Giải mã bệnh rối loạn thần kinh thực vật hậu COVID-19

Thiều Trang |

Rối loạn thần kinh thực vật ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa,... Đây là bệnh ngày càng phổ biến, tuy bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng tác động rất lớn tới sinh hoạt.

Rối loạn thần kinh thực vật hậu COVID-19

Sau khi âm tính với SARS-CoV-2, chị Hoàng Thị Lan (Đông Sơn, Thanh Hóa) thường xuyên cảm thấy nhịp tim của mình nhanh bất thường, lúc nào cũng thấy hồi hộp, thậm chí khó thở, hụt hơi và phải rướn người để hít thở sâu mới cảm thấy dễ thở hơn. Về đêm, chị Lan còn cảm thấy nóng và rát ở vùng ngực, thậm chí là đau nhói ngực.

"Nhiều lúc tôi cảm giác như tim sắp nhảy ra khỏi lồng ngực, tình trạng này xảy ra liên tục khiến tôi cảm thấy mệt mỏi và khó chịu. Đặc biệt, tại nơi đông người, còn bị khó thở và nhói ngực" - chị Lan nói.

Bên cạnh đó, chồng của chị Lan khỏi bệnh đã gần một tháng nhưng vẫn mang cảm giác uể oải, làm việc nặng sẽ bị run chân tay. Nhiều lúc, hai bàn tay và hai bàn chân bị lạnh, vã mồ hôi và tê dại lan lên cả vùng ngực.

Trao đổi với Lao Động, bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng - Trung tâm oxy cao áp Việt - Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc phòng - cho biết, người gặp các triệu chứng trên có thể là do rối loạn thần kinh thực vật.

Theo đó, cơ thể có hai hệ thần kinh là chủ động (động vật) và thụ động (thực vật). Trong khi hệ thần kinh động vật quyết định các hoạt động có ý thức, còn hệ thần kinh thực vật liên quan sự co bóp của tim, phổi, tuyến mồ hôi,... ngay cả khi cơ thể đang ngủ, say hay bất tỉnh.

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng phân tích, rối loạn thần kinh thực vật (autonomic nervous system disorders) ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa,... Đây là bệnh ngày càng phổ biến, tuy bệnh không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng tác động rất lớn tới sinh hoạt. Đặc biệt, triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật xuất hiện ngay trong quá trình người bệnh đang điều trị COVID-19. Tình trạng này có thể kéo dài và diễn tiến phức tạp trong vài tuần, thậm chí cả tháng sau khi F0 âm tính.

Theo bác sĩ Hoàng, rối loạn thần kinh thực vật có nhiều nhóm triệu chứng. Ảnh: NVCC
Theo bác sĩ Hoàng, rối loạn thần kinh thực vật có nhiều nhóm triệu chứng. Ảnh: NVCC

Cách để vượt qua

Theo bác sĩ Hoàng, rối loạn thần kinh thực vật có nhiều nhóm triệu chứng.

Nhóm 1, bệnh nhân có cảm giác bồn chồn, lo lắng, dễ xúc động và khó ngủ. Tình trạng này thường thấy khi mắc COVID-19 và một số tình huống "dễ xúc động không đáng có" sau khi âm tính.

Nhóm 2, người khỏi COVID-19 cũng dễ gặp các triệu chứng do thiếu máu lên não như nặng đầu, váng đầu, đi lại bồng bềnh, không tự tin, đặc biệt là giảm trí nhớ, khả năng tập trung kém.

Nhóm 3, người bệnh dễ mệt mỏi, mất sức, chân tay yếu khi làm việc, vận động. Nhiều trường hợp có cảm giác bủn rủn chân tay và hết sau một thời gian ngắn.

Nhóm 4, chân, tay lạnh nhưng đổ mồ hôi trộm. Nhiều trường hợp đêm ngủ ướt hết phần lưng và ngực.

Bên cạnh đó, một số người cũng có triệu chứng hồi hộp từng cơn, đánh trống ngực, thổn thức, kèm theo đó là tình trạng nghẹn, khó thở. Bác sĩ Hoàng cho rằng đây là các vấn đề liên quan rối loạn co bóp của tim và phế quản.

Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, rối loạn thần kinh thực vật ở người bệnh sau COVID bắt nguồn từ cả nguyên nhân về tâm lý và nguyên nhân thực thể. Về tâm lý, người bệnh thường lo lắng, căng thẳng, stress, ăn ngủ kém,... dẫn đến dễ bị rối loạn thần kinh thực vật.

Về thực thể, có thể tình trạng vi huyết khối do COVID-19 dẫn đến thiếu máu gây viêm và rối loạn chuyển hóa tại chỗ, cũng như những giả thuyết về phản ứng tự miễn dịch của cơ thể đối với hệ thần kinh là những lý do khiến tình trạng rối loạn thần kinh thực vật nặng nề hơn.

Dành lời khuyên cho những người có triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật hậu COVID-19, bác sĩ Hoàng cho biết, người bệnh nên cố gắng vận động nhẹ nhàng, thường xuyên và vừa sức. Đồng thời, điều chỉnh chế độ ăn uống, ăn nhiều hoa quả, cá, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa,... Bổ sung vitamin, omega 3, kẽm, vitamin D, khoáng chất hoặc một số sản phẩm giúp giảm căng thẳng như an thần với thành phần thảo dược, tăng cường tuần hoàn não.

Một phương pháp cũng có thể ứng dụng để điều trị tình trạng này là thở oxy cao áp. Theo đó, bệnh nhân được đưa vào một buồng oxy tinh khiết với áp suất cao hơn khoảng 1,5-2 lần thông thường, giúp oxy được phân phối tới các mô, cơ quan tốt hơn.

Ngoài ra, liệu pháp tâm lý cũng là cách điều trị rối loạn thần kinh thực vật. Người bệnh nên vẽ tranh, nghe nhạc, làm vườn, nấu ăn,... để mang lại cảm giác dễ chịu. Bác sĩ Hoàng nhận định, nếu điều trị tốt, các triệu chứng của rối loạn hệ thần kinh thực vật sẽ ổn sau khoảng 3-4 tuần.

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Bác sĩ chia sẻ bài tập phục hồi khứu giác hậu COVID-19

Bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường - Bệnh viện Quân y 103 |

Bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường - Bệnh viện Quân y 103 - thành viên hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà chia sẻ bài tập phục hồi khứu giác hậu COVID-19 an toàn và hiệu quả.

Bác sĩ chỉ cách vượt qua các vấn đề về trí nhớ hậu COVID-19

Thiều Trang |

Theo các bác sĩ, người bệnh nên tăng cường luyện tập thể dục nhẹ nhàng giúp đầu óc thoải mái, chơi các trò chơi trí tuệ để kích thích trí óc làm việc, giữ tinh thần lạc quan, yêu đời,...

Liệu pháp tại nhà để điều trị chứng yếu nhược, tê bì cơ thần kinh

ánh nhiên (theo Boldsky) |

Vì hệ thống thần kinh được phân bổ trong toàn bộ cơ thể, bất kỳ chấn thương, căng thẳng đều có thể dẫn đến sự suy yếu của các dây thần kinh. Nếu bạn có chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh, bạn sẽ tránh được tình trạng thoái hóa dây thần kinh.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Bác sĩ chia sẻ bài tập phục hồi khứu giác hậu COVID-19

Bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường - Bệnh viện Quân y 103 |

Bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường - Bệnh viện Quân y 103 - thành viên hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà chia sẻ bài tập phục hồi khứu giác hậu COVID-19 an toàn và hiệu quả.

Bác sĩ chỉ cách vượt qua các vấn đề về trí nhớ hậu COVID-19

Thiều Trang |

Theo các bác sĩ, người bệnh nên tăng cường luyện tập thể dục nhẹ nhàng giúp đầu óc thoải mái, chơi các trò chơi trí tuệ để kích thích trí óc làm việc, giữ tinh thần lạc quan, yêu đời,...

Liệu pháp tại nhà để điều trị chứng yếu nhược, tê bì cơ thần kinh

ánh nhiên (theo Boldsky) |

Vì hệ thống thần kinh được phân bổ trong toàn bộ cơ thể, bất kỳ chấn thương, căng thẳng đều có thể dẫn đến sự suy yếu của các dây thần kinh. Nếu bạn có chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh, bạn sẽ tránh được tình trạng thoái hóa dây thần kinh.