Khi nào F0 khỏi bệnh phải đi khám hậu COVID-19 để ngăn chặn biến chứng?

Phạm Đông |

Việc kiểm tra sức khỏe hậu COVID-19 là cần thiết, giúp đánh giá sớm những biến chứng và đưa ra biện pháp ngăn chặn ngay từ đầu để giảm thiểu nguy cơ gây hại đến sức khỏe.

Anh V.H.N (Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội) từng bị COVID-19 kéo dài gần 20 ngày, sau đó xét nghiệm PCR âm tính. Tuy nhiên, dù đã được xác định khỏi bệnh nhưng anh lại bị đau co thắt ngực dù không làm việc nặng, chỉ đi bộ khoảng 100m. "Cảm giác lúc nào cũng như hụt hơi, leo được vài bậc cầu thang tôi đã phải dừng lại nghỉ để lấy sức" - anh nói.

Tương tự, chị N.Q.A (Bắc Từ Liêm) sau khi khỏi bệnh bỗng xuất hiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt thường xuyên, kèm theo đó là chứng mất ngủ. Chị có cảm giác mệt hơn những hôm đầu mới dương tính, cơ thể uể oải, mệt mỏi.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - cố vấn Khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 - nhận định, nhóm cần phải đi khám hậu COVID-19 sớm là những người mắc bệnh nặng từng phải điều trị trong phòng hồi sức, người đã âm tính nCoV nhưng phải chuyển sang khu phục hồi chức năng điều trị tiếp. Hầu hết họ đều sẽ bị di chứng hậu nhiễm. Hậu COVID-19 với họ chính là hậu nhiễm trùng nặng. Như bệnh nhân thở máy nhiều, nằm lâu quá sẽ bị teo cơ, thậm chí phụ thuộc máy thời gian dài khiến phổi bị xơ.

Tiếp đó, những trường hợp F0 đã âm tính, đang vận động mà bị ngộp thở, tức ngực, khó thở, vận động kém đi cũng cần đi khám, đây là dấu hiệu đặc trưng của hậu nhiễm. Nếu phát hiện ra bệnh khác không liên quan đến COVID-19 như hen, suyễn..., người bệnh phải điều trị theo phác đồ.

Người bệnh có dấu hiệu rối loạn tâm thần như hoảng loạn, bế tắc cũng cần đi khám. Tuy nhiên, nhiều trường hợp không phải di chứng hậu nhiễm mà do đọc quá nhiều thông tin tiêu cực dẫn đến stress, nhạy cảm quá mức.

"Chỉ đi khám khi có các triệu chứng dai dẳng vài tuần, vài tháng", bác sĩ Khanh khuyên.

Tiếp đó, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy Cao áp thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga - Bộ Quốc phòng, phân tích: Trong quá trình tư vấn đã gặp các F0 thể nhẹ hoặc không triệu chứng sau khi khỏi bệnh có thể gặp một số biểu hiện như bồn chồn, lo lắng, dễ xúc động và khó ngủ.

Nhiều người gặp các triệu chứng do thiếu máu lên não như nặng đầu, váng đầu, đi lại "như trên mây". Có nhóm người lại bị kém tập trung, nhớ nhớ quên quên điều vừa diễn ra, trong khi một số trường hợp bị hồi hộp từng cơn, đánh trống ngực, kèm theo đó là tình trạng nghẹn, khó thở, trào ngược dạ dày.

Lý giải nguyên nhân vì sao khi đang dương tính bệnh nhân thấy bình thường nhưng khỏi rồi lại rất mệt mỏi, chân tay yếu..., bác sĩ Hoàng cho biết: Do lúc đầu, tình trạng viêm chưa lan tỏa toàn thân mà còn khư trú ở một số cơ quan trên cơ thể.

Sau đó, tình trạng viêm dù nhẹ nhưng lan tỏa toàn thân, kết hợp với tình trạng rối loạn đông máu ở các mạch máu nhỏ khiến cơ thể có những triệu chứng trên đây, dù người bệnh đã âm tính cả tháng. Điều này có nghĩa là, tình trạng viêm có thể đã diễn ra từ khi bệnh nhân dương tính nhưng không biểu hiện rầm rộ mà khi âm tính rồi mới "phát tác".

Ngoài ra, trong giai đoạn cấp khi bị virus tấn công, hệ miễn dịch phải "gồng lên để chiến đấu" với virus nhưng sau đó hậu quả là, cơ thể bị kiệt quệ năng lượng.

Từ những triệu chứng và một số nguy cơ có thể gặp phải ở bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh, bác sĩ Hoàng khuyên những người xuất hiện triệu chứng hậu COVID-19 điều chỉnh chế độ ăn uống, cố gắng vận động nhẹ nhàng, kiên trì, phù hợp sức khỏe; dùng những loại thuốc hỗ trợ như vitamin, khoáng chất...

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Sau 1 tháng chỉ dưới 3.000 ca/ngày, vì sao F0 ở Hà Nội tăng đột biến?

Phạm Đông |

Hà Nội - Số ca F0 ở Hà Nội thời gian gần đây thường ở mức 2.800 - 2.900 ca, không tăng lên hay giảm xuống rõ rệt. Tuy nhiên, ngày 14.2, lần đầu tiên Hà Nội ghi nhận hơn 3.500 ca COVID-19 đã khiến nhiều người lo lắng.

Số ca mắc COVID-19 tăng mạnh, Hà Nội đứng đầu vượt mốc hơn 3.500 ca

Lệ Hà |

Chiều 14.2, Bộ Y tế cho biết, tính từ 16h ngày 13.02 đến 16h ngày 14.02, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 29.413 ca nhiễm mới. Trong đó, Hà Nội tăng mạnh với 3.507 ca.

Hà Nội: Gần 88.000 F0 đang điều trị, quận huyện nào nhiều ca mắc nhất?

Phạm Đông |

Hà Nội - Thành phố hiện có 87.806 F0 đang được điều trị, trong đó có 95% bệnh nhân COVD-19 được điều trị tại nhà. Trong đó, quận Hoàng Mai và Đống Đa tiếp tục là địa bàn có nhiều ca nhiễm nhất thành phố.

Phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ

Vương Trần |

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định 19/QĐ-TTg ngày 15.1.2023 về việc phân công nhiệm vụ của các Phó Thủ tướng Chính phủ.

Nhân tố bất ngờ có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina

Ngọc Vân |

Thời tiết mùa đông ấm áp bất thường trong năm nay có thể giúp sớm chấm dứt chiến sự Ukraina.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Sau 1 tháng chỉ dưới 3.000 ca/ngày, vì sao F0 ở Hà Nội tăng đột biến?

Phạm Đông |

Hà Nội - Số ca F0 ở Hà Nội thời gian gần đây thường ở mức 2.800 - 2.900 ca, không tăng lên hay giảm xuống rõ rệt. Tuy nhiên, ngày 14.2, lần đầu tiên Hà Nội ghi nhận hơn 3.500 ca COVID-19 đã khiến nhiều người lo lắng.

Số ca mắc COVID-19 tăng mạnh, Hà Nội đứng đầu vượt mốc hơn 3.500 ca

Lệ Hà |

Chiều 14.2, Bộ Y tế cho biết, tính từ 16h ngày 13.02 đến 16h ngày 14.02, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 29.413 ca nhiễm mới. Trong đó, Hà Nội tăng mạnh với 3.507 ca.

Hà Nội: Gần 88.000 F0 đang điều trị, quận huyện nào nhiều ca mắc nhất?

Phạm Đông |

Hà Nội - Thành phố hiện có 87.806 F0 đang được điều trị, trong đó có 95% bệnh nhân COVD-19 được điều trị tại nhà. Trong đó, quận Hoàng Mai và Đống Đa tiếp tục là địa bàn có nhiều ca nhiễm nhất thành phố.