Hà Nội: Gần 50.000 F0 điều trị tại nhà cần làm gì khi bị ho, sốt?

Phạm Đông |

Hà Nội - Thành phố hiện có gần 50.000 F0 được điều trị, cách ly tại nhà. Trước thực trạng số ca mắc tăng cao, bác sĩ đã khuyến cáo những dấu hiệu người bệnh cần được xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời.

Sáng 16.1, Sở Y tế Hà Nội cho biết, toàn thành phố có 59.795 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly. Trong đó, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (130), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (218), tại các bệnh viện của Hà Nội là (3.411), cơ sở thu dung điều trị thành phố (1.347), cơ sở thu dung quận, huyện (5722), theo dõi cách ly tại nhà (48.967).

Số bệnh nhân chuyển độ tại cơ sở thu dung là 5 người; số ca tử vong trong hôm qua (15.1) là 12 trường hợp, tổng số người tử vong do COVID-19 từ ngày 29.4 đến nay là 337 người.

Có thể thấy, hiện có hơn 80% bệnh nhân COVID-19 tại Thủ đô hiện ở thể nhẹ và ít triệu chứng nên đang được điều trị, giám sát tại nhà bởi các cơ sở y tế phường, xã.

Để đảm bảo an toàn cho F0 điều trị tại nhà, bác sĩ Nguyễn Hồng Hà - nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương - cho biết, đối với F0 là người lớn, nếu sốt >38,5°C hoặc đau đầu, đau người nhiều, cần uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5g, có thể lặp lại sau mỗi 4 - 6 giờ, ngày không quá 4 viên; uống oresol nếu uống kém/giảm hoặc có thể dùng uống thay nước.

Đối với trẻ em, nếu sốt >38,5°C, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10 - 15mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4 - 6 giờ, ngày không quá 4 lần. Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần mà không đỡ, cần thông báo ngay cho nhân viên y tế quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà để xử lý. Nếu F0 bị ho, có thể dùng thuốc giảm ho và dùng thêm vitamin theo đơn thuốc của bác sĩ.

Nếu người bệnh cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi >20 lần/phút hoặc đo SpO2 ≤ 96%) thì phải liên hệ ngay với bác sĩ để được hỗ trợ.

Với F0 không triệu chứng hoặc thể nhẹ có thể tập các bài phục hồi chức năng bao gồm tập các kiểu thở là chính (tập thở chúm môi, tập thở cơ hoành), tập yoga hay dưỡng sinh, các kỹ thuật tập vận động là cần thiết tuy nhiên cần tăng dần cường độ và thời gian tùy khả năng của mỗi người. Nếu người mắc COVID-19 có tiết nhiều đờm thì bổ sung các kỹ thuật thở chu kỳ chủ động và kỹ thuật ho hữu hiệu.

Bài tập thở này rất tốt cho hô hấp của bệnh nhân COVID-19. Virus SARS-CoV-2 tấn công chính vào phổi vì thế việc chú trọng phục hồi chức năng hô hấp là rất quan trọng, không chỉ giai đoạn mắc bệnh và cả giai đoạn "hậu COVID-19".

Với F0 đang điều trị tại nhà, nếu thấy một trong các dấu hiệu sau thì phải báo ngay cho nhân viên y tế, tránh bệnh trở nặng:

Cụ thể:

1. Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: Thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít khi hít vào.

2. Nhịp thở

+ Người lớn: Nhịp thở ≥ 21 lần/phút.

+ Trẻ từ một đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở: ≥ 40 lần/phút.

+ Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: Nhịp thở: ≥ 30 lần/phút.

Lưu ý ở trẻ em: Đếm đủ nhịp thở trong một phút khi trẻ nằm yên không khóc.

3. SpO2 ≤ 95% (nếu có thể đo), khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến một phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo.

4. Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.

5. Huyết áp thấp: Huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo).

6. Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

7. Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

8. Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

9. Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban...

10. Mắc thêm bệnh cấp tính: Sốt xuất huyết, tay chân miệng...

11. Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người nhiễm COVID-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Chi tiết những phường, quận trung tâm Hà Nội được mở bán ăn, uống tại chỗ

Phạm Đông |

Hà Nội - Các phường ở cấp độ 2 trong phòng chống dịch COVID-19 tại những quận trung tâm như: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng (Hà Nội) được mở bán ăn, uống tại chỗ.

Hà Nội: Chi tiết 158 xã, phường vùng cam tạm dừng cho học sinh đến trường

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, từ 17.1, các xã, phường, thị trấn nếu có mức độ dịch cấp độ 3 thì cho học sinh lớp 9 và học sinh lớp 12 tạm dừng đến trường, chuyển sang phương án dạy, học trực tuyến.

Hà Nội không còn quận huyện "vùng xanh", quận Hoàn Kiếm về màu vàng

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo báo cáo của CDC Hà Nội, thành phố hiện không còn vùng xanh do 2 huyện Phú Xuyên và Phúc Thọ đã chuyển sang vùng vàng.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Chi tiết những phường, quận trung tâm Hà Nội được mở bán ăn, uống tại chỗ

Phạm Đông |

Hà Nội - Các phường ở cấp độ 2 trong phòng chống dịch COVID-19 tại những quận trung tâm như: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng (Hà Nội) được mở bán ăn, uống tại chỗ.

Hà Nội: Chi tiết 158 xã, phường vùng cam tạm dừng cho học sinh đến trường

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo Sở Giáo dục và Đào tạo, từ 17.1, các xã, phường, thị trấn nếu có mức độ dịch cấp độ 3 thì cho học sinh lớp 9 và học sinh lớp 12 tạm dừng đến trường, chuyển sang phương án dạy, học trực tuyến.

Hà Nội không còn quận huyện "vùng xanh", quận Hoàn Kiếm về màu vàng

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo báo cáo của CDC Hà Nội, thành phố hiện không còn vùng xanh do 2 huyện Phú Xuyên và Phúc Thọ đã chuyển sang vùng vàng.