hà Phương |

Ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, ngành y tế đã tham mưu cho thành phố kịch bản “đi trước”, sẵn sàng ứng phó ngay ở cả tình huống xấu nhất.

Sẵn sàng ứng phó với kịch bản xấu nhất

Ngày 17.9, ông Nguyễn Đình Hưng cho biết, ngành y tế TP.Hà Nội sẵn sàng ứng phó kịch bản xấu nhất của dịch COVID-19.

Theo ông Hưng, tại Hà Nội, từ khi dịch bùng phát đợt 4 (27.4) đến nay thành phố đã ghi nhận hơn 3.800 ca mắc COVID-19. Trong đó, có khoảng 5-6% bệnh nhân chuyển biến nặng, nguy kịch phải điều trị tại tầng 3.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho hay: “Dịch ở Hà Nội còn nhiều phức tạp, không thể lường trước. Theo chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, Sở Y tế đã tham mưu cho thành phố kịch bản có thể nói là đi trước. Sở xây dựng kịch bản với 40.000 ca mắc COVID-19, trong đó 32.000 trường hợp tầng 1 – tầng nhẹ và không biến chứng; 8.000 trường hợp tầng 2, 3 là bệnh nhân trung bình, nặng, nguy kịch - hiện sẵn sàng kích hoạt kịch bản nếu dịch bùng phát rộng”, ông Hưng nhấn mạnh.

 
Ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội. Ảnh: Hà Phương

Mục tiêu chiến lược của các tầng khác nhau. Cụ thể, tầng 1: Hạn chế lây nhiễm chéo, nhất là không để xảy ra giữa các nhân viên y tế. Đồng thời theo dõi, điều trị theo sát các ca bệnh ở tầng 1, nếu cần thiết sẽ cho thở oxy, dùng thuốc chống đông, kháng viêm ngay để hạn chế chuyển tầng 2.

Tầng 2 tận dụng các bệnh viện đa khoa hạng 2 có đầy đủ cơ sở hạ tầng để điều trị bệnh nhân chuyển từ tầng 1. Mục tiêu chung là tập trung điều trị, chăm sóc tốt bệnh nhân ở tầng 1, 2 để hạn chế tầng 3 (tầng bệnh nhân nặng). Tầng 3 đang được phân về 4 bệnh viện đa khoa hạng 1 đầy đủ nhân lực, trang bị tốt để điều trị tốt bệnh nhân gồm: Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông.

Năng lực điều trị bệnh nhân COVID-19

Để đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng. ngành y tế thành phố đã kích hoạt 2 bệnh viện tầng 3 gồm: Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang. Cùng với đó, Sở Y tế Hà Nội hàng ngày giao ban trực tiếp với các bệnh viện vào buổi sáng với 81 điểm cầu, qua đó nghe được báo cáo hội chẩn các trường hợp từ nhẹ đến nặng, báo cáo chuyển tầng. Như vậy thông tin điều trị được trao đổi liên tục, thông suốt giữa các bệnh viện phối hợp nhau cùng điều trị, ông Hưng nêu.

Ngoài ra, thành phố cũng đã tập huấn cho bác sĩ tầng 3 với chuyên gia của bệnh viện Trung ương như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi.

Trong trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 tăng, thành phố có tính tới phương án mời F0 tham gia hỗ trợ điều trị hay không, ông Hưng cho biết, Hà Nội luôn có kịch bản và F0 tham gia điều trị cũng đã có trong kế hoạch. Tuy nhiên, với tình hình kiểm soát dịch bệnh như hiện nay Hà Nội chưa cần thiết huy động lực lượng F0 đã khỏi bệnh vào hỗ trợ chống dịch.

 
Bệnh viện dã chiến Hoàng Mai, Hà Nội với quy mô 500 giường đã hoàn thiện và đi vào hoạt động. Ảnh: Tô Thế

Bên cạnh đó, trong công tác phòng chống dịch, vai trò của tổ COVID cộng đồng quan trọng. Nếu các thành viên làm tốt, xây dựng được các tổ an toàn, nhân rộng xã phường, quận huyện, thành phố an toàn, ông Đình Hưng thông tin thêm.

Cuộc chiến phòng, chống COVID-19 yêu cầu người dân nhận thức rõ được sự nguy hiểm của dịch bệnh. Hiểu được bệnh và biện pháp phòng bệnh như thông điệp 5K, 5T, phối hợp chính quyền địa phương trong tiêm phòng, giãn cách.

Ông Nguyễn Đình Hưng đưa ra khuyến cáo, “Nếu mỗi người dân ý thức tốt, phòng tốt, không nhiễm, an toàn cho bản thân thì gia đình an toàn, khu phố, làng xóm an toàn. Đối với người dân, ngay cả đã tiêm đủ 2 mũi, nguy cơ nhiễm bệnh vẫn xảy ra nên vẫn phải thực hiện tốt 5K, giãn cách. Đặc biệt phải tìm hiểu bệnh, phòng bệnh đúng cách, đảm bảo thực hiện đúng phòng bệnh; liên tục không chủ quan, hạn chế tụ tập đông người".

Thường trực Thành ủy và Ban Thường vụ Thành uỷ Hà Nội đã họp bàn rất cụ thể để chỉ đạo rõ việc trong giai đoạn hiện nay và sau ngày 21.9, sẽ có chỉ đạo điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo hướng, sẽ không triển khai 3 vùng như hiện nay.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã giao Ban cán sự Đảng UBND TP rà soát, có phương án cụ thể báo cáo vào thứ Hai tuần tới để có phương pháp, giải pháp cụ thể để triển khai hiệu quả nhất sau ngày 21.9. Theo nguyên tắc phòng chống dịch đặt lên hàng đầu, từ đó tạo điều kiện phục hồi sản xuất, kinh doanh.

Hà Phương
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Tắc đường vì người dân xếp hàng cả tiếng mua bánh trung thu

Tùng Giang - Nhật Huy |

Nhiều người dân chen chúc, xếp hàng chờ đợi mua bánh trung thu khiến một đoạn đường Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) bị ùn ứ, tắc nghẽn. Trong khi đó, lực lượng chức năng phải căng mình điều tiết giao thông, yêu cầu người dân thực hiện đúng các quy định phòng dịch.

Công an Hà Nội đề xuất tiếp tục cấp giấy đi đường

Tùng Giang |

Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đề xuất thành phố cho phép Công an tiếp tục cấp giấy đi đường theo các nhóm đã được phê duyệt.

Kịch bản nào cho Hà Nội trong 15 ngày giãn cách xã hội tiếp theo?

Hà Phương |

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội là việc làm rất cần thiết và cần tận dụng thời gian để khống chế dịch.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Hà Nội: Tắc đường vì người dân xếp hàng cả tiếng mua bánh trung thu

Tùng Giang - Nhật Huy |

Nhiều người dân chen chúc, xếp hàng chờ đợi mua bánh trung thu khiến một đoạn đường Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) bị ùn ứ, tắc nghẽn. Trong khi đó, lực lượng chức năng phải căng mình điều tiết giao thông, yêu cầu người dân thực hiện đúng các quy định phòng dịch.

Công an Hà Nội đề xuất tiếp tục cấp giấy đi đường

Tùng Giang |

Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đề xuất thành phố cho phép Công an tiếp tục cấp giấy đi đường theo các nhóm đã được phê duyệt.

Kịch bản nào cho Hà Nội trong 15 ngày giãn cách xã hội tiếp theo?

Hà Phương |

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội là việc làm rất cần thiết và cần tận dụng thời gian để khống chế dịch.