Hà Nội: Hơn 555.000 F0 điều trị tại nhà, ca bệnh nặng, nguy kịch giảm

Phạm Đông |

Hà Nội - Trước tình hình Hà Nội liên tục ghi nhận số ca mắc mới nhiều nhất cả nước, ngành y tế Thủ đô đã phối hợp với các bệnh viện Trung ương, tổ chức phân tuyến, phân tầng điều trị, bố trí giường bệnh cho những F0 có diễn biến nặng.

Ngày 13.3, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, tính đến ngày 12.3, Hà Nội hiện có 555.161 bệnh nhân đang điều trị, cách ly tại nhà. 324 F0 được điều trị tại khu cách ly; 4.161 bệnh nhân tại các bệnh viện.

Dù số ca dương tính mỗi ngày tăng lên hàng chục nghìn ca, nhưng số bệnh nhân ở tầng 2 tầng 3 có chiều hướng giảm, nên những ngày qua, tỷ lệ F0 nhập viện chỉ chiếm 1-1,5%.

Cụ thể, Thành phố có 2.765 ca ở mức độ trung bình; 801 ca ở mức nặng, nguy kịch. Trong số các bệnh nhân nặng, nguy kịch có 712 trường hợp phải thở oxy mask, gọng kính; 11 trường hợp thở oxy dòng cao HFNC; 37 trường hợp thở máy không xâm lấn; 31 trường hợp thở máy xâm lấn; 9 trường hợp phải lọc máu và 1 người phải can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo).

Cũng theo Cục Quản lý khám chữa bệnh, số bệnh nhân ở mức nặng, nguy kịch giảm 11,2% so với giai đoạn trước.

Hiện, 4 Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn, Đa khoa Đức Giang, Xanh Pôn, Hà Đông là tuyến đầu được Sở Y tế Hà Nội giao phụ trách điều trị và phối hợp các BV tuyến dưới chuyển tầng. Trong đó, Thanh Nhàn đang điều trị gần 350 F0, bao gồm 70% là bệnh nhân nặng, mỗi ngày trung bình tiếp nhận 20 ca; 250 giường ICU tầng 3 và 100 giường ICU tầng 2; Đức Giang đang điều trị hơn 400 bệnh nhân (150 bệnh nhân nặng); Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 Hà Nội điều trị khoảng 170 F0 nặng.

Ông Nguyễn Văn Thường - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang cho biết, đơn vị được Sở Y tế phân công điều trị F0 nặng trong gần 2 năm qua, kể từ khi dịch bùng phát. Trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng 30 bệnh nhân, có lúc lên đến 50, hầu hết là người cao tuổi, nhiều bệnh nền, chưa được tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ liều. Tổng số bệnh nhân đang điều trị khoảng 400 người, trong đó khoảng 40% là rất nặng.

Ngoài ra, Bệnh viện còn phải điều trị các bệnh nhân hậu COVID-19, là trường hợp dù đã âm tính nhưng các triệu chứng còn dai dẳng như vẫn phải thở oxy, tổn thương phổi cần phục hồi chức năng, cần sự trợ giúp của bác sĩ. Bệnh viện trang bị 250 giường hồi sức tích cực và 150 giường tầng 2.

Trung bình mỗi ngày, khoảng 30 bệnh nhân xuất viện hoặc hạ tầng sớm (bệnh nhân chuyển biến tốt sẽ được cho về nhà tự cách ly, điều trị thay vì phải chờ đủ 10 ngày mới xuất viện như quy định của Bộ Y tế). Việc này để đảm bảo luôn có giường bệnh cho F0 mới nhập viện, cũng như giảm tải cho nhân viên y tế.

Bà Trần Thị Nhị Hà - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho hay, trong giai đoạn này thành phố đánh giá mức độ nguy cơ thông qua tỷ lệ bệnh nhân vào viện, chuyển nặng, tử vong; khả năng đáp ứng của hệ thống y tế ở các tuyến chứ không phải số ca nhiễm mỗi ngày.

Tính toán về khả năng đáp ứng thu dung bệnh nhân, Giám đốc Sở Y tế khẳng định vẫn đang ở trạng thái chủ động, không quá tải. Hiện thành phố đã mở toàn bộ giường điều trị cho bệnh nhân tầng 2, 3 ở tất cả bệnh viện, đồng thời làm việc với Bộ Y tế và bệnh viện trực thuộc các bộ, ngành, Trung ương để đề nghị hỗ trợ thu dung bệnh nhân.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Biến thể Omicron "tàng hình" chiếm ưu thế: Hà Nội ứng phó thế nào?

Phạm Đông |

Omicron tàng hình - một biến thể phụ của Omicron còn gọi là BA.2, có tốc độ lây lan nhanh và hiện lan rộng ở nhiều địa phương như Hà Nội và TPHCM. Vậy, biến thể phụ này có nguy hiểm và khác gì với biến thể gốc? Hà Nội cần ứng phó ra sao với biến thể phụ này?

Hà Nội hướng dẫn công nhận F0, cấp giấy hưởng BHXH theo 3 bước

Phạm Đông |

Hà Nội - Ngày 10.3, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng đã ký ban hành Văn bản số 694/UBND-KGVX về việc hướng dẫn các thủ tục hành chính, quản lý người mắc COVID-19 tại nhà.

Hà Nội công bố 85% mẫu bệnh là chủng Omicron: Chủng Delta biến mất khi nào?

Phạm Đông |

Khi nhiều địa phương có số ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh thì chính Omicron đã là chủng lưu hành chính. Khi đó, chủng Delta có thể sẽ tự mất đi trong quá trình lây lan và đột biến vì không thể "cạnh tranh"- theo các chuyên gia.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Biến thể Omicron "tàng hình" chiếm ưu thế: Hà Nội ứng phó thế nào?

Phạm Đông |

Omicron tàng hình - một biến thể phụ của Omicron còn gọi là BA.2, có tốc độ lây lan nhanh và hiện lan rộng ở nhiều địa phương như Hà Nội và TPHCM. Vậy, biến thể phụ này có nguy hiểm và khác gì với biến thể gốc? Hà Nội cần ứng phó ra sao với biến thể phụ này?

Hà Nội hướng dẫn công nhận F0, cấp giấy hưởng BHXH theo 3 bước

Phạm Đông |

Hà Nội - Ngày 10.3, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng đã ký ban hành Văn bản số 694/UBND-KGVX về việc hướng dẫn các thủ tục hành chính, quản lý người mắc COVID-19 tại nhà.

Hà Nội công bố 85% mẫu bệnh là chủng Omicron: Chủng Delta biến mất khi nào?

Phạm Đông |

Khi nhiều địa phương có số ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh thì chính Omicron đã là chủng lưu hành chính. Khi đó, chủng Delta có thể sẽ tự mất đi trong quá trình lây lan và đột biến vì không thể "cạnh tranh"- theo các chuyên gia.