Hà Nội: Siết chặt kiểm soát, cá nhân, phương tiện "được phép mới ra đường"

Nguyễn Hà |

Hà Nội vừa yêu cầu Công an TP tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc đi lại của người dân; quản lý chặt chẽ hoạt động của người dân và các tổ chức, cơ quan, đơn vị trên địa bàn; hướng dẫn cụ thể và cấp giấy đi đường cho các đối tượng, phương tiện được phép di chuyển trên địa bàn thành phố.

Chấn chỉnh ngay hạn chế

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vừa ký văn bản số 2893/UBND-KTBT về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 9 và các tháng cuối năm 2021, trong đó nhấn mạnh tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố đang diễn biến rất phức tạp, khó lường; còn phát sinh nhiều ca mắc mới trong cộng đồng tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện ổ dịch mới; trong khi đó nếu kéo dài giãn cách xã hội gây nhiều hệ lụy tác động tới nền kinh tế, xã hội.

UBND thành phố đề nghị nghiêm túc rút kinh nghiệm, chấn chỉnh ngay những tồn tại, hạn chế trong công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố và tại các đơn vị; trọng tâm là rà soát, khắc phục ngay hạn chế, bất cập trong công tác phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Hà Nội nhận định, thành phố đã rất cố gắng, nỗ lực ngày/đêm không nghỉ để phòng, chống dịch bệnh, song thực tế vẫn còn xảy ra hiện tượng buông lỏng quản lý, bỏ trông chốt kiểm dịch; sở chỉ huy tiền phương vắng lực lượng chức năng; số lượng người dân ra đường vẫn rất lớn; vẫn còn xảy ra tình trạng người dân tập thể dục nơi công cộng; tập trung đông người dự đám tang tại xã Thọ An, huyện Đan Phượng; công chức văn phòng-thống kê, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình nhận tiền làm dịch vụ tiêm vaccine đã bị buộc thôi việc...

Hà Nội yêu cầu kiểm soát chặt hơn, cần thiết áp dụng cao hơn một mức việc thực hiện giãn cách trong dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2.9, tăng cường kiểm soát các chốt ra vào Thành phố, kể cả đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường mòn, lối mở, kiểm tra kỹ tất cả các loại phương tiện, không có ngoại lệ.

Tăng cường mật độ kiểm tra đột xuất, kiểm tra công vụ về công tác phòng, chống dịch tại các địa phương, đơn vị; kiểm tra việc chuẩn bị các khu cách ly của cấp quận, huyện, thị xã; thực hiện tốt quan điểm lấy xã, phường là "pháo đài", người dân là "chiến sĩ", là trung tâm phục vụ, là chủ thể phòng, chống dịch và xác định "chiến thắng dịch bệnh là chiến thắng của nhân dân".

Thanh Xuân Trung vẫn đang là điểm nóng dịch tại Hà Nội.
Thanh Xuân Trung vẫn đang là điểm nóng dịch tại Hà Nội.

Siết chặt hơn sau 6.9 

Hà Nội giao Sở Y tế tham mưu phương án, kịch bản phòng, chống dịch sau đợt giãn cách thứ 3 trên theo phương châm siết chặt hơn, áp dụng một số biện pháp cao hơn đối với những khu vực nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, khu vực “vùng đỏ”, “vùng da cam”.

Đối với khu vực “vùng xanh”, giao Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phê duyệt từng phương án để tổ chức sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ sản xuất hàng hóa cho khu vực “vùng đỏ”, “vùng da cam”, bảo đảm khoa học, chặt chẽ, phát huy hiệu quả công tác phòng, chống dịch.

Trên cơ sở phương án được phê duyệt, tham mưu, thành phố yêu cầu các cấp, các ngành từ thành phố đến UBND quận, huyện, thị xã xây dựng ngay kế hoạch, phương án chi tiết, cụ thể tại địa phương, nhất là tại các khu đông dân cư, nhiều ngõ ngách, địa bàn phức tạp, các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ dân sinh,... để có kịch bản phương án phòng, chống dịch chủ động, không để lúng túng, bị động.

Tiếp tục xét nghiệm diện rộng theo kế hoạch trên toàn thành phố, nâng cao năng lực xét nghiệm, ưu tiên xét nghiệm cho các khu vực phong tỏa hoặc khu cách ly "nhóm đỏ" (tần suất 2-3 ngày/lần); tại các khu vực có nguy cơ cao "nhóm da cam" (tần suất 5-7 ngày/lần); song song với việc ưu tiên xét nghiệm theo hộ gia đình tại các "nhóm xanh" cũng cần thực hiện nhanh chóng, kịp thời để bảo vệ và dần mở rộng "nhóm xanh".

Chủ trì, phối hợp với các địa phương rà soát, ưu tiên tiêm ngay vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng có nguy cơ cao, hộ gia đình tại các khu vực đông dân cư, ngõ/hẻm giáp ranh ổ dịch nhằm tăng cường miễn dịch cộng đồng cho người dân trong vùng nguy cơ cao.

Cá nhân, phương tiện "được phép mới ra đường"

Hà Nội cũng yêu cầu Công an TP tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc đi lại của người dân; quản lý chặt chẽ hoạt động của người dân và các tổ chức, cơ quan, đơn vị trên địa bàn; hướng dẫn cụ thể và cấp giấy đi đường cho các đối tượng, phương tiện được phép di chuyển trên địa bàn thành phố.

Đường phố Hà Nội vẫn tấp nập trong thời gian giãn cách. Ảnh ghi nhận sáng 1.9.
Đường phố Hà Nội vẫn tấp nập trong thời gian giãn cách. Ảnh ghi nhận sáng 1.9.

Tổ chức quản lý chặt chẽ và thực hiện nghiêm quy định giãn cách xã hội theo nguyên tắc chỉ các cá nhân, phương tiện "được phép mới ra đường", "ai ở đâu thì ở đó", "người ở vùng nào thì ở vùng đó".

UBND TP đề nghị các quận, huyện, thị ủy, yêu cầu Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn siết chặt quản lý, kiểm tra, giám sát từ các ngõ, phố, kiểm tra lưu động trên các tuyến đường gắn với kiểm tra các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn; kiểm soát người dân đi lại bằng cách kiểm tra tính hợp lý của giấy đi đường (kèm theo lịch trực của cơ quan, tổ chức); xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm về phòng, chống dịch COVID-19, việc cấp và sử dụng giấy đi đường...

Đặc biệt, để thực hiện hiệu quả mục tiêu kép, UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ tình hình dịch bệnh tại địa bàn, xem xét phê duyệt phương án hoạt động cho các doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp trực thuộc sản xuất an toàn theo nguyên tắc "3 tại chỗ" hoặc "1 cung đường 2 điểm đến", trong đó phải cam kết toàn bộ công nhân phải được tiêm vaccine và xét nghiệm nhanh COVID-19 âm tính…

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội chi gần 900 tỉ đồng ngân sách hỗ trợ giảm 50% học phí năm học mới

Nguyễn Hà |

Chiều 2.9, nguồn tin từ Văn phòng Thành ủy, Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa thống nhất chủ trương về việc giảm 50% học phí cả năm học 2021 - 2022 cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông công lập, dân lập, tư thục (không bao gồm các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài).

Toàn cảnh năng lực điều trị bệnh nhân COVID-19 của Hà Nội

Nhóm PV |

Hà Nội đã ghi nhận hơn 3.000 ca mắc COVID-19 trong đợt dịch thứ 4. Hiện tại thành phố đang xây dựng các phương án điều trị bệnh nhân, trong đó bệnh viện dã chiến quy mô 500 giường ở Hoàng Mai đã chính thức khai trương đi vào hoạt động.

Cách ly tập trung một số người dân ở ổ dịch Thanh Xuân Trung

Nguyễn Hà |

Quận ủy Thanh Xuân (Hà Nội) vừa có thông báo kết luận của Thường trực Quận ủy triển khai ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn quận.

Dưa hấu trưng Tết 700.000 đồng/cặp, bưởi Tài-Lộc giá gấp 3 vẫn đắt hàng

Văn Sỹ |

Sau ngày đưa ông Táo về trời (23 tháng Chạp), trên nhiều tuyến đường ở TP Cần Thơ, hàng chục loại trái cây trưng Tết cũng đã xuống phố phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Trong đó, dưa hấu hoàng kim, một trong những trái cây trưng Tết phổ biến của các gia đình ở miền Tây có giá khá đắt, từ 500.000 đến 700.000 đồng/cặp.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Hà Nội chi gần 900 tỉ đồng ngân sách hỗ trợ giảm 50% học phí năm học mới

Nguyễn Hà |

Chiều 2.9, nguồn tin từ Văn phòng Thành ủy, Thường trực Thành ủy Hà Nội vừa thống nhất chủ trương về việc giảm 50% học phí cả năm học 2021 - 2022 cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông công lập, dân lập, tư thục (không bao gồm các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài).

Toàn cảnh năng lực điều trị bệnh nhân COVID-19 của Hà Nội

Nhóm PV |

Hà Nội đã ghi nhận hơn 3.000 ca mắc COVID-19 trong đợt dịch thứ 4. Hiện tại thành phố đang xây dựng các phương án điều trị bệnh nhân, trong đó bệnh viện dã chiến quy mô 500 giường ở Hoàng Mai đã chính thức khai trương đi vào hoạt động.

Cách ly tập trung một số người dân ở ổ dịch Thanh Xuân Trung

Nguyễn Hà |

Quận ủy Thanh Xuân (Hà Nội) vừa có thông báo kết luận của Thường trực Quận ủy triển khai ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn quận.