Hình thành thói quen, nếp sống mới để chung sống an toàn với COVID-19

Thùy Linh |

Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 hiện nay, việc thực hiện các biện pháp phòng dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế được coi là "then chốt", là phương án tối ưu để người dân an toàn sống chung với COVID-19.

Theo các chuyên gia, để chung sống an toàn với dịch COVID-19, người dân cần tuân thủ đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, tại các địa điểm và trên phương tiện giao thông công cộng; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; hạn chế tụ tập đông người tại nơi công cộng; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc, dần hình thành thói quen, nếp sống phù hợp trong tình hình mới để giữ an toàn cho bản thân và xã hội.

"Mấu chốt là người dân cần chủ động phòng dịch. Các khuyến cáo của Bộ Y tế đã được cụ thể hóa bằng khẩu hiệu 5K dễ nhớ, người dân cứ bám sát các khuyến cáo đó và thực hiện triệt để, nghiêm túc thì tôi cho rằng dịch bệnh sẽ không có cơ hội bùng phát"- một chuyên gia khẳng định.

Ngoài việc thực hiện các khuyến cáo của Bộ Y tế, Chính phủ đã yêu cầu tăng cường kiểm tra, bảo đảm thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới; ban hành các chế tài xử phạt các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch bệnh; chủ động chuẩn bị các kịch bản, ứng phó các tình huống xảy ra của dịch bệnh trên địa bàn, đặc biệt tại các cơ sở khám chữa bệnh, tại cơ quan, các cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp có lượng lao động lớn, bảo đảm cơ sở vật chất, nhân lực đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch; thường xuyên tổ chức diễn tập, tập huấn các biện pháp ứng phó với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra.

Việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phải bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Nghiêm cấm việc áp dụng các biện pháp có tính chất “ngăn sông, cấm chợ”, hạn chế đi lại, hạn chế giao thương.

Không yêu cầu xét nghiệm SAR-CoV-2 đối với người đến từ địa phương đã hết dịch trong cộng đồng; chỉ xét nghiệm đối với người có biểu hiện ho, sốt. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, bãi bỏ ngay các quy định không phù hợp.

Người dân đăng ký xét nghiệm COVID-19. Ảnh: Lao Động
Người dân đăng ký xét nghiệm COVID-19. Ảnh: Lao Động

Khi mở lại các đường bay quốc tế, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiểm soát tốt dịch bệnh các chuyến bay, không để sơ suất xảy ra.

Tất cả người nhập cảnh tự chi trả chi phí cách ly và xét nghiệm; phải cài đặt ứng dụng khai báo y tế điện tử (NCOVI); đối với người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày (dưới 14 ngày) thực hiện theo quy định của Bộ Y tế.

Hiện Bộ Y tế tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19: Xây dựng dự thảo “Hướng dẫn giám sát, xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người nhập cảnh vào Việt Nam” trong tình hình mới với việc nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế giữa Việt Nam và một số đối tác…

Đồng thời tăng cường năng lực cung ứng các sinh phẩm xét nghiệm, chẩn đoán nhanh; Xây dựng phương án xét nghiệm, giảm thời gian cách ly tập trung đối với các chuyên gia, nhà đầu tư, đối tác thương mại, lao động kỹ thuật cao nhập cảnh vào Việt Nam từ một số quốc gia, khu vực “an toàn” sau nhiều ngày không ghi nhận các mắc mới trong cộng đồng;

Phổ biến và hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới; thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới theo hướng dẫn của Bộ Y tế; thực hiện tốt thông điệp 5K gồm khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tụ tập - khai báo y tế…

Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái “bình thường mới”, Bộ Y tế kêu gọi người dân Việt Nam thực hiện “Thông điệp 5K: KHẨU TRANG – KHỬ KHUẨN – KHOẢNG CÁCH – KHÔNG TỤ TẬP ĐÔNG NGƯỜI – KHAI BÁO Y TẾ” với các nội dung chính sau đây:

KHẨU TRANG: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.

KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.

KHOẢNG CÁCH: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.

KHÔNG TỤ TẬP đông người.

KHAI BÁO Y TẾ: thực hiện khai báo y tế trên App NCOVI; cài đặt ứng dụng BlueZone tại địa chỉ https://www.bluezone.gov.vn để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm COVID-19. Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 1900 9095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn đi khám bệnh đảm bảo an toàn.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

COVID-19: WHO dự báo thời điểm thế giới quay lại cuộc sống bình thường

HỒNG HẠNH |

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cả thế giới không thể có đủ vaccine COVID-19 để quay trở lại cuộc sống bình thường cho đến năm 2022.

“Tiếp lửa” cho tuyến đầu chống dịch COVID-19

Lục Tùng |

Không chỉ thăm hỏi, tặng quà thiết yếu cho đơn vị Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang làm nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19, LĐLĐ tỉnh An Giang còn chủ động đến tận các điểm đóng quân của các Tổ công tác dọc tuyến biên giới tìm hiểu, động viên... tiếp lửa tinh thần.

Khách sạn cách ly COVID-19 phải niêm yết giá công khai

Nguyễn Hà |

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu, khách sạn làm nơi cách ly COVID-19 phải niêm yết giá công khai trên website để người có nhu cầu cách ly đăng ký và xác nhận đăng ký.

Người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê ăn Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

28 Tết, tại các bến xe lớn Hà Nội như Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát... bắt đầu nhộn nhịp, người dân khăn gói đồ đạc về quê nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Đầu tư chứng khoán dài hạn có hiệu quả hơn gửi tiết kiệm?

LÂM ANH |

VN-Index kết năm 2022 giảm gần 33% dẫn đến tỉ suất sinh lời của các nhà đầu tư trên kênh này bị kéo tụt đáng kể. Trong khi đó, cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi đang ngày một nóng lên khiến kênh đầu tư chứng khoán đang ngày càng lép vế hơn trong cuộc đua hút dòng tiền.

Người dân lỉnh kỉnh hành lý về quê ăn Tết, có chặng xe về miền Tây hết vé

Chân Phúc |

Lượng khách tăng đột biến tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân) trong sáng ngày 19.1. Một số chặng từ TPHCM đi các tỉnh miền Tây đã rơi vào tình trạng hết vé.

Interactive: Bạn có hiểu đúng về cách bày mâm ngũ quả 3 miền?

Nhóm PV |

Bày mâm ngũ quả ngày Tết là nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam. Tùy theo vùng miền, mâm ngũ quả lại được bài trí với nhiều loại quả khác nhau. Vậy mâm ngũ quả mỗi miền gồm những quả gì và ý nghĩa của nó là gì, cách chưng ra sao? Tham gia chương trình truyền hình tương tác của Báo Lao Động bằng cách theo dõi câu hỏi, bấm vào phương án trả lời mà bạn cho là đúng ngay trên màn hình video tương tác dưới đây.

Người lao động Việt Nam ở nước ngoài: Luôn khắc khoải nỗi nhớ Tết quê nhà

Vương Trần |

Tết Nguyên đán Quý Mão đến nhưng ở nơi xa xứ, nhiều lao động Việt Nam vẫn đang ngược xuôi, mưu sinh với công việc. Xa quê, nơi xứ người, nhiều lao động không khỏi bồi hồi, nhớ hương vị Tết quê.

COVID-19: WHO dự báo thời điểm thế giới quay lại cuộc sống bình thường

HỒNG HẠNH |

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cả thế giới không thể có đủ vaccine COVID-19 để quay trở lại cuộc sống bình thường cho đến năm 2022.

“Tiếp lửa” cho tuyến đầu chống dịch COVID-19

Lục Tùng |

Không chỉ thăm hỏi, tặng quà thiết yếu cho đơn vị Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang làm nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19, LĐLĐ tỉnh An Giang còn chủ động đến tận các điểm đóng quân của các Tổ công tác dọc tuyến biên giới tìm hiểu, động viên... tiếp lửa tinh thần.

Khách sạn cách ly COVID-19 phải niêm yết giá công khai

Nguyễn Hà |

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu, khách sạn làm nơi cách ly COVID-19 phải niêm yết giá công khai trên website để người có nhu cầu cách ly đăng ký và xác nhận đăng ký.