Hà Nội cần chuẩn bị thế nào cho chiến dịch tiêm chủng vaccine thần tốc?

Phạm Đông |

Ngày 21.7, UBND thành phố Hà Nội ban hành phương án số 170/PA-UBND triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn thành phố. Yêu cầu của phương án được đặt ra là tiêm chủng sớm nhất, nhanh nhất và an toàn nhất với yêu cầu thực hiện tối đa 200.000 mũi tiêm/ngày, ưu tiên 13 đối tượng tiêm vaccine phòng COVID-19.

Ngày 22.7, phóng viên có cuộc trao đổi với PGS.TS Trần Đắc Phu - Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, Bộ Y tế về chiến dịch tiêm chủng thần tốc, chưa từng có trong lịch sử.

Hiện tại trên địa bàn Hà Nội đã xuất hiện nhiều ca mắc mới trong cộng đồng, bao gồm cả một số ca chưa xác định nguồn lây. Theo ông, Hà Nội cần có những giải pháp đủ mạnh nào để tận dụng tối đa "thời điểm vàng" quyết tâm chặn đứng dịch lây lan diện rộng?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Với tầm nhìn xa và giải pháp căn cơ để đưa đất nước thoát khỏi dịch bệnh, Đảng và Nhà nước đã quyết tâm thực hiện chiến lược vaccine. Hà Nội là một địa bàn có nguy cơ cao trong bối cảnh tình hình dịch bệnh rất phức tạp hiện nay. Bởi Hà Nội vẫn được ví là “vùng trũng”, là cửa ngõ giao thương quốc tế, đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.

Không những vậy, Thành phố còn có mật độ dân số cao, các địa phương khác đổ về nhiều nên dịch có thể bùng lên bất kỳ lúc nào nếu không làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, trong đó có việc tiêm vaccine.

Hà Nội cần có kế hoạch cụ thể cho các chiến dịch cũng như cho từng đợt tiêm vaccine từ Thành phố đến quận, huyện, xã, phường. Hiện nay, Hà Nội không chỉ gồm người dân có hộ khẩu trên địa bàn mà còn có nhiều người lao động nhập cư, đến sinh sống có thể dài ngày nhưng cũng có thể ngắn ngày.

Vì vậy, địa phương phải thống kê được tất cả các trường hợp để biết chính xác số người dân sinh sống trên địa bàn. Mục tiêu của chiến dịch tiêm chủng là phải tiêm được cho các đối tượng đang sinh sống trên địa bàn chứ không chỉ tiêm cho người dân có hộ khẩu trên địa bàn.

Xin ông cho biết, người dân Thủ đô muốn đăng ký tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 thì cần lưu ý những gì?

Chúng ta phải huy động tổng thể các điểm tiêm chủng cố định, dựa trên các điểm tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng dịch vụ hiện có, trong khi tại Hà Nội có rất nhiều điểm tiêm chủng dịch vụ (tất nhiên đây cũng là các điểm tiêm phục vụ chiến dịch có thể không thu tiền). Bên cạnh đó, Thành phố thành lập thêm các điểm tiêm chủng mới ở các bệnh viện, cơ sở y tế cũng như điểm tiêm chủng lưu động tại các vị trí công cộng để tiếp cận được với người dân một cách tốt nhất.

Hà Nội cũng cần phải lưu ý đến việc quản lý đăng ký tiêm chủng. Hiện Bộ Y tế đã phát triển Sổ sức khoẻ điện tử đối với cá nhân. Các đơn vị cần thông báo rộng rãi để người dân có thể đăng ký tiêm chủng online qua hệ thống này. Qua đó, chúng ta có thể huy động được toàn dân tham gia tiêm chủng.

Đặc biệt, dựa vào việc đăng ký tiêm chủng đó, địa phương, cơ sở có thể sắp xếp khoa học, ưu tiên cho những đối tượng tiêm theo Nghị quyết của Chính phủ cũng như Kế hoạch tiêm chủng của Bộ Y tế. Trong thời điểm này, ngoài những đối tượng như trước đây cần chú ý các đối tượng là những người mắc bệnh nền, người già. Những đối tượng náy có thể bố trí tiêm ở các cơ sở điều trị

Đây là chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước tới nay nên chúng ta phải bố trí đủ nguồn lực, nhân lực. Hà Nội phải huy động nhân lực không chỉ là người tham gia tiêm, mà đó còn là những người điều tra đối tượng, vận động đi tiêm, khám sàng lọc, theo dõi sức khỏe sau tiêm. Mặt khác, Hà Nội phải tập huấn cho các đối tượng này để họ có được trình độ cũng như năng lực nhất định. Hà Nội cũng phải lưu ý đến việc huy động cho các vấn đề bảo quản, vận chuyển vaccine, vấn đề cấp cứu…

Thành phố luôn phải chú trọng tới việc chọn các địa bàn ưu tiên. Bởi chúng ta chưa thể có đủ vaccine tiêm một lúc cho tất cả người dân trên toàn thành phố. Hiện nay, Hà Nội đang lên kế hoạch cố gắng tiêm 200.000 người/ngày. Việc này đòi hỏi công tác điều phối giữa các điểm tiêm như thế nào để Hà Nội thực hiện tiêm đủ số lượng đó. Trong quá trình tiêm chủng, các đơn vị cũng phải lưu ý công tác phòng, chống dịch bệnh.

PGS.TS Trần Đắc Phu. Ảnh: Bộ Y tế
PGS.TS Trần Đắc Phu. Ảnh: Bộ Y tế

Theo ông, chiến dịch tiêm chủng này cần được Hà Nội sắp xếp như thế nào để không xảy ra tình trạng quá tải tại điểm tiêm, bảo đảm giãn cách phòng dịch?

Do hiện nay có những ca bệnh lẩn khuất trong cộng đồng nên các đơn vị phải đảm bảo tiêm chủng giãn cách. Tốt nhất, các đơn vị nên ứng dụng công nghệ thông tin, sắp xếp lên kế hoạch gọi từng nhóm đến tiêm chủng, nhắc theo thời gian sắp xếp hợp lý để tránh việc “ùn tắc” trong tiêm chủng. Đặc biệt, các đơn vị thực hiện tiêm đến đâu an toàn đến đó, việc tiêm đạt số lượng cao nhưng cũng phải đảm bảo chất lượng, an toàn.

Hà Nội cũng cần rút kinh nghiệm từ tình hình tiêm chủng từ một số địa phương khác thời gian qua, vì chạy nhanh tiến độ, không kịp sắp xếp, lên kế hoạch tiêm, dẫn đến việc tập trung đông người.

Vì vậy, Hà Nội cần có kế hoạch cụ thể. Đặc biệt, tất cả các điểm tiêm phải luôn nắm được các kế hoạch. Đơn cử, một ngày chúng ta tiêm được bao nhiêu người, từ đó, đơn vị lên số liệu tổng thể cho từng điểm tiêm để TP đạt được kế hoạch. Đồng thời, Hà Nội sắp xếp các điểm tiêm ở mức độ vừa phải, tránh tập trung đông người, không để dồn vào cùng một thời điểm.

Các đơn vị nên dựa vào phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin để gọi từng nhóm tiêm chủng ra tiêm trong thời gian sao cho hợp lý. Vì vậy, công tác phối hợp giữa các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp hoặc các tập thể cộng đồng dân cư với điểm tiêm chủng vô cùng quan trọng.

Còn với người dân, các đơn vị có thể thông báo trên các phương tiện như nhắn tin online hoặc qua điện thoại để họ ra tiêm trong thời gian hợp lý. Điều quan trọng, chúng ta điều phối các đối tượng đến từng điểm tiêm một cách hợp lý, tránh quá tải ở điểm tiêm chủng này mà lại không đủ người ở điểm tiêm chủng kia, tránh người dân đến nhiều cùng một thời điểm.

Theo ông, để bảo đảm an toàn và thành công cho chiến dịch, Hà Nội cần chú ý những gì?

Để chiến dịch tiêm chủng được thực hiện thành công không chỉ là có sự tham gia của ngành y tế mà còn có sự vào cuộc của chính quyền các quận, huyện, xã, phường, tổ dân phố, tổ COVID-19 cộng đồng. Đặc biệt, trách nhiệm của người dân vô cùng quan trọng.

Hiện nay, để đạt được miễn dịch cộng đồng, chúng ta phải tiêm được nhanh, sớm, đủ. Khi có vaccine, chúng tôi mong rằng, mỗi người hãy vì việc tiêm chủng là quyền lợi của mình nhưng cũng là trách nhiệm, thực hiện nghiêm chỉnh biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho mỗi điểm tiêm. Đồng thời thực hiện tốt thông điệp 5K+vaccine của Thủ tướng Chính phủ.

Xin cảm ơn ông!

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội vận hành đồng loạt 1.200 dây chuyền tiêm khi được phân bổ đủ vaccine

Tùng Giang |

Theo Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, thành phố có thể vận hành đồng loạt 1.200 dây chuyền tiêm khi được Trung ương phân bổ đủ vaccine.

Sáng 22.7, tiếp tục có thêm 2.967 ca mắc mới COVID-19, hơn 4,3 triệu liều vaccine đã tiêm

Lệ Hà |

6h00 ngày 22.7, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, ghi nhận thêm 2.967 ca mắc mới. Tổng số liều vaccine đã được tiêm là 4.367.939 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.042.984 liều, tiêm mũi 2 là 324.955 liều.

Hà Nội ban hành phương án tiêm 200.000 mũi vaccine COVID-19 mỗi ngày

Thùy Linh |

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký ban hành Phương án triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng chống COVID-19 trên địa bàn thành phố.

Khởi tố, bắt tạm giam thiếu tướng Đỗ Hữu Ca

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh hôm nay (22.2) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, ra lệnh tạm giam đối với Đỗ Hữu Ca – nguyên Giám đốc Công an TP.Hải Phòng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Khởi tố, bắt giam kẻ dùng tuýp sắt dài hơn một mét đánh shipper gãy 2 tay

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Chỉ vì phí ship 30.000 đồng dẫn đến tranh cãi mà một cặp vợ chồng ở Quảng Ngãi đã dùng tuýp sắt, ghế inox đánh một nam shipper gãy 2 tay.

Chưa có đường tránh phục vụ mở rộng Sân bay Điện Biên

VĂN THÀNH CHƯƠNG |

Một tuyến đường dân sinh có hàng nghìn phương tiện lưu thông mỗi ngày sẽ bị đóng để làm Sân bay Điện Biên. Tuy nhiên, hiện đường tránh vẫn chưa được xây dựng.

Đàm phán giá thành công 64 biệt dược, tiết kiệm hơn 2.000 tỉ đồng

Thùy Linh |

Ngày 22.2, Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc quốc gia (Bộ Y tế), cho biết Bộ Y tế đã đàm phán giá với 69 thuốc biệt dược, thuốc gốc có giá trị sử dụng lớn. 64 loại biệt dược đã được đàm phán giá thành công, tiết kiệm hơn 2.000 tỉ đồng.

Thực nghiệm hiện trường vụ mẹ ruột tiếp tay cho người tình xâm hại con gái

L.N |

Tuyên Quang - Cơ quan công an đánh giá vụ án bé gái 10 tuổi bị xâm hại tình dục đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận, cần phải xử lý nghiêm.

Hà Nội vận hành đồng loạt 1.200 dây chuyền tiêm khi được phân bổ đủ vaccine

Tùng Giang |

Theo Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, thành phố có thể vận hành đồng loạt 1.200 dây chuyền tiêm khi được Trung ương phân bổ đủ vaccine.

Sáng 22.7, tiếp tục có thêm 2.967 ca mắc mới COVID-19, hơn 4,3 triệu liều vaccine đã tiêm

Lệ Hà |

6h00 ngày 22.7, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, ghi nhận thêm 2.967 ca mắc mới. Tổng số liều vaccine đã được tiêm là 4.367.939 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.042.984 liều, tiêm mũi 2 là 324.955 liều.

Hà Nội ban hành phương án tiêm 200.000 mũi vaccine COVID-19 mỗi ngày

Thùy Linh |

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký ban hành Phương án triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng chống COVID-19 trên địa bàn thành phố.