Hà Nội: Từ hôm nay ai được ra đường, lưu thông thế nào, mua bán ra sao?

Nguyễn Hà |

Từ hôm nay (6.9), thành phố Hà Nội bắt đầu chia thành 3 vùng để kiểm soát dịch bệnh. Theo đó, vùng đỏ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16, các vùng khác thực hiện cao hơn mức của Chỉ thị 15.

3 vùng kiểm soát

Phân vùng 1: Là khu vực đô thị trung tâm với mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ. Hiện là vùng đó, nhiều đối tượng nguy cơ cao. Gồm 15 đơn vị hành chính:

- Toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận/huyện: Tây Hồ, Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hà Đông, Thanh Trì, Hoàng Mai.

- Một phần địa giới hành chính của 5 quận/huyện: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.

- Cơ chế vận hành: Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn với nguyên tắc “ai ở đâu, ở đó”, “người ở vùng nào, ở vùng đó” để khoanh vùng, xử lý, dập dịch triệt để tại khu vực “vùng đỏ” và “vùng cam.

Phân vùng 2:

- Phân cách bởi hệ thống Sông Hồng, Sông Đuống với vùng 1. Toàn bộ địa giới hành chính của 5 quận/huyện: Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh.

- Cơ chế vận hành: Tại khu vực nguy cơ cao “vùng vàng” và nguy cơ thấp hơn “vùng xanh” điều chỉnh theo nguyên tắc Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn.

Phân vùng 3:

- Toàn bộ địa giới hành chính của 10 quận/huyện: Ba Vì, Sơn Tây, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên và một phần của 5 quận/huyện của Phân vùng 1: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín.

-Cơ chế vận hành: Theo đặc điểm từng phân khu về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và sản xuất nông nghiệp, áp dụng theo Chỉ thị 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn.

Bản đồ phân vùng kiểm soát của Hà Nội.
Bản đồ phân vùng kiểm soát của Hà Nội.

6 nhóm đối tượng được ra đường

Nhóm 1: Các cơ quan, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công vụ, ngoại giao, quốc tế.

Nhóm 2: Các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ công tác trong lĩnh vực dịch vụ công ích thiết yếu.

Nhóm 3: Các cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện, tham gia công tác phòng chống dịch.

Nhóm 4: Các cơ quan báo chí, truyền thông.

Nhóm 5: Đối với các trường hợp cá nhân có nhu cầu lưu thông trên đường như cá nhân đi mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, đồ dùng thiết yếu; cá nhân đi thực hiện các dịch vụ y tế bắt buộc; Cá nhân đi sân bay theo vé; cá nhân đi đến các cơ quan ngoại giao theo giấy hẹn của cơ quan ngoại giao; cá nhân đến Tòa án theo giấy triệu tập của Tòa án.

Nhóm 6: Các tổ chức, cá nhân và các trường hợp cấp thiết khác phục vụ thực hiện các hoạt động công vụ, công ích thiết yếu.

Quy trình, thủ tục xin cấp giấy đi đường, xem TẠI ĐÂY

Chỉ 6 nhóm đối tượng được phép ra đường.
Chỉ 6 nhóm đối tượng được phép ra đường.

Người dân đi lại thế nào?

Đối với người và phương tiện tham gia giao thông (thuộc đối tượng “được phép mới ra đường”) đi từ vùng 1 ra vào vùng 2 và ngược lại thông qua 6 chốt, gồm: Cầu Thăng Long, cầu Nhật Tân, cầu Long Biên, cầu Chương Dương, cầu Vĩnh Tuy, cầu Thanh Trì.

Đối với người và phương tiện tham gia giao thông (thuộc đối tượng “được phép mới ra đường”) đi từ vùng 1 ra vào vùng 3 và ngược lại thông qua các chốt: Cống Liên Mạc, cầu Diễn, cầu Xuân Phương, cầu Ngà, cầu sông Đáy, cầu An Lạc, cầu 72II, cầu Cù Sơn, cầu Tân Phú, cầu Mai Lĩnh, Ngã ba đê Tả Đáy, cầu Thạch Bích, cầu Khe Tang, cầu Qua, cầu Quán Gánh, Ngã ba đê Hữu Hồng - trạm bơm Hồng Vân.

Người và phương tiện tham gia giao thông lưu thông từ vùng 1 sang vùng 3 và ngược lại không được phép lưu thông qua 27 vị trí chốt cứng.

21 chốt kiểm soát liên ngành phòng, chống dịch COVID-19 tại phân vùng 1 (“vùng đỏ”) do Công an TP. Hà Nội chủ trì chính thức đi vào hoạt động. Ảnh: Tô Thế
21 chốt kiểm soát liên ngành phòng, chống dịch COVID-19 tại phân vùng 1 (“vùng đỏ”) do Công an TP. Hà Nội chủ trì chính thức đi vào hoạt động. Ảnh: Tô Thế

Bản đồ vị trí lưu thông giữa các vùng của Hà Nội người dân cần nắm, xem TẠI ĐÂY 

Mua bán ra sao?

Phân vùng 1, sở Công Thương Hà Nội nêu rõ, người dân được UBND quận, huyện phát phiếu mua hàng 2 lần/tuần cho từng hộ gia đình trên địa bàn quận, huyện để mua hàng trực tiếp tại các điểm bán.

Còn việc mua hàng theo hình thức trực tuyến thì các đơn vị cung ứng hàng hóa thực hiện giao hàng qua nhân viên giao hàng theo địa bàn các quận, huyện.

Với vùng 2 và 3, người dân được mua hàng thiết yếu thông qua 23 siêu thị, 300 chợ, 4.451 cửa hàng tiện ích, 354 cửa hàng gas, gần 1.500 điểm bán hàng lưu động...

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội chốt thủ tục, quy trình cấp giấy đi đường cho các nhóm đối tượng

Nguyễn Hà |

Công an thành phố Hà Nội chính thức thông báo về đối tượng, trình tự, thủ tục duyệt, cấp giấy đi đường có mã nhận diện, thẻ đi mua hàng thiết yếu theo yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19 trong vùng 1.

Bí thư Hà Nội: Phải bảo đảm thực hiện giãn cách thực chất

Nguyễn Hà |

Ngày 4.9, trực tiếp thị sát, kiểm tra việc chuẩn bị tổ chức thiết lập 3 vùng phòng, chống COVID-19, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu các cấp, các ngành phải tăng cường tuyên truyền tạo đồng thuận trong nhân dân để tổ chức phân vùng phòng, chống dịch thật hiệu quả; tạo điều kiện đẩy mạnh xét nghiệm để sớm đưa "vùng đỏ", "vùng cam" trở thành "vùng xanh".

Hà Nội: Bản đồ chi tiết các vùng giãn cách hoặc nới lỏng sau ngày 6.9

Nguyễn Hà - Văn Thắng |

Sau 6.9 tại Hà Nội, những khu vực thuộc vùng đỏ sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Còn lại thực hiện ở mức cao hơn nguyên tắc Chỉ thị 15 (15+).

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Hà Nội chốt thủ tục, quy trình cấp giấy đi đường cho các nhóm đối tượng

Nguyễn Hà |

Công an thành phố Hà Nội chính thức thông báo về đối tượng, trình tự, thủ tục duyệt, cấp giấy đi đường có mã nhận diện, thẻ đi mua hàng thiết yếu theo yêu cầu phòng, chống dịch COVID-19 trong vùng 1.

Bí thư Hà Nội: Phải bảo đảm thực hiện giãn cách thực chất

Nguyễn Hà |

Ngày 4.9, trực tiếp thị sát, kiểm tra việc chuẩn bị tổ chức thiết lập 3 vùng phòng, chống COVID-19, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu các cấp, các ngành phải tăng cường tuyên truyền tạo đồng thuận trong nhân dân để tổ chức phân vùng phòng, chống dịch thật hiệu quả; tạo điều kiện đẩy mạnh xét nghiệm để sớm đưa "vùng đỏ", "vùng cam" trở thành "vùng xanh".

Hà Nội: Bản đồ chi tiết các vùng giãn cách hoặc nới lỏng sau ngày 6.9

Nguyễn Hà - Văn Thắng |

Sau 6.9 tại Hà Nội, những khu vực thuộc vùng đỏ sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Còn lại thực hiện ở mức cao hơn nguyên tắc Chỉ thị 15 (15+).