Hành trình tập thở khi cận kề cái chết của bệnh nhân COVID-19 nặng

Nguyễn Ly |

Đối với người mắc COVID-19, khi bệnh chuyển biến sang giai đoạn suy hô hấp, phải sử dụng máy móc hỗ trợ thở, thì việc cai máy, tự thở là yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân vượt cửa tử phía trước.

Không cố gắng thở là cái chết cận kề

Ngay từ khi sinh ra, bà N.T.N (61 tuổi, ở Q.7, TPHCM) đã bị bại liệt 2 chân, đi lại khó khăn và sức khỏe yếu. Dịch bệnh COVID-19 bùng phát, bà luôn lo lắng bị nhiễm COVID-19 nhưng điều đó đã thành sự thật. Vừa phát hiện bệnh cũng là lúc bà rơi vào trạng thái cơ thể suy kiệt nhanh chóng.

Cùng với đó, bà phải chống chọi một “trận bão” kinh hoàng - cơn bão Cytokine, một hội chứng xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân xâm nhập như virus gây bệnh. Bà N sốt cao không giảm, suy hô hấp cấp tính nguy kịch.

“May mắn lúc đó, tôi đang ở trong khu cách ly, nên được thở máy ngay. Có thể do tôi bại liệt hai chân từ bé, bị huyết áp, tim mạch và suốt nhiều ngày lo sợ về dịch bệnh nên vừa nghe bác sĩ thông báo, tôi đã không thể thở nổi” - bà H kể.

Kinh nghiệm và hành trình tự thở bình thường trở lại của F0. Ảnh: Nguyễn Ly
Bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân COVID-19 tập thở. Ảnh: Nguyễn Ly

Để phòng ngừa diễn tiến bệnh bà nặng hơn, Khu cách ly đã chuyển bà sang Bệnh viện điều trị COVID-19 số 16 do Bệnh viện Bạch Mai phụ trách. Trong tình trạng nửa tỉnh, nửa mê, bà cảm nhận bác sĩ gắn máy thở cho mình rồi hô to “ráng lên, hít sâu vào, thở ra, lần nữa, ráng lên…” cùng nhịp tay vỗ vỗ ở lưng.

“Tôi chỉ biết làm theo tiếng bác sĩ để thoát khỏi cảnh như “ai đó” đang… bóp cổ, đè ngực mình. Hơn bốn ngày, tôi mới thật sự tỉnh lại. Cảm giác rất đáng sợ, nó như một cái thòng lọng siết cổ mình, muốn la nhưng không được, muốn xô “ai đó” khỏi lồng ngực cũng làm không nổi. Khi tỉnh lại, bác sĩ nói tôi thoát khỏi tử thần rồi, hãy tiếp tục thở theo nhịp đếm mỗi ngày” - bà H nhớ lại.

Dưới sự chỉ dẫn tập thở của các bác sĩ, không đứng được thì tập các bài  tập trên giường, bà đã dần hồi phục và có thể tự chủ động được nhịp thở của mình. Sau “chuyến đi” kinh hoàng này, bà N đã ý thức được tầm quan trọng của tập hít thở nên luôn động viên các F0 xung quanh mỗi khi họ không chịu tập vật lý trị liệu, tập thở.

Còn ông  P.A.D (67 tuổi, ở Q.8, TPHCM) cũng là bệnh nhân đang trong quá trình tập thở. Nhớ lại khoảng thời gian mới nhiễm COVID-19, ông bất ngờ được chẩn đoán thêm bệnh xuất huyết tiêu hóa. Bệnh chồng bệnh cùng một lúc, cơ thể ông vốn đã kiệt quệ nay lại càng rơi vào trạng thái có thể tử vong bất cứ lúc nào, nếu không được điều trị tích cực.

“Cảm giác sợ, rất sợ, bởi tinh thần mình tỉnh táo, chỉ là thở không được dù tôi rất cố gắng. Tôi nghĩ do mặt nạ thở làm mình bị ngạt, muốn tháo ra nhưng bác sĩ nói phổi tôi đang bị xẹp, tháo ra, tôi sẽ tử vong. Tôi yếu dần, cho đến khi chỉ nghe được tiếng bác sĩ đều đặn kêu ráng lên, thở đều, hít sâu vào, sâu nữa… Tầm khoảng 14 ngày, tôi thấy khá hơn. Nồng độ oxy trong máu của tôi từ 88 đã lên 94, tôi xin cai máy thở”, ông D. chia sẻ.

Và nhờ có sự cố gắng của bệnh nhân, sự chăm sóc hướng dẫn phục hồi thể trạng ngay khi nằm trên giường bệnh của các bác sĩ, từng bệnh nhân ở đây như được tái sinh lần hai.

Đừng để âm tính mới hồi sức

Theo các chuyên gia về vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy, bệnh nhân F0 sau khi khỏi bệnh có các di chứng về hô hấp, thể chất cũng như tinh thần. Vì vậy, việc phục hồi chức năng trước và sau COVID-19 hết sức quan trọng.

Phó giáo sư - tiến sĩ Đỗ Đào Vũ, Phó giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng - Bệnh viện Bạch Mai, kiêm Trưởng khoa Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 chia sẻ: “về thời gian phục hồi chức năng thì tùy thể trạng, tùy theo từng bệnh nhân cụ thể. Phục hồi chức năng thì người ta thường cụ thể hóa theo từng trường hợp riêng. Bởi vì có những bệnh nhân tuổi tác cao, bệnh lý nền kèm theo. Với công tác chuyên môn phục hồi chức năng, thì chúng tôi sẽ đặt mục tiêu cụ thể cho từng nhóm đối tượng, mục đích là triển khai các biện pháp phục hồi chức năng tốt nhất, giúp bệnh nhân sớm quay trở lại cuộc sống bình thường”.

Đặc biệt, trong những bệnh viện điều trị COVID-19, nhiều bệnh nhân do thời gian nằm điều trị quá dài thường dẫn đến tình trạng nhược cơ, suy giảm nhận thức, ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng, càng phải được tập thụ động sớm nhằm giảm tối đa sự nhược cơ để khi hồi tỉnh sẽ thực hiện ngay các bài tập duy trì vận động, tránh cảm giác tự ti hay bỏ cuộc.

“Bệnh viện đang đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới như bệnh viện phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi Đồng 2, Bệnh viện Dã chiến số 16… thực hiện phục hồi chức năng ngay từ bây giờ, không đợi đến khi bệnh nhân có kết quả âm tính. Bởi thời gian qua chúng tôi đã thực hiện và thấy rất hiệu quả với bệnh nhân COVID-19” - bác sĩ Đỗ Đào Vũ nói.

Theo ghi nhận tại 5 bệnh viện tuyến cuối điều trị COVID-19 tại TPHCM, có đến trên 67% số người điều trị khỏi bệnh có nhu cầu tiếp tục điều trị phục hồi sau COVID-19. Chính vì vậy, nhiều bệnh viện tuyến dưới tại TPHCM bắt đầu tiếp nhận những bệnh nhân này.

Bệnh viện Thống Nhất TPHCM là bệnh viện đầu tiên thành lập Khoa Hồi sức và phục hồi chức năng sau COVID-19. Với hơn 100 giường bệnh, phác đồ điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân cũng được các bác sĩ ở 2 chuyên khoa Nội cơ xương khớp và khoa Nội của bệnh viện đảm nhận.

BS CKII Hoàng Ngọc Vân - Trưởng Khoa hồi sức và phục hồi chức năng sau COVID-19, Bệnh viện Thống Nhất TPHCM - cho biết: “Sau khi người bệnh đủ tiêu chuẩn xuất viện ở các Trung tâm điều trị COVID-19, bệnh nhân cần hỗ trợ về phục hồi chức năng, tâm lý. Chúng tôi sẽ tiếp nhận, hội chẩn cho từng bệnh nhân và hỗ trợ cả đông y. Nếu bệnh nhân cần hỗ trợ tâm lý, chúng tôi sẽ kết hợp với chuyên Khoa tâm lý để giúp bệnh nhân phục hồi”.

Sau khoảng gần 1 tháng hoạt động, nhiều bệnh nhân ở đây đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực về thể chất, tinh thần. Các triệu chứng sau COVID-19 như nhức mỏi, chóng mặt, khó suy nghĩ tập trung… cũng được cải thiện rõ rệt.

Với những kế hoạch hỗ trợ bệnh nhân nhiễm COVID-19 trong công tác trước và sau điều trị như hiện này, hy vọng nhiều bệnh nhân sớm quay trở lại cuộc sống bình thường. Và nếu như những khoa điều trị chuyên biệt như thế này tiếp tục được mở rộng ở nhiều nơi khác, nhiều bệnh nhân được chăm sóc kịp thời.

Nguyễn Ly
TIN LIÊN QUAN

Chiến lược điều trị COVID-19 sau ngày 30.9 tại TPHCM

Nguyễn Ly |

Sở Y tế TPHCM đang có kế hoạch chiến lược điều trị giảm dần các khu cách ly tập trung, sắp xếp lại bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 và đây cũng là những kế hoạch điều trị của TPHCM sau ngày 30.9.

Sưng rộp vì kiến ba khoang nhưng bị chẩn đoán nhầm thành bệnh Zona

Nguyễn Ly |

Do tình hình giãn cách, nhiều người dân bị sưng rộp da không đi khám được nên ra hiệu thuốc mua thuốc và bị chẩn đoán nhầm là Zona thần kinh.

Suy đa tạng vì uống thuốc dân gian truyền miệng ngừa COVID-19

Nguyễn Ly |

Được người quen giới thiệu bài thuốc dân gian truyền miệng “ngừa COVID-19”, một bệnh nhân phải cấp cứu trong tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc, suy đa cơ quan nguy kịch.

Những tín hiệu tích cực trong điều trị bệnh nhân COVID-19 tại TPHCM

Nguyễn Ly |

Tình hình dịch tại TP. HCM đã giảm rõ rệt trên cả 2 tiêu chí: số ca mắc trong cộng đồng và số ca tử vong, đặc biệt số tử vong giảm 30% ở nhiều bệnh viện điều trị COVID-19.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Chiến lược điều trị COVID-19 sau ngày 30.9 tại TPHCM

Nguyễn Ly |

Sở Y tế TPHCM đang có kế hoạch chiến lược điều trị giảm dần các khu cách ly tập trung, sắp xếp lại bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 và đây cũng là những kế hoạch điều trị của TPHCM sau ngày 30.9.

Sưng rộp vì kiến ba khoang nhưng bị chẩn đoán nhầm thành bệnh Zona

Nguyễn Ly |

Do tình hình giãn cách, nhiều người dân bị sưng rộp da không đi khám được nên ra hiệu thuốc mua thuốc và bị chẩn đoán nhầm là Zona thần kinh.

Suy đa tạng vì uống thuốc dân gian truyền miệng ngừa COVID-19

Nguyễn Ly |

Được người quen giới thiệu bài thuốc dân gian truyền miệng “ngừa COVID-19”, một bệnh nhân phải cấp cứu trong tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc, suy đa cơ quan nguy kịch.

Những tín hiệu tích cực trong điều trị bệnh nhân COVID-19 tại TPHCM

Nguyễn Ly |

Tình hình dịch tại TP. HCM đã giảm rõ rệt trên cả 2 tiêu chí: số ca mắc trong cộng đồng và số ca tử vong, đặc biệt số tử vong giảm 30% ở nhiều bệnh viện điều trị COVID-19.