Được trang bị đầy đủ chống dịch COVID, y bác sĩ phải "ra trận" lúc này

Thiên Bình - Đình Trọng |

Theo bà Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam, đây là lúc các y bác sĩ, nhân viên y tế thể hiện trách nhiệm với đất nước, lương tâm của người thầy thuốc với bệnh nhân. Dịch bệnh COVID-19 ập đến, hơn lúc nào hết đất nước đang cần đội ngũ nhân viên y tế xông pha tuyến đầu chống dịch.

Bác sĩ cần thể hiện trách nhiệm của người thầy thuốc vào lúc này

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa ký văn bản về việc tăng cường quản lý người hành nghề khám bệnh chữa bệnh gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh việc quản lý người hành nghề tại các cơ sở khám bệnh chữa bệnh, tổng hợp các trường hợp tự ý bỏ việc hoặc vi phạm các quy định về đạo đức hành nghề gửi về Bộ Y tế để tổng hợp, xem xét có hình thức kỉ luật hành chính hoặc tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề đối với các trường hợp vi phạm.

Trao đổi với Lao Động, bà Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Công đoàn Y tế Việt Nam nhận định, các y bác sĩ hiện nay tham gia chống dịch tại các điểm nóng đều đã được Nhà nước hỗ trợ về mọi mặt như được tiêm đủ 2 mũi vaccine, được phòng hộ đầy đủ. Đây cũng là đội ngũ được đào tạo chuyên nghiệp, có trình độ. Thời điểm này, người dân cả nước cần đội ngũ nhân viên y tế hơn lúc nào hết. Rất nhiều cán bộ tay nghề cao của các bệnh viện trung ương, điều kiện kinh tế rất tốt, nhưng họ tâm sự muốn xung phong nam tiến vì lương tâm trách nhiệm thầy thuốc thức tỉnh họ, họ tự nhận thấy trách nhiệm phải cống hiến cho đất nước, cho hệ thống y tế, chia sẻ cho đồng nghiệp trong lúc khó khăn này. “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?”

“Những y bác sĩ, nhân viên y tế về hưu, cán bộ y tế, các cháu sinh viên chưa ra trường ở miền Bắc đang còn tình nguyện đăng ký đi vào tâm dịch ở 19 tỉnh miền Nam, huống chi là các y bác sĩ đang sống ngay trên quê hương mình thì càng phải ra sức bảo vệ chiến tuyến, bảo vệ đồng bào của mình. Chiến sĩ là phải ra trận trong lúc như này”, bà Phạm Thanh Bình chia sẻ.

Cũng theo bà Bình, trước sự hi sinh, vất vả của đội ngũ nhân viên y tế, thời gian qua, Công đoàn Y tế đã có nhiều đề xuất hỗ trợ cho đội ngũ này. Cụ thể, Công đoàn Y tế đã đề nghị Tổng Liên đoàn hỗ trợ dinh dưỡng cho tất cả những người tham gia tuyến đầu 1 triệu đồng/đợt, số tiền này do Tổng Liên đoàn hoặc Liên đoàn Lao động các tỉnh chi trả. Đối với các cán bộ trực thuộc Công đoàn Y tế Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế điều động tăng cường, đơn vị này đã đề nghị hỗ trợ thêm cho mỗi người 2 triệu tiền tăng cường/đợt từ kính phí của Công đoàn Y tế Việt Nam.

Ngoài ra, tất cả các chế độ chính sách nhà nước quy định từ tiền trực, tiền phụ cấp, tiền chống dịch, đội ngũ tham gia tuyến đầu chống dịch đều được nhận đầy đủ, được ưu tiên tiêm vaccine cho thân nhân ở nhà, tất cả cán bộ y tế đi tăng cường đều được bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Công đoàn Y tế Việt Nam.

Bên cạnh đó, Công đoàn Y tế cũng đã triển khai thẻ bảo hiểm cho những người tuyến đầu với 20.000 thẻ và đang tiếp tục đề xuất 25.000 thẻ bảo hiểm an toàn nữa cho lực lượng này. Đặc biệt, đối với các cán bộ y tế đang đi chống dịch mà có hoàn cảnh gia đình khó khăn thì được hỗ trợ 2 triệu đồng, đối với các trường hợp cán bộ y tế đang đi chống dịch mà thân nhân mất, không về chịu tang thì sẽ được hỗ trợ 5 triệu đồng.

So với những hy sinh, cống hiến của cán bộ y tế thì những hỗ trợ trên chỉ là phần động viên tinh thần, thể hiện tổ chức công đoàn luôn bên cạnh họ trong lúc khó khăn. Có thể khẳng định tinh thần tình nguyện của các chiến sĩ áo trắng là tài sản vô giá của đất nước.

Rất cần giải pháp mạnh để bổ sung nhân lực cho y tế địa phương

Cũng theo nhận định của bà Phạm Thanh Bình, tại các địa phương, lực lượng y bác sĩ vốn đã thiếu từ trước nên khi dịch xảy ra, chúng ta mới phải điều lực lượng chi viện cho các địa phương đông như vậy. Chính vì vậy, nếu đội ngũ này mà nghỉ thì sẽ khiến cho hệ thống y tế địa phương “trống” và các địa phương càng khó khăn hơn khi phải thực hiện phương châm 4 tại chỗ. Khi các y bác sỹ tăng cường rút thì các thầy thuốc ở địa phương sẽ tiếp tục là trụ cột để chăm sóc và bảo vệ nhân dân. Khó khăn này cần phải đề xuất Đảng, Nhà nước, Bộ Y tế có giải pháp dài hạn sau này.

Trước đó, Bình Dương – 1 trong những điểm nóng về dịch COVID-19 cũng đã có văn bản, trong đó nêu rõ: “Sở Y tế không giải quyết đơn xin nghỉ việc của các viên chức tại tất cả các đơn vị trực thuộc, đồng thời, nếu viên chức tự ý bỏ việc, Sở Y tế sẽ xem xét kỷ luật theo quy định, thu hồi các chứng chỉ hành nghề đã cấp”.

Đại diện Sở Y tế Bình Dương cho biết, tại Bình Dương, hiện đã có gần 130.000 ca mắc. Tỉnh Bình Dương đang thiếu hụt lượng lớn y bác sĩ. Hiện tỉnh đang thực hiện các giải pháp tình thế như: điều chuyển y bác sĩ từ "vùng xanh" đến "vùng đỏ"; cán bộ công chức vào điểm nóng dịch bệnh để chia sẻ gánh nặng cho tuyến đầu chống dịch ở địa phương và xin chi viện từ Bộ Y tế và các tỉnh.

Sở Y tế Bình Dương cũng động viên gần 2.900 nhân viên y tế ở các cơ sở điều trị không nghỉ phép và nghỉ việc, tiếp tục bám trụ tuyến đầu điều trị bệnh nhân. Đối với viên chức tự ý bỏ việc, Sở Y tế sẽ xem xét kỷ luật theo quy định, thu hồi các chứng chỉ hành nghề đã cấp.

Thiên Bình - Đình Trọng
TIN LIÊN QUAN

Khai trương Bệnh viện dã chiến truyền nhiễm 5G: Thêm hy vọng và niềm tin

Huyên Nguyễn |

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng mỗi một bệnh viện ra đời sẽ thêm hy vọng, niềm tin giữ lại cuộc sống cho nhiều người, nhiều gia đình. Nhiệm vụ chống dịch được trang bị thêm một vũ khí.

Trưa 5.9, Hà Nội ghi nhận thêm 40 ca COVID-19 mới trong vòng 6 giờ

Thùy Linh |

Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội từ 6h00-12h00 trưa nay (5.9), trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 40 ca COVID-19, trong đó 39 ca tại khu cách ly, phong tỏa, 1 ca tại cộng đồng.

Bộ Y tế: Có hiện tượng người hành nghề tự ý bỏ vị trí, không làm nhiệm vụ

Thùy Linh |

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh việc quản lý người hành nghề tại các cơ sở khám bệnh chữa bệnh.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Khai trương Bệnh viện dã chiến truyền nhiễm 5G: Thêm hy vọng và niềm tin

Huyên Nguyễn |

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng mỗi một bệnh viện ra đời sẽ thêm hy vọng, niềm tin giữ lại cuộc sống cho nhiều người, nhiều gia đình. Nhiệm vụ chống dịch được trang bị thêm một vũ khí.

Trưa 5.9, Hà Nội ghi nhận thêm 40 ca COVID-19 mới trong vòng 6 giờ

Thùy Linh |

Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội từ 6h00-12h00 trưa nay (5.9), trên địa bàn thành phố ghi nhận thêm 40 ca COVID-19, trong đó 39 ca tại khu cách ly, phong tỏa, 1 ca tại cộng đồng.

Bộ Y tế: Có hiện tượng người hành nghề tự ý bỏ vị trí, không làm nhiệm vụ

Thùy Linh |

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời chấn chỉnh việc quản lý người hành nghề tại các cơ sở khám bệnh chữa bệnh.