Hà Nội vừa phát hiện thêm 1 chủng virus gây sốt xuất huyết

Thùy Linh |

Ngoài type virus gây bệnh sốt xuất huyết lưu hành là Dengue 1 và Dengue 2, trên địa bàn Hà Nội vừa phát hiện thêm chủng virus Dengue 4.

Còn 118 ổ dịch đang hoạt động

Theo CDC Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 9-16.9), trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 760 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 38,9%) so với tuần trước và có 1 ca tử vong.

Thống kê cho thấy từ đầu năm đến ngày 16.9, Hà Nội ghi nhận 3.023 ca mắc sốt xuất huyết (tăng gấp 4,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái). Đáng lo ngại, Hà Nội đã có 4 trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết. Ngoài type virus gây bệnh lưu hành là Dengue 1 và Dengue 2, trên địa bàn Hà Nội vừa phát hiện thêm chủng virus Dengue 4.

Tuần qua, ghi nhận thêm 44 ổ dịch mới tại các quận, huyện, gồm: Đống Đa (7), Bắc Từ Liêm (6), Thanh Oai (6), Hà Đông (5), Hoàng Mai (4), Quốc Oai (3), Long Biên (3), Hai Bà Trưng (2), Thanh Trì (2), Tây Hồ (2), Thanh Xuân (1), Phú Xuyên (1), Gia Lâm (1), Hoài Đức (1).

Hiện còn 118 ổ dịch đang hoạt động tại 26 quận, huyện, trong đó, 2 ổ dịch đang hoạt động có nhiều bệnh nhân là ổ dịch thôn Vực, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì (có 55 bệnh nhân) và ổ dịch thôn Bùng, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất (có 56 bệnh nhân). Dự báo, số ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do đang trong cao điểm mùa dịch.

Các chuyên gia dịch tễ cho biết virus gây bệnh sốt xuất huyết có 4 chủng khác nhau, là: Dengue 1, Dengue 2, Dengue 3 và Dengue 4. Hà Nội đã phát hiện ra 3 chủng virus gây bệnh trên địa bàn thành phố trong năm 2022 là Dengue 1, Dengue 2 và Dengue 4.

Số ca mắc sốt xuất huyết tăng nhanh từng tuần, Hà Nội nhận định hiện thành phố đang ở cao điểm dịch và sẽ tiếp tục tăng ca bệnh. Trong tuần từ 10-16.9, số ca mắc tăng gần 39% so với tuần trước đó, thêm 760 ca.

Biểu đồ phân bố số ca mắc/nghi mắc sốt xuất huyết theo tuần, năm 2021- 2022 ở Hà Nội. Ảnh: CDC Hà Nội
Biểu đồ phân bố số ca mắc/nghi mắc sốt xuất huyết theo tuần, năm 2021- 2022 ở Hà Nội. Ảnh: CDC Hà Nội
Chỉ số cho thấy khả năng bùng dịch rất cao

Trong y tế dự phòng, chỉ số BI (Breteau Index - số dụng cụ chứa nước có bọ gậy muỗi Aedes) có vai trò quan trọng để xác định tình trạng lăng quăng, muỗi vằn, các nguy cơ gây sốt xuất huyết.

Nếu điều tra ghi nhận chỉ số BI từ 30 trở lên có nghĩa là tại cơ sở giám sát đang có yếu tố nguy cơ cao với khả năng dịch sốt xuất huyết có thể bùng phát. Riêng khu vực miền Bắc, chỉ số này quy định từ 20 trở lên.

CDC Hà Nội cho biết kết quả điều tra, giám sát trong những tuần gần đây, nhiều nơi ở thủ đô có chỉ số BI cao 2-5 lần yếu tố nguy cơ bùng phát dịch.

Điển hình tại thị trấn Phùng (Đan Phượng) - nơi ghi nhận 1 ca tử vong vì sốt xuất huyết, chỉ số này là 45. Đây cũng là huyện có số ca sốt xuất huyết cao nhất thành phố trong tuần qua với 74 ca, cao hơn tổng số ca ghi nhận từ đầu năm đến đầu tháng 9.

Ngoài ra, một số nơi cũng ghi nhận chỉ số BI cao vượt ngưỡng như xã Khánh Hà (huyện Thường Tín) là 46; phường Hoàng Văn Thụ (quận Hoàng Mai) là 54; thậm chí, xã Kim Nỗ (huyện Đông Anh) là 100…

Theo bác sĩ Vũ Thanh Tuấn, Bệnh viện Đa khoa Medlatec, sau khi bệnh nhân nhiễm phải một trong các chủng virus sốt xuất huyết thì cơ thể đã có khả năng miễn dịch với chủng đó suốt đời. Tuy nhiên, họ vẫn có thể tái nhiễm sốt xuất huyết do chủng khác gây nên. Điều đáng lo ngại là lần nhiễm sau sẽ nặng hơn lần nhiễm trước đó.

Bác sĩ Tuấn khuyến cáo, người bệnh không được lạm dụng các thuốc như Ibuprofen, Aspirin, Natri naproxen, Analgin... do các thuốc này có thể gây tác dụng phụ là biến chứng xuất huyết.

Trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như: Đau bụng và nôn ói nhiều; không ăn uống được; đã giảm hoặc hết sốt nhưng vẫn còn cảm giác khó chịu; chân tay ẩm, lạnh; chảy máu mũi miệng, xuất huyết âm đạo… thì hãy khẩn trương đưa bệnh nhân nhập viện.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

TPHCM đối diện nguy cơ dịch sởi chồng dịch COVID-19, sốt xuất huyết

Thanh Chân |

TPHCM - Sau 2 năm ảnh hưởng của dịch COVID-19, tỉ lệ tiêm vaccine sởi tại thành phố rất thấp, nay lại gián đoạn bởi nguồn vaccine nên nguy cơ xảy ra dịch sởi ở thành phố là rất lớn.

Số ca sốt xuất huyết gia tăng mạnh, triệu chứng dễ nhầm lẫn cúm, COVID-19

THẢO ANH - VĂN THẮNG |

Bác sĩ Nguyễn Quang Huy (Khoa Bệnh nhiệt đới và Can thiệp giảm hại, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho biết trong 2 tuần qua số ca sốt xuất huyết gia tăng mạnh. Các bệnh nhân nhập viện với những triệu chứng cảnh báo như sốt cao, đau đầu sau đó buồn nôn, đau bụng, chảy máu cam, chảy máu chân răng...

Thiếu hàng chục nghìn túi dịch truyền điều trị bệnh sốt xuất huyết nặng

Thùy Linh |

Theo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), việc nhập khẩu thuốc điều trị sốt xuất huyết gặp phải nhiều khó khăn do hạn chế về cơ sở nước ngoài cung ứng thuốc vào Việt Nam. Hiện chỉ có một cơ sở sản xuất ở Thái Lan cung ứng dịch truyền này cho Việt Nam.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

TPHCM đối diện nguy cơ dịch sởi chồng dịch COVID-19, sốt xuất huyết

Thanh Chân |

TPHCM - Sau 2 năm ảnh hưởng của dịch COVID-19, tỉ lệ tiêm vaccine sởi tại thành phố rất thấp, nay lại gián đoạn bởi nguồn vaccine nên nguy cơ xảy ra dịch sởi ở thành phố là rất lớn.

Số ca sốt xuất huyết gia tăng mạnh, triệu chứng dễ nhầm lẫn cúm, COVID-19

THẢO ANH - VĂN THẮNG |

Bác sĩ Nguyễn Quang Huy (Khoa Bệnh nhiệt đới và Can thiệp giảm hại, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội) cho biết trong 2 tuần qua số ca sốt xuất huyết gia tăng mạnh. Các bệnh nhân nhập viện với những triệu chứng cảnh báo như sốt cao, đau đầu sau đó buồn nôn, đau bụng, chảy máu cam, chảy máu chân răng...

Thiếu hàng chục nghìn túi dịch truyền điều trị bệnh sốt xuất huyết nặng

Thùy Linh |

Theo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế), việc nhập khẩu thuốc điều trị sốt xuất huyết gặp phải nhiều khó khăn do hạn chế về cơ sở nước ngoài cung ứng thuốc vào Việt Nam. Hiện chỉ có một cơ sở sản xuất ở Thái Lan cung ứng dịch truyền này cho Việt Nam.