Hỗ trợ trị liệu tâm lý cho bệnh nhân tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19

Thanh Chân |

Tỉ lệ bệnh nhân COVID-19 tại các khoa điều trị ở Bệnh viện Hồi sức COVID-19 (TP.Thủ Đức, TPHCM) bị trầm cảm là 20%, rối loạn lo âu là 53,3%, stress là 16,7%.

Ngày 20.9, thông tin từ Bệnh viện Chợ rẫy TPHCM cho hay theo kết quả khảo sát, đánh giá sức khỏe tinh thần của người bệnh tại các khoa điều trị ở Bệnh viện Hồi sức COVID-19 được thực hiện theo sự chỉ đạo của Ban Giám đốc bệnh viện, tỉ lệ bệnh nhân COVID-19 bị trầm cảm là 20%, rối loạn lo âu là 53,3%, stress là 16,7%.

Đặc biệt, những bệnh nhân từng thở HFNC có tỉ lệ trầm cảm là 66,7%. Tương tự, những bệnh nhân từng thở oxy qua mặt nạ, hoặc thở máy cũng có tỉ lệ rối loạn lo âu cao, lên tới 66,7%.

Hỗ trợ trị liệu tâm lý cho bệnh nhân tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19. Ảnh: BVCC.
Hỗ trợ trị liệu tâm lý cho bệnh nhân tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19. Ảnh: BVCC.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy bệnh nhân hài lòng về mọi mặt trong suốt quá trình điều trị tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19. Đồng thời, 67% bệnh nhân rất mong muốn được tư vấn, điều trị tâm lý trong suốt quá trình điều trị tại bệnh viện và sau khi xuất viện.

Trước nhu cầu thực tế đó, Ban Giám đốc Bệnh viện Hồi sức COVID-19 đã mời tiến sĩ tâm lý Trì Thị Minh Thúy (chuyên gia trị liệu tâm lý thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM) đến khảo sát và tư vấn, hỗ trợ điều trị tâm lý cho các bệnh nhân COVID-19 tại đây.

Tiến sĩ tâm lý Trì Thị Minh Thúy chia sẻ về việc hỗ trợ điều trị tâm lý cho các bệnh nhân COVID-19.

"Khi tiếp cận với những bệnh nhân tỉnh hơn, nói chuyện được, tôi thấy có nhiều bệnh nhân có tình trạng lo lắng, hoảng loạn, trầm buồn, chán nản.

Bản thân mình phải kiên nhẫn nói chuyện với bệnh nhân, giúp từ những việc cụ thể như cho ăn, massage... để người bệnh bắt đầu có những kết nối với mình để có thể giao tiếp với bệnh nhân" - Tiến sĩ Minh Thúy chia sẻ.

Đối với những trường hợp nguy kịch được hồi sức thành công, bệnh nhân thường có tâm lý hoảng loạn, sợ hãi, gặp ác mộng. Sự hỗ trợ về mặt tâm lý kịp thời sẽ giúp bệnh nhân vượt qua giai đoạn này, trở về cuộc sống hiện tại.

Thanh Chân
TIN LIÊN QUAN

Cách theo dõi và xử lý triệu chứng COVID-19 tại nhà như thế nào?

AN AN (THEO BỘ Y TẾ) |

Kể cả khi bệnh nhân COVID-19 không có triệu chứng, người nhiễm và người chăm sóc cần theo dõi các dấu hiệu và diễn biến của bệnh trong thời gian cách ly và điều trị COVID-19 tại nhà. Việc theo dõi cần thực hiện 2 lần/ngày để có cách chăm sóc, xử trí phù hợp giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi và giảm trừ các yếu tố tăng nặng. Bác sỹ Nguyễn Thành Quân, Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành đã hướng dẫn cách theo dõi triệu chứng COVID-19 tại nhà và cách xử lý một số triệu chứng cụ thể.

Những tín hiệu tích cực trong điều trị bệnh nhân COVID-19 tại TPHCM

Nguyễn Ly |

Tình hình dịch tại TP. HCM đã giảm rõ rệt trên cả 2 tiêu chí: số ca mắc trong cộng đồng và số ca tử vong, đặc biệt số tử vong giảm 30% ở nhiều bệnh viện điều trị COVID-19.

Cách trị hội chứng "COVID kéo dài"

Thanh Chân |

Có rất nhiều người dù đã được xác định khỏi bệnh COVID-19 nhưng vẫn còn các triệu chứng như ho, khó thở, mất ngủ, đau mỏi cơ, đau tức ngực, rối loạn tiêu hóa... kéo dài.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Cách theo dõi và xử lý triệu chứng COVID-19 tại nhà như thế nào?

AN AN (THEO BỘ Y TẾ) |

Kể cả khi bệnh nhân COVID-19 không có triệu chứng, người nhiễm và người chăm sóc cần theo dõi các dấu hiệu và diễn biến của bệnh trong thời gian cách ly và điều trị COVID-19 tại nhà. Việc theo dõi cần thực hiện 2 lần/ngày để có cách chăm sóc, xử trí phù hợp giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi và giảm trừ các yếu tố tăng nặng. Bác sỹ Nguyễn Thành Quân, Mạng lưới Thầy thuốc Đồng hành đã hướng dẫn cách theo dõi triệu chứng COVID-19 tại nhà và cách xử lý một số triệu chứng cụ thể.

Những tín hiệu tích cực trong điều trị bệnh nhân COVID-19 tại TPHCM

Nguyễn Ly |

Tình hình dịch tại TP. HCM đã giảm rõ rệt trên cả 2 tiêu chí: số ca mắc trong cộng đồng và số ca tử vong, đặc biệt số tử vong giảm 30% ở nhiều bệnh viện điều trị COVID-19.

Cách trị hội chứng "COVID kéo dài"

Thanh Chân |

Có rất nhiều người dù đã được xác định khỏi bệnh COVID-19 nhưng vẫn còn các triệu chứng như ho, khó thở, mất ngủ, đau mỏi cơ, đau tức ngực, rối loạn tiêu hóa... kéo dài.