Không vì sợ trách nhiệm mà không dám mua vật tư y tế chống dịch COVID-19

A.Chiến - Đ.Trọng - N.Huyên |

Số ca mắc COVID-19 gia tăng kéo theo tỉ lệ bệnh nhân chuyển nặng nhiều lên khiến cho việc trang bị các thiết bị y tế… trở nên cấp bách, thậm chí có những nơi đã phải khẩn cấp đề xuất cấp thiết bị, vật tư y tế. Các địa phương đã đề xuất nhiều giải pháp như cho phép chỉ định thầu rút gọn, linh động nguồn xã hội hoá… với tinh thần không vì sợ trách nhiệm mà không dám mua để thiếu vật tư y tế.

Số ca bệnh tăng nhanh, thiếu thiết bị y tế trầm trọng

Những ngày qua, khi số ca bệnh tăng nhanh tại các tỉnh phía Nam, không ít bệnh viện kêu gọi hỗ trợ do thiếu trang thiết bị điều trị COVID-19, đặc biệt là máy thở, máy thở di động, thiết bị ECMO (tim phổi nhân tạo), máy monitor (thiết bị theo dõi tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân), oxy, khẩu trang N95, đồ bảo hộ, xe cấp cứu…

Tại TP.HCM, nhiều bệnh viện dã chiến đang điều trị các ca bệnh không triệu chứng, triệu chứng nhẹ cho biết trong tình hình phức tạp như hiện nay, khi bệnh viện điều trị COVID-19 ở tầng trên hạn chế khả năng nhận bệnh, bệnh viện dã chiến sẽ phải tăng sức chiến đấu, xử lý bệnh tại chỗ nếu không kịp chuyển tuyến. Do đó, bệnh viện dã chiến sẽ cần đến các thiết bị y tế như máy chụp X-quang, điện tim, siêu âm, hệ thống xét nghiệm...

Ngày 17.7, lãnh đạo Bệnh viện hồi sức 1.000 giường tại TPHCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Thành ủy, UBND TPHCM và Sở Y tế đề xuất khẩn trương điều phối trang thiết bị tối cần thiết cho bệnh viện, có một số loại như máy thở không sử dụng khí nén trung tâm, máy monitor 6 thông số, máy nội soi phế quản, máy sưởi ấm bệnh nhân... bệnh viện chưa có cái nào.

Lân cận TP.HCM, là 2 tỉnh Bình Dương, Đồng Nai – nơi có số lượng lớn nhà máy, khu công nghiệp cũng đang phải đối mặt với số ca bệnh tăng nhanh dẫn đến nguy cơ thiếu trang thiết bị phục vụ phòng chống dịch bệnh COVID-19.

Tính riêng đợt dịch thứ 4 này, tỉnh Bình Dương đã ghi nhận 5.360 ca mắc COVID-19. Hiện có 46 ổ dịch, 4 ổ đã được kiểm soát, 42 ổ dịch vẫn chưa được kiểm soát. Theo ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, dự báo trong 2 tuần tới sẽ phát hiện thêm nhiều ca mắc COVID-19 mới.

Tỉnh Bình Dương đã cấp tốc mở được 11 khu điều trị bệnh nhân COVID-19 đang điều trị cho 3.498 người. Trong số này có 44 phụ nữ mang thai, 38 người trên 65 tuổi, 72 người có bệnh lý nền, 94 người có diễn biến nặng. Có 360 người được điều trị khỏi bệnh xuất viện...

Bệnh viện dã chiến quy mô 1.500 giường vừa đưa vào hoạt động điều trị bệnh nhân COVID-19. Ảnh: Đình Trọng
Bệnh viện dã chiến quy mô 1.500 giường vừa đưa vào hoạt động điều trị bệnh nhân COVID-19. Ảnh: Đình Trọng

Tuy nhiên, theo ông Minh, năng lực vật tư y tế, sinh phẩm hiện đang rất thiếu. Trong buổi làm việc với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ngày 20.7, ông Võ Văn Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đề nghị Chính phủ và Bộ Y tế chỉ đạo hỗ trợ Bình Dương 50 máy thở, máy ECMO để phục vụ công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 và hỗ trợ 100.000-200.000 test nhanh kháng nguyên, 20.000 test RT-PCR.

Đối với phương tiện vận chuyển, đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận cho tỉnh tiếp nhận ô tô cứu thương do các tổ chức, cá nhân tặng để hỗ trợ phục vụ công tác phòng chống dịch. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ tỉnh Bình Dương sẽ chỉ đạo xử lý các phương tiện đảm bảo phù hợp theo quy định hiện hành.

Lấy mẫu xét nghiệm tại huyện Long Thành, Đồng Nai. Ảnh: CDC Đồng Nai
Lấy mẫu xét nghiệm tại huyện Long Thành, Đồng Nai. Ảnh: CDC Đồng Nai

Còn tại Đồng Nai, những ngày gần đây mỗi ngày số ca nhiễm đều tăng nhanh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng cho biết, tỉnh đã thiết lập 3 đơn vị Hồi sức tích cực với 140 giường bệnh để điều trị những bệnh nhân COVID-19 nặng, sẽ thiết lập thêm 1 đơn vị hồi sức tích cực với quy mô 200 - 300 giường bệnh tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành để thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 mức độ nặng.

Tuy nhiên, hiện nay số lượng máy thở của tỉnh Đồng Nai rất thiếu. Riêng Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành chỉ có 14 máy thở các loại, nếu huy động cả ngành Y tế tỉnh cũng chỉ đáp ứng được khoảng 50-60 máy thở. Các trang thiết bị y tế còn lại để điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 nặng cũng có rất ít và một số loại chưa có.

Do đó, UBND tỉnh Đồng Nai vừa có công văn kiến nghị Bộ Y tế hỗ trợ máy thở các loại và các trang thiết bị y tế để tỉnh này điều trị cho người bệnh COVID-19 mức độ nặng. Tỉnh này cũng đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ một số hệ thống xét nghiệm khẳng định SARS-CoV-2 (RT-PCR).

Thực hiện chỉ định thầu rút gọn

Trong khi đó số ca bệnh liên tục tăng, để có nguồn vật tư y tế và thuốc điều trị bệnh nhân COVID-19 và phòng chống dịch trong trường hợp cấp bách, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đang hướng dẫn cho Trung tâm Y tế Dĩ An (địa phương có nhiều ca mắc) được quyết định theo thẩm quyền thực hiện chỉ định thầu đối với các gói thầu mua sắm thuộc phạm vi quản lý để triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu.

Ngày 20.7, Sở Y tế Bình Dương cũng có tờ trình UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt gói thầu mua sắm sinh phẩm hóa chất, vật tư y tế phục vụ phòng chống dịch COVID-19. Dự toán sẽ chi khoảng 45,3 tỉ đồng từ nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ chi không thường xuyên ngoài dự toán năm 2021, hình thức thực hiện là chỉ định thầu rút gọn. Như vậy, chỉ định thầu rút gọn đang là hình thức các đơn vị y tế Bình Dương lựa chọn để có thể nhanh chóng mua sắm bổ sung thuốc vật tư y tế.

Ông Nguyễn Hồng Chương - Giám đốc Sở Y tế Bình Dương kiến nghị Trung ương cho phép căn cứ vào quy định có thể linh hoạt hình thức nào thuận tiện nhất để địa phương có thể mua sắm được nhanh nhất các thiết bị, vật tư phục vụ phòng chống dịch trong tình thế cấp thiết.

Người lao động Bình Dương đi test nhanh COVID-19. Ảnh: Đình Trọng
Người lao động Bình Dương đi test nhanh COVID-19. Ảnh: Đình Trọng

Ngoài ra, để có được cơ sở và vật tư điều trị bệnh nhân, tỉnh Bình Dương đã linh động sử dụng nguồn vốn xã hội hóa. Đối với những thiết bị trong điều trị bệnh nhân chưa thể mua được, tỉnh đề xuất Trung ương hỗ trợ.

Giám đốc Sở Y tế Bình Dương yêu cầu các Trung tâm y tế và bệnh viện hạng 2 bắt buộc tối thiểu phải có hệ thống oxy trung tâm, thiết bị và nhân lực để thực hiện kỹ thuật thở oxy qua mặt nạ, thở oxy dòng cao HFNC. Bệnh viện ngoài công lập cũng cần xem xét triển khai.

Ông Nguyễn Hồng Chương yêu cầu các cơ sở y tế phải rà soát đảm bảo cung ứng khả năng oxy y tế không để tình trạng thiếu oxy y tế trong cấp cứu điều trị bệnh nhân COVID-19.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Nguyễn Hoàng Thao cũng cho biết, tỉnh sẽ linh động thực hiện nhiều hình thức mua sắm, kể cả vận động nguồn vốn xã hội hóa để đảm bảo có vật tư, thiết bị, thuốc kịp thời cho công tác phòng chống dịch COVID-19. Ông Thao khẳng định không có chuyện sợ trách nhiệm sau này mà không dám mua sắm để xảy ra thiếu về vật tư y tế.

Chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản cao

Từ đầu đợt dịch thứ 4 đến nay, TP.HCM có 46.178 ca COVID-19, trong đó từ ngày 9.7 đến ngày 23.7 có 40.255 ca. Thông tin về trang thiết bị, vật tư y tế, chiều 23.7, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết: Trang thiết bị y tế chuyên dùng như máy thở, máy lọc máu, ECMO, máy theo dõi bệnh nhân,… được ngành Y tế huy động nguồn lực sẵn có từ các bệnh viện thành phố, ngoài ra, sẽ ưu tiên phân bổ các trang thiết bị do Mặt trận Tổ quốc TP.HCM chuyển đến từ các nhà tài trợ, cũng như các thiết bị y tế được Bộ Y tế chi viện.

TPHCM khẳng định hiện tại không thiếu máy thở. Ảnh: LĐO
TP.HCM chuẩn bị cơ sở vật chất, vật tư y tế cho tình huống số ca bệnh tiếp tục tăng. Ảnh: LĐO

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, TP.HCM đã chỉ đạo các sở, ngành nhanh chóng chuyển đổi các cơ sở hạ tầng sẵn có trở thành bệnh viện dã chiến và sớm đi vào hoạt động. Trong đó các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị COVID-19 hiện nay đều tận dụng các cơ sở hạ tầng sẵn có là các ký túc xá thuộc Đại học Quốc gia TPHCM, các khu nhà tái định cư của thành phố chưa đưa vào sử dụng hoặc chưa đấu giá….

Thành phố cũng thành lập Trung tâm mua sắm trang thiết bị y tế tạm thời trực thuộc UBND TPHCM để kịp thời mua sắm các trang thiết bị y tế nhằm kịp thời đáp ứng yêu cầu điều trị của các cơ sở cách ly, bệnh viện trên địa bàn thành phố.

Phát biểu khi kết luận Hội nghị giao ban trực tuyến phòng chống COVID-19 với 63 tỉnh thành vào sáng 16.7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế đã cấp máy cho các địa phương, địa phương nào chưa cần dùng đến thì báo cáo để điều phối đến những nơi đang cần.

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương mua thiết bị y tế

Bộ Y tế đề nghị các Sở Y tế phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan báo cáo UBND tỉnh, thành phố khẩn trương mua sắm vật tư, thuốc, trang thiết bị cần thiết đáp ứng các tình huống dịch bệnh.

Đề nghị Sở Y tế lưu ý khi đề xuất danh mục, số lượng đề nghị hỗ trợ hoặc mua sắm phải có tính khả thi, phù hợp với các kịch bản, tình huống dịch bệnh, với danh mục, số lượng các vật tư, trang thiết bị phục vụ công tác giám sát, điều trị mà Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn cụ thể.

Đồng thời cần rút kinh nghiệm không nên đề xuất số lượng quá lớn, không có tính khả thi.

L.Hà

A.Chiến - Đ.Trọng - N.Huyên
TIN LIÊN QUAN

TPHCM lên tiếng về thông tin thiếu máy thở, trang thiết bị y tế

Huyên Nguyễn - Thanh Vũ |

Hiện tại, TPHCM vẫn trong khả năng tiếp nhận F0, không thiếu máy thở - đó là khẳng định của ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Giám đốc Sở Yế TPHCM trước những thông tin về việc nhiều bệnh viện thiếu trang thiết bị, phải khẩn cấp xin cấp máy thở.

Sở Y tế TPHCM khẳng định không thiếu máy thở, đủ năng lực tiếp nhận F0

HUYÊN NGUYỄN |

Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Hoài Nam khẳng định TPHCM cơ bản có đủ máy thở và thiết bị ECMO (tim phổi nhân tạo) cho công tác điều trị bệnh nhân COVID-19. Cùng với đó, năng lực tiếp nhận F0 hiện nay nằm trong khả năng của TPHCM.

Bộ trưởng Y tế nói về việc đảm bảo trang thiết bị, vật tư y tế chống dịch

Thùy Linh |

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ Y tế đã thành lập kho trang thiết bị, vật tư tiêu hao dã chiến tại TP Hồ Chí Minh và sẽ điều phối 2.000 máy thở chức năng cao cũng như máy thở thông thường cho kho dự trữ này. Mặt khác, đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị cho phòng chống dịch.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

TPHCM lên tiếng về thông tin thiếu máy thở, trang thiết bị y tế

Huyên Nguyễn - Thanh Vũ |

Hiện tại, TPHCM vẫn trong khả năng tiếp nhận F0, không thiếu máy thở - đó là khẳng định của ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Giám đốc Sở Yế TPHCM trước những thông tin về việc nhiều bệnh viện thiếu trang thiết bị, phải khẩn cấp xin cấp máy thở.

Sở Y tế TPHCM khẳng định không thiếu máy thở, đủ năng lực tiếp nhận F0

HUYÊN NGUYỄN |

Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Hoài Nam khẳng định TPHCM cơ bản có đủ máy thở và thiết bị ECMO (tim phổi nhân tạo) cho công tác điều trị bệnh nhân COVID-19. Cùng với đó, năng lực tiếp nhận F0 hiện nay nằm trong khả năng của TPHCM.

Bộ trưởng Y tế nói về việc đảm bảo trang thiết bị, vật tư y tế chống dịch

Thùy Linh |

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết Bộ Y tế đã thành lập kho trang thiết bị, vật tư tiêu hao dã chiến tại TP Hồ Chí Minh và sẽ điều phối 2.000 máy thở chức năng cao cũng như máy thở thông thường cho kho dự trữ này. Mặt khác, đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị cho phòng chống dịch.