Hà Nội: Năng lực cách ly, điều trị được chuẩn bị cao hơn diễn biến dịch

Hoài An |

Cùng với thần tốc trong truy vết, khoanh vùng và xét nghiệm, Hà Nội cũng đặc biệt chú trọng chuẩn bị các khu cách ly tập trung các trường hợp F1 nhằm bóc tách, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Các khu cách ly hoàn toàn thừa công suất chính là minh chứng cho sự chuẩn bị cao hơn một bước của chính quyền Thành phố Hà Nội và cũng cho thấy, Hà Nội đã và đang đi đúng hướng trong phòng, chống dịch, số ca mắc phải điều trị và F1 phải cách ly chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

Sẵn sàng đảm bảo trên 100.000 giường cách ly tập trung

Hiện nay, toàn Thành phố Hà Nội có 135 cơ sở cách ly có quyết định thành lập, có khả năng tiếp nhận cách ly 42.982 người và sẵn sàng chuẩn bị phương án đáp ứng 100.000 giường cách ly các đối tượng F1. Trong khi đó, toàn thành phố hiện cách ly 3.846 người, mới chỉ sử dụng hết gần 9% “công suất” trên tổng số 42.982 giường đã có.

Có được sự chuẩn bị như trên, ngay từ đầu đợt dịch COVID-19 lần thứ tư, Thành ủy, UBND thành phố đã chỉ đạo xuyên suốt là phải chủ động chuẩn bị các cơ sở cách ly tập trung. Theo đó, ngoài các khu cách ly của thành phố, các quận, huyện, thị xã cũng phải chủ động, chuẩn bị các khu cách ly tập trung trên địa bàn mình.

Các đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ Thành ủy cũng thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các quận, huyện, thị xã trong việc chuẩn bị khu cách ly tập trung. Từ đó, các đơn vị đã tăng cường rà soát, tận dụng cơ sở vật chất như các khu nhà chung cư chưa đưa vào sử dụng, các cơ sở giáo dục đào tạo trên địa bàn... để thiết lập khu cách ly tập trung; bố trí đầy đủ cơ sở vật chất, nhân lực, sẵn sàng tiếp nhận, cách ly các trường hợp F1.

Với việc chủ động chuẩn bị từ sớm, xây dựng các kịch bản ứng phó đi trước và cao hơn diễn biến tình hình dịch bệnh, các khu cách ly trên địa bàn thành phố trong thời gian qua luôn được quản lý và vận hành hiệu quả, an toàn, không để xảy ra lây nhiễm chéo.

Đặc biệt, trước thực trạng một số trường hợp F1 cách ly tập trung đủ 14 ngày nhưng khi về cách ly tại gia đình vẫn dương tính với SARS-CoV-2; trong khi năng lực tiếp nhận của các khu cách ly trên địa bàn thành phố vẫn còn rất lớn, Hà Nội đã quyết định nâng thời gian cách ly tập trung các đối tượng F1 từ 14 ngày lên 21 ngày để đảm bảo kiểm soát đối đa nguồn lây nhiễm, không để dịch lây trong cộng đồng và đảm bảo sức khỏe, tính mạng của nhân dân.

Không để các F0 phải điều trị tại nhà

Cùng với chuẩn bị các khu cách ly tập trung, Hà Nội cũng xây dựng các kịch bản, phương án đáp ứng về y tế, với 40.000 giường điều trị theo mô hình tháp 3 tầng của Bộ Y tế, mục tiêu không để F0 phải cách ly, điều trị tại nhà.

Hiện nay, thành phố đã bố trí và kích hoạt 14.600 giường điều trị bệnh nhân không triệu trứng và triệu trứng nhẹ (tầng 1), trong đó có 13.600 giường điều trị của các bệnh viện và cơ sở thu dung, điều trị thành phố; 1.000 giường bệnh của các cơ sở y tế ngoài công lập. Ngoài ra, có 4 cơ sở đã xây dựng xong phương án, với tổng số 8.800 giường.

Thành phố cũng xây dựng phương án điều trị 8.000 bệnh nhân COVID-19 triệu chứng trung bình, nặng và nguy kịch (tầng 2, tầng 3) tại các bệnh viện tuyến thành phố. Đồng thời, Hà Nội cũng tăng cường phối hợp với các bệnh viện tuyến Trung ương; huy động sự tham gia các cơ sở y tế tư nhân; tiếp tục đầu tư, củng cố nâng cao năng lực cho tuyến y tế cơ sở, trọng tâm là các trạm y tế xã, phường, thị trấn để đáp ứng yêu cầu khám chữa, điều trị các bệnh nhân COVID-19 trong mọi cấp độ dịch.

Từ đợt dịch COVID-19 lần thứ tư đến ngày 7.9, các cơ sở y tế của Hà Nội đã tiếp nhận, điều trị cho 3.581 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó số đang còn điều trị hiện là 1.369 bệnh nhân, số khỏi được ra viện là 2.071 người. Trong tổng số 1.369 bệnh nhân đang tiếp tục điều trị, có 727 bệnh nhân thuộc tầng 1 (65,56%); 320 bệnh nhân thuộc tầng 2 (28,85%) và 62 bệnh nhân thuộc tầng 3 (5,59%).

Bên cạnh đó, thành phố hiện đảm bảo cung cấp ôxy y tế đáp ứng công suất 40 tấn/ngày, 1.200 tấn/tháng. Trong trường hợp khẩn cấp có thể nâng công suất đạt 100 tấn/ngày, 3.000 tấn/tháng. Ngoài ra, thành phố cũng có 140 xe cứu thương, trên 200 xe taxi tham gia hệ thống vận chuyển, cấp cứu bệnh nhân COVID-19 đến các cơ sở y tế. Mạng lưới thầy thuốc đồng hành với trên 1.000 bác sĩ đăng ký tham gia, 300 bác sĩ đã được đào tạo nghệp vụ sử dụng hệ thống, trong những ngày qua đã tư vấn cho 1.089 bệnh nhân COVID-19...

Đến thời điểm này có thể khẳng định, sự chỉ đạo chủ động, quyết liệt của chính quyền thành phố với kịch bản, phương án, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu khám chữa, điều trị bệnh nhân COVID-19 trong mọi cấp độ dịch đã giữ bình yên cho Thủ đô trước đại dịch.

Hoài An
TIN LIÊN QUAN

Chốt kiểm soát thông thoáng sau khi Hà Nội cho phép dùng giấy đi đường cũ

HOÀI ANH |

Trong sáng nay 8.9, tại các chốt kiểm soát trên địa bàn Thủ đô, người dân sử dụng mẫu giấy đi đường cũ vẫn được phép lưu thông. Lực lượng chức năng chỉ phạt người ra đường không thuộc các trường hợp theo quy định của Chỉ thị số 16.

Cấp giấy đi đường: "Nhân viên ngân hàng, luật sư không biết thuộc nhóm nào"

Cường Ngô |

Theo luật sư Trương Thanh Đức, quy định mới về giấy đi đường của Hà Nội rất phức tạp, khiến người dân, doanh nghiệp "tù mù". Chính vì vậy, khi cấp giấy đi đường cần áp dụng tối đa hoá công nghệ, chỉ làm trực tiếp với trường hợp không thể áp dụng công nghệ.

Người dân Hà Nội không biết mình ở nhóm nào để xin giấy đi đường

HOÀI ANH - CƯỜNG NGÔ |

Trao đổi với Lao Động, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI - trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho rằng, việc cấp giấy đi đường của Hà Nội nhiều lúng túng khiến người dân không biết mình ở nhóm nào.

Shipper mỏi tay giao hàng dịp cận Tết Nguyên đán Quý Mão

Vương Trần |

Những ngày cận Tết Nguyên đán Quý Mão, nhiều shipper với thùng hàng phía sau yên xe len lỏi khắp các ngõ ngách của thành phố để kịp giao hàng tận nhà cho khách.

Khán giả mong chờ Cô Đẩu tái xuất Táo Quân 2023

Nhóm PV |

Suốt 20 năm qua, chương trình Gặp nhau cuối năm - Táo Quân đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người dân Việt Nam mỗi đêm 30 Tết. Báo Lao Động đã có cuộc phỏng vấn ngắn về những kỉ niệm với Táo Quân của người dân.

Do khó khăn, khoảng 450.000 lao động ở lại Bình Dương ăn Tết

ĐÌNH TRỌNG |

Tại Bình Dương, có khoảng 450.000 lao động ngoại tỉnh không về quê dịp Tết. Nguyên nhân số lượng lớn công nhân ở lại Bình Dương ăn Tết do điều kiện kinh tế, cuộc sống còn nhiều khó khăn, không đủ chi phí để về quê.

Hà Nội: Tấp nập người mua, kẻ bán tại chợ hoa Hoàng Hoa Thám ngày cận Tết

PHẠM ĐÔNG - HỮU CHÁNH |

Những ngày cuối năm, đường Hoàng Hoa Thám trở nên rất náo nhiệt và nhộn nhịp, nhiều người dân Hà Nội đã tới đây mua sắm các cây cảnh, hoa cảnh để trang trí dịp Tết Quý Mão 2023.

Trung Quốc mở cửa và lãi suất chi phối thị trường hàng hóa 2023

Song Minh |

Lãi suất của Fed và việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là những biến số chính trên thị trường hàng hóa toàn cầu trong năm nay, sau khi nhiều mặt hàng thiết lập mức cao lịch sử vào năm 2022 do lạm phát và chiến sự Ukraina.

Chốt kiểm soát thông thoáng sau khi Hà Nội cho phép dùng giấy đi đường cũ

HOÀI ANH |

Trong sáng nay 8.9, tại các chốt kiểm soát trên địa bàn Thủ đô, người dân sử dụng mẫu giấy đi đường cũ vẫn được phép lưu thông. Lực lượng chức năng chỉ phạt người ra đường không thuộc các trường hợp theo quy định của Chỉ thị số 16.

Cấp giấy đi đường: "Nhân viên ngân hàng, luật sư không biết thuộc nhóm nào"

Cường Ngô |

Theo luật sư Trương Thanh Đức, quy định mới về giấy đi đường của Hà Nội rất phức tạp, khiến người dân, doanh nghiệp "tù mù". Chính vì vậy, khi cấp giấy đi đường cần áp dụng tối đa hoá công nghệ, chỉ làm trực tiếp với trường hợp không thể áp dụng công nghệ.

Người dân Hà Nội không biết mình ở nhóm nào để xin giấy đi đường

HOÀI ANH - CƯỜNG NGÔ |

Trao đổi với Lao Động, Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI - trọng tài viên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho rằng, việc cấp giấy đi đường của Hà Nội nhiều lúng túng khiến người dân không biết mình ở nhóm nào.