Hà Nội vọt lên 326 xã phường vùng cam, chủng Omicron có thể chiếm đa số

Phạm Đông |

Hà Nội - Sau 1 tuần chỉ có 74 địa bàn, Hà Nội bất ngờ tăng vọt lên 326 xã, phường, thị trấn vùng cam nguy cơ cao (chiếm 56,3%). Thành phố đã lưu hành chủng Omicron song hành chủng Delta và có thể đã chiếm đa số bởi tốc độ lây lan COVID-19 rất nhanh.

Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chử Xuân Dũng vừa ký, ban hành thông báo số 169 đánh giá cấp độ dịch trong phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Bảng đánh giá cấp độ dịch của toàn bộ 579 xã, phường, thị trấn của thành phố Hà Nội cụ thể như sau:

Số xã/phường/thị trấn cấp độ 4: 0.

Số xã/phường/thị trấn cấp độ 3: 326 (chiếm 56,3%).

Số xã/phường/thị trấn cấp độ 2: 187.

Số xã/phường/thị trấn cấp độ 1: 66.

Như vậy, sau 1 tuần chỉ có 74 địa bàn "vùng cam", trong tuần qua có 326 xã, phường, thị trấn dịch diễn biến phức tạp, đánh giá cấp độ dịch từ mức cấp độ 3 trở lên. Không có xã, phường, thị trấn nào ở cấp độ 4 (màu đỏ, nguy cơ rất cao).

Trong tuần qua có 326 xã, phường, thị trấn dịch diễn biến phức tạp, đánh giá cấp độ dịch từ mức cấp độ 3 trở lên như sau: Ba Đình 7 đơn vị, Ba Vì 12 đơn vị, Bắc Từ Liêm 9 đơn vị, Cầu Giấy 3 đơn vị, Chương Mỹ 19 đơn vị, Đan Phượng 10 đơn vị, Đông Anh 18 đơn vị, Đống Đa 6 đơn vị, Gia Lâm 7 đơn vị, Hà Đông 5 đơn vị, Hai Bà Trưng 10 đơn vị;

Hoài Đức 13 đơn vị, Hoàn Kiếm 13 đơn vị, Hoàng Mai 9 đơn vị, Long Biên 10 đơn vị, Mê Linh 12 đơn vị, Mỹ Đức 3 đơn vị, Nam Từ Liêm 8 đơn vị, Phú Xuyên 11 đơn vị, Phúc Thọ 12 đơn vị, Quốc Oai 15 đơn vị, Sóc Sơn 21 đơn vị, Sơn Tây 10 đơn vị, Tây Hồ 3 đơn vị, Thạch Thất 15 đơn vị, Thanh Oai 13 đơn vị, Thanh Trì 11 đơn vị, Thanh Xuân 7 đơn vị, Thường Tín 19 đơn vị, Ứng Hòa 15 đơn vị.

Dịch COVID-19 tại Hà Nội tiếp tục diễn biến phức tạp khi ngày 4/3 đã vượt 21.000 ca nhiễm. Thành phố đã lưu hành chủng Omicron song hành chủng Delta và có thể đã chiếm đa số bởi tốc độ lây lan COVID-19 rất nhanh.

Theo các chuyên gia, thời gian tới, số ca mắc ở Hà Nội vẫn sẽ tiếp tục tăng cao và khả năng có thể đạt đỉnh tùy vào các biện pháp phòng, chống dịch. Thành phố đánh giá đây là thách thức, áp lực và khó khăn rất lớn đối với hệ thống y tế cơ sở nếu không kịp thời đưa ra các giải pháp công nghệ và ý thức người dân.

Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) ngày 4.3 cho biết, Hà Nội hiện có 675.802 bệnh nhân đang điều trị, cách ly tại nhà. 808 F0 được điều trị tại khu cách ly; 5.969 bệnh nhân tại các bệnh viện. Thành phố có 1.351 bệnh nhân COVID-19 ở mức độ nhẹ và không triệu chứng; 3.669 ca ở mức độ trung bình; 949 ca ở mức nặng, nguy kịch.

Trong số các bệnh nhân nặng, nguy kịch có 843 trường hợp phải thở ôxy mask, gọng kính; 15 trường hợp thở ôxy dòng cao HFNC; 31 trường hợp thở máy không xâm lấn; 52 trường hợp thở máy xâm lấn; 8 trường hợp phải lọc máu và chưa thống kê số người phải can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo).

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Ca mắc liên tục tăng cao, nếu cứ xác định F1 thì lấy ai làm việc?

Phạm Đông |

Số ca mắc COVID-19 tăng nhanh mỗi ngày, đây là thách thức, áp lực và khó khăn rất lớn khi thiếu hụt lao động. Theo chuyên gia, nếu duy trì việc xác định F1 như hiện nay thì sẽ không còn ai làm việc tại cơ quan, công sở.

Công sở thiếu lao động, không thể "truy" COVID-19: Vì sao vẫn xác định F1?

Phạm Đông |

Nhiều công sở đang thiếu lao động do số F0, F1 ngày càng nhiều. Quy định F1 như hiện nay liệu còn phù hợp khi không có khả năng truy vết COVID-19, trong khi y tế cơ sở quá tải, không thể xác nhận được tất cả F0, chưa nói đến đối tượng F1?

F0, F1 đồng loạt nghỉ việc, sản xuất lao đao: Xem COVID-19 là bệnh đặc hữu?

Phạm Đông |

Số mắc COVID-19 tăng cao, nhiều công sở, không chỉ F0 mà cả F1 đồng loạt nghỉ việc ở nhà cách ly dẫn đến thiếu hụt lao động, có thể dẫn đến đứt gãy sản xuất. Nhiều ý kiến cho rằng sau khi phủ vaccine diện rộng, Việt Nam nên xem xét coi COVID-19 là bệnh đặc hữu thông thường, chuẩn bị thích ứng với thời kỳ hậu đại dịch.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Ca mắc liên tục tăng cao, nếu cứ xác định F1 thì lấy ai làm việc?

Phạm Đông |

Số ca mắc COVID-19 tăng nhanh mỗi ngày, đây là thách thức, áp lực và khó khăn rất lớn khi thiếu hụt lao động. Theo chuyên gia, nếu duy trì việc xác định F1 như hiện nay thì sẽ không còn ai làm việc tại cơ quan, công sở.

Công sở thiếu lao động, không thể "truy" COVID-19: Vì sao vẫn xác định F1?

Phạm Đông |

Nhiều công sở đang thiếu lao động do số F0, F1 ngày càng nhiều. Quy định F1 như hiện nay liệu còn phù hợp khi không có khả năng truy vết COVID-19, trong khi y tế cơ sở quá tải, không thể xác nhận được tất cả F0, chưa nói đến đối tượng F1?

F0, F1 đồng loạt nghỉ việc, sản xuất lao đao: Xem COVID-19 là bệnh đặc hữu?

Phạm Đông |

Số mắc COVID-19 tăng cao, nhiều công sở, không chỉ F0 mà cả F1 đồng loạt nghỉ việc ở nhà cách ly dẫn đến thiếu hụt lao động, có thể dẫn đến đứt gãy sản xuất. Nhiều ý kiến cho rằng sau khi phủ vaccine diện rộng, Việt Nam nên xem xét coi COVID-19 là bệnh đặc hữu thông thường, chuẩn bị thích ứng với thời kỳ hậu đại dịch.