Hơn 950 ca COVID-19 nặng, Hà Nội đánh giá độ lây nhiễm của biến thể Omicron

Phạm Đông |

Hà Nội - Những ngày qua, số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội liên tục tăng cao, đỉnh điểm ngày 7.3 có hơn 32.000 ca nhiễm. Do F0 liên tục vượt đỉnh, hiện Hà Nội có 953 ca COVID-19 nặng, nguy kịch.

Hà Nội liên tục ghi nhận số ca mắc mới nhiều nhất nước, riêng ngày 7.3 là 32.317 ca COVID-19 (tăng 2.740 ca so với ngày 6.3).

Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cập nhật đến 7.3, Hà Nội hiện có 674.509 bệnh nhân đang điều trị, cách ly tại nhà. 574 F0 được điều trị tại khu cách ly; 5.395 bệnh nhân tại các bệnh viện.

Thành phố có 840 bệnh nhân COVID-19 ở mức độ nhẹ và không triệu chứng; 3.602 ca ở mức độ trung bình; 953 ca ở mức nặng, nguy kịch. Trong số các bệnh nhân nặng, nguy kịch có 846 trường hợp phải thở oxy mask, gọng kính; 24 trường hợp thở oxy dòng cao HFNC; 26 trường hợp thở máy không xâm lấn; 48 trường hợp thở máy xâm lấn; 9 trường hợp phải lọc máu và 0 người nào phải can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo).

Bác sĩ Nguyễn Văn Thường, Giám đốc bệnh viện đa khoa Đức Giang, cho biết đơn vị được Sở Y tế phân công điều trị F0 nặng trong gần hai năm qua, kể từ khi dịch bùng phát. Tổng số bệnh nhân đang điều trị khoảng 400 người, trong đó khoảng 40% là rất nặng.

Ngoài ra, Bệnh viện đa khoa Đức Giang còn phải điều trị các bệnh nhân hậu COVID-19, là trường hợp dù đã âm tính nhưng các triệu chứng vẫn dai dẳng như vẫn phải thở oxy, tổn thương phổi cần phục hồi chức năng, cần sự trợ giúp của bác sĩ.

Bệnh viện trang bị 250 giường hồi sức tích cực (ICU) và 150 giường tầng hai. Trung bình mỗi ngày, khoảng 30 bệnh nhân xuất viện hoặc hạ tầng sớm (bệnh nhân chuyển biến tốt sẽ được cho về nhà tự cách ly, điều trị thay vì phải chờ đủ 10 ngày mới xuất viện như quy định của Bộ Y tế).

"Việc này để đảm bảo luôn có giường bệnh cho F0 mới nhập viện, cũng như giảm tải cho nhân viên y tế", ông Thường nói.

Cùng với Đức Giang, ba bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng), Xanh Pôn (quận Ba Đình), Hà Đông (quận Hà Đông) đang được giao nhiệm vụ tuyến đầu điều trị khoảng 1.200 F0 tầng hai, ba. Hơn 4.500 bệnh nhân khác đang điều trị tại Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 (Hoàng Mai), Đa khoa Đống Đa, Phổi Hà Nội, Bắc Thăng Long... Ngoài ra, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Việt Đức cũng đang hỗ trợ thành phố chăm sóc F0 nặng.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, tại Hà Nội, biến thể Omicron đã ghi nhận ở 20/30 quận, huyện, thị xã.

Trước thực tế trên, Sở Y tế cho biết đã yêu cầu các đơn vị liên quan đề xuất các kịch bản, phương án, biện pháp khi số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục tăng trong thời gian tới cho Sở Y tế để kịp thời tham mưu UBND thành phố, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố.

Sở Y tế giao CDC Hà Nội là đầu mối phối hợp Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương; các đơn vị có khả năng giải trình tự gene đối với virus SARS-CoV-2; trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan tổ chức xét nghiệm sàng lọc, giải trình tự gene các ca nhiễm COVID-19. Từ đó, đánh giá mức độ lây nhiễm với biến chủng Omicron trên địa bàn thành phố. 

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội kiến nghị Bộ Y tế giảm thủ tục hành chính trong quản lý F0 tại nhà

Phạm Đông |

Hà Nội - UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Y tế rà soát, kiến nghị Bộ Y tế xem xét điều chỉnh, tháo gỡ khó khăn cho lực lượng cơ sở, giảm thiểu thủ tục hành chính trong quản lý F0 tại nhà; tăng cường ứng dụng phần mềm cơ sở dữ liệu dân cư.

Đề xuất cho F1 đi làm: Cần xem xét từng trường hợp, không áp dụng đại trà

PHẠM ĐÔNG |

Về đề xuất cho F1 đi làm trực tiếp, một số ý kiến cho rằng đó là phương án phù hợp trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, việc này phải phù hợp với từng ngành nghề và tuỳ theo khả năng lây nhiễm của từng trường hợp tiếp xúc gần.

Xem xét COVID-19 là bệnh đặc hữu: Không thể cứ "đóng cửa" chờ dịch biến mất

Phạm Đông |

Các chuyên gia nhận định, dịch COVID-19 sẽ không biến mất hoàn toàn nhưng dần dần nó không còn là một đại dịch mà sẽ chuyển sang giai đoạn là một bệnh đặc hữu. Với tỷ lệ bao phủ vaccine cao như hiện nay, Việt Nam có thể cân nhắc mở cửa hoàn toàn như nhiều nước trên thế giới.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Hà Nội kiến nghị Bộ Y tế giảm thủ tục hành chính trong quản lý F0 tại nhà

Phạm Đông |

Hà Nội - UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở Y tế rà soát, kiến nghị Bộ Y tế xem xét điều chỉnh, tháo gỡ khó khăn cho lực lượng cơ sở, giảm thiểu thủ tục hành chính trong quản lý F0 tại nhà; tăng cường ứng dụng phần mềm cơ sở dữ liệu dân cư.

Đề xuất cho F1 đi làm: Cần xem xét từng trường hợp, không áp dụng đại trà

PHẠM ĐÔNG |

Về đề xuất cho F1 đi làm trực tiếp, một số ý kiến cho rằng đó là phương án phù hợp trong tình hình hiện nay. Tuy nhiên, việc này phải phù hợp với từng ngành nghề và tuỳ theo khả năng lây nhiễm của từng trường hợp tiếp xúc gần.

Xem xét COVID-19 là bệnh đặc hữu: Không thể cứ "đóng cửa" chờ dịch biến mất

Phạm Đông |

Các chuyên gia nhận định, dịch COVID-19 sẽ không biến mất hoàn toàn nhưng dần dần nó không còn là một đại dịch mà sẽ chuyển sang giai đoạn là một bệnh đặc hữu. Với tỷ lệ bao phủ vaccine cao như hiện nay, Việt Nam có thể cân nhắc mở cửa hoàn toàn như nhiều nước trên thế giới.