Hạ thân nhiệt chỉ huy cứu sống người bệnh ngưng tim ngưng thở

Thanh Chân |

TPHCM - Ngày 18.3, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho hay đơn vị đã cứu sống người bệnh nam 34 tuổi bị ngưng tim, ngưng thở bằng kỹ thuật hạ thân nhiệt chỉ huy. Hiện nay, người bệnh hồi phục hoàn toàn, có thể sinh hoạt và làm việc bình thường.

Ngưng tim ngay trước cổng bệnh viện

Người bệnh N.Đ.T (TPHCM) được gia đình đưa đến Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM khi anh T đột ngột cảm giác mệt, tức ngực, khó thở. Trước đó, sức khỏe của anh T hoàn toàn bình thường. Anh T bị ngưng tim ngay trước cổng bệnh viện.

Người bệnh được chuyển ngay vào Khoa cấp cứu và được tiến hành cấp cứu ngưng tim trong khoảng 30 phút mới có tim đập trở lại. Sau khi tim đập trở lại, người bệnh vẫn trong tình trạng hôn mê, phải thở máy.

Nguyên nhân ngưng tim được nghĩ nhiều do nguyên nhân tim mạch, người bệnh được hội chẩn khẩn với chuyên khoa Tim mạch và chụp mạch vành cấp cứu nhưng không phát hiện tổn thương. 

Ngay sau đó, người bệnh được chuyển về khoa Hồi sức tích cực để tiếp tục hồi sức sau ngưng tim với thở máy, kiểm soát huyết áp, kiểm soát đường huyết, điều chỉnh rối loạn nước và điện giải.

ThS.BS Phan Thái Sơn – Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM đánh giá người bệnh có chỉ định hạ thân nhiệt chỉ huy và cần được thực hiện sớm để bảo vệ não.

Điều trị hạ thân nhiệt được tiến hành vào giờ thứ 6 giờ kể từ khi ngưng tim bằng kỹ thuật hạ thân nhiệt bề mặt (dùng các tấm dán hạ nhiệt lên bề mặt da và hạ thân nhiệt điều khiển bằng máy), quá trình hạ thân nhiệt chỉ huy được tiến hành trong khoảng thời gian 96 giờ. 

Cùng với biện pháp hạ thân nhiệt chỉ huy, người bệnh được hồi sức tích cực với thở máy, dùng các thuốc an thần và dãn cơ, kiểm soát huyết áp. Kết thúc liệu trình hạ thân nhiệt, người bệnh được ngưng các thuốc an thần và dãn cơ, người bệnh tỉnh, trí nhớ phục hồi gần như hoàn toàn, không có dấu hiệu tổn thương thần kinh do ngưng tim kéo dài.

Sau khi loại trừ các nguyên nhân gây ngưng tim khác, bệnh lý mạch vành vẫn được nghĩ tới nhiều nhất, người bệnh đã được chụp lại mạch vành để đánh giá tổn thương, hẹp động mạch vành trái được phát hiện và đã được can thiệp đặt stent.

Khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện các bệnh lý nguy cơ

Theo kết quả nhiều nghiên cứu, người bệnh sau cấp cứu ngưng tim còn hôn mê, nếu không được hạ thân nhiệt bảo vệ não thì tổn thương não sẽ tiếp tục tiến triển. Mỗi một giờ trôi qua không được điều trị hạ thân nhiệt thì tổn thương não sẽ tăng lên khoảng 20% và thường để lại di chứng về thần kinh nặng nề.

Việc tiến hành hạ thân nhiệt chỉ huy được khuyến cáo thực hiện trong thời gian dưới 8 giờ sau khi ngưng tim mới hy vọng đem lại kết quả khả quan.

Người bệnh sau cấp cứu ngưng tim còn hôn mê, nếu nguyên nhân gây ngưng tim là bệnh lý tim mạch thì cần can thiệp cấp cứu để giải quyết nguyên nhân. Ngay sau đó, người bệnh phải được hồi sức nội khoa tích cực cùng với điều trị hạ thân nhiệt chỉ huy phải được tiến hành sớm nhất vì tổn thương não thiếu oxy sẽ tiến triển và thường để lại di chứng thần kinh nặng nề.

Bác sĩ Sơn khuyến cáo, theo thống kê có khoảng 70% người bệnh ngưng tim ngoại viện liên quan đến các bệnh lý tim mạch.

“Việc khám sức khoẻ định kỳ để phát hiện các bệnh lý nguy cơ như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá lipid, béo phì… rất quan trọng. Đây là các bệnh lý cần phát hiện và điều trị tối ưu. Bên cạnh đó, việc duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp cũng sẽ giúp giảm bớt nguy cơ này” - bác sĩ Sơn cho hay.

Thanh Chân
TIN LIÊN QUAN

Vĩnh Phúc: Còn hơn 7.500 giường bệnh điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19

QUỲNH CHI |

Vĩnh Phúc - Với số ca mắc COVID-19 tăng liên tục, tỉnh Vĩnh Phúc luôn sẵn sàng cơ sở, vật chất điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19.

Nhiều bệnh nhân phải mổ cấp cứu trong khi đang nhiễm COVID-19

Thùy Linh |

Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, mỗi ngày có không ít trường hợp bệnh nhân vừa phải mổ cấp cứu trong khi vừa mắc COVID-19

Cấp cứu thành công bệnh nhân bị ngưng tim sau mắc COVID-19

Thanh Thanh |

TPHCM - Bệnh nhân nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định với triệu chứng đau ngực khó thở và được chẩn đoán thuyên tắc phổi gần như toàn bộ 2 bên kèm huyết khối trong nhĩ phải, với tiền sử mắc COVID-19 tháng 11.2021, tự điều trị tại nhà, không dùng thuốc kháng đông.

Tăng cường củng cố tin cậy chính trị Việt Nam - Hàn Quốc

Thanh Hà |

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Jin-pyo nhất trí tiếp tục tăng cường củng cố tin cậy chính trị.

Tướng hàng đầu Mỹ thị sát quân đội Ukraina

Ngọc Vân |

Tướng Mỹ Mark Milley đến Đức để giám sát chương trình huấn luyện binh sĩ Ukraina của Lầu Năm Góc.

Hà Nội ngày cận Tết, ra khỏi nhà là gặp... tắc đường

Tô Thế |

Hà Nội - Cũng như mọi năm vào dịp cận Tết Nguyên đán, các tuyến đường ở Hà Nội luôn có mật độ phương tiện lưu thông rất cao. Nhiều tuyến phố ùn tắc bất kể ngày đêm.

Hà Nội phân luồng ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc dịp Tết

PHẠM ĐÔNG |

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội tổ chức phân luồng cho phương tiện ra vào nội đô theo 6 hướng để giảm ùn tắc trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Khu nghỉ dưỡng ẩn mình giữa rừng thông tuyệt đẹp ở Mộc Châu

Chí Long |

Nằm ngay trung tâm khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Phoenix Mộc Châu Resort được bao phủ bởi rừng thông hàng trăm năm tuổi, với không khí trong lành, mát mẻ tựa như Đà Lạt thu nhỏ giữa núi rừng Tây Bắc.

Vĩnh Phúc: Còn hơn 7.500 giường bệnh điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19

QUỲNH CHI |

Vĩnh Phúc - Với số ca mắc COVID-19 tăng liên tục, tỉnh Vĩnh Phúc luôn sẵn sàng cơ sở, vật chất điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19.

Nhiều bệnh nhân phải mổ cấp cứu trong khi đang nhiễm COVID-19

Thùy Linh |

Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, mỗi ngày có không ít trường hợp bệnh nhân vừa phải mổ cấp cứu trong khi vừa mắc COVID-19

Cấp cứu thành công bệnh nhân bị ngưng tim sau mắc COVID-19

Thanh Thanh |

TPHCM - Bệnh nhân nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Nhân Dân Gia Định với triệu chứng đau ngực khó thở và được chẩn đoán thuyên tắc phổi gần như toàn bộ 2 bên kèm huyết khối trong nhĩ phải, với tiền sử mắc COVID-19 tháng 11.2021, tự điều trị tại nhà, không dùng thuốc kháng đông.