Dự báo Hà Nội đạt đỉnh dịch 2 tuần tới: Tìm giải pháp tránh quá tải y tế

Phạm Đông |

Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, hai tuần tới, số ca mắc COVID-19 ở thành phố khả năng đạt đỉnh, tạo áp lực cho y tế cơ sở. Tuy nhiên, theo chuyên gia y tế, rất khó để đoán định khi đỉnh dịch thành phố sẽ có bao nhiêu ca mắc.

Hạ tầng bệnh nhân hợp lý theo tiến triển điều trị

Mỗi ngày trung bình Hà Nội ghi nhận trên 10.000 ca nhiễm mới và có thể tiếp tục tăng cao. Đây là hệ quả tất yếu khi thành phố mở cửa tất cả hoạt động kinh tế - xã hội cũng như khi học sinh trở lại trường sau Tết Nguyên đán. Quá trình giao lưu, kết nối giữa Hà Nội với địa phương khác cũng khiến số ca mắc mới tăng cao.

“Dịch ở Hà Nội có thể đạt đỉnh trong hai tuần tới, tạo áp lực cho y tế cơ sở”, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của thành phố ngày 27.2.

Dẫn nhận định trên của chuyên gia, ông Chu Ngọc Anh nhấn mạnh hai tuần tới là thách thức rất lớn đối với hệ thống y tế cơ sở nếu không kịp đưa ra giải pháp phù hợp.

Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, hiện F0 điều trị tại nhà của Hà Nội chiếm 96%, chưa đến 4% người nhiễm điều trị ở tầng 2 và 3 của thành phố. Nhưng vì số bệnh nhân tăng cao nên số giường bệnh phải chuẩn bị ở tầng 2 và 3 cũng rất lớn. Tuy tỷ lệ bệnh nhân nặng đã giảm so với trước, nhưng số liệu ca bệnh nặng vẫn có thể tăng nhanh do mỗi ngày Hà Nội ghi nhận hơn 10.000 F0 mới và có thể lớn hơn trong giai đoạn tiếp theo.

Bà Hà cho biết, vấn đề quan trọng là khả năng điều phối và đáp ứng y tế ở các tuyến. Nếu không đánh giá chính xác được khả năng đáp ứng y tế mỗi tuyến, dễ gây quá tải hệ thống, thậm chí khủng hoảng y tế.

Để tránh việc quá tải, đơn vị cũng thực hiện việc hạ tầng bệnh nhân một cách hợp lý theo tiến triển điều trị. Ví dụ, bệnh nhân tầng 2 và 3 chuyển biến tốt nhưng chưa đủ 10 ngày theo quy định của Bộ Y tế, nhân viên y tế sẽ cho bệnh nhân về nhà tự cách ly, điều trị thay vì phải chờ đủ 10 ngày để xuất viện. Việc này giúp tiết kiệm được giường bệnh cho F0 mới nhập viện, cũng như giảm tải cho nhân viên y tế.

Bà Hà cũng cho rằng, giai đoạn này đánh giá mức độ nguy cơ cần thông qua tỷ lệ bệnh nhân vào viện, chuyển nặng, tử vong; khả năng đáp ứng của hệ thống y tế ở các tuyến chứ không phải số ca nhiễm mỗi ngày.

Bên cạnh bệnh viện thành phố, Hà Nội đã phối hợp, huy động thêm cơ sở y tế của Trung ương, trực thuộc bộ, ngành. Tới nay, chúng tôi đã chuẩn bị được 2.180 giường cho bệnh nhân tầng 2, 3, nhưng mới sử dụng khoảng 1.000 giường.

"Theo tính toán về khả năng đáp ứng thu dung bệnh nhân, Sở Y tế khẳng định vẫn đang ở trạng thái chủ động, không quá tải", bà Hà nói và cho rằng kể cả đối với kịch bản số ca nhiễm tăng gấp đôi như hiện nay, thành phố cơ bản vẫn đáp ứng được.

Khó đoán định chính xác số ca mắc khi đến đỉnh dịch

Trao đổi thêm với Lao Động, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định, giữa tháng 3 sẽ là thời gian đạt đến đỉnh dịch của Hà Nội. Tuy nhiên, rất khó để tính toán số ca thực sự khi lên đến đỉnh dịch sẽ có bao nhiêu ca bệnh/ngày.

Theo ông Nga, hiện tại thành phố công bố trên 10.000 ca bệnh/ngày. Tuy nhiên con số thực tế có thể lên đến 50.000 - 60.000 ca khi nhiều người có triệu chứng nên không xét nghiệm; có những trường hợp lại không khai báo khi mắc bệnh và thậm chí không liên hệ được với cơ sở y tế nên không được kiểm đếm.

Ông Nga cho rằng, điều đáng lưu tâm là thành phố vẫn đang kiểm soát được ca bệnh nặng, tỉ lệ tử vong thấp. Bởi hiện tại mỗi ngày thành phố chỉ có từ 15-20 ca tử vong.

Trong giai đoạn đỉnh dịch, ông Nga cho rằng, thống kê F0 sẽ không còn ý nghĩa. Hà Nội cần tập trung cho những ca bệnh nặng, những ca thở máy và ca tử vong. Khi người dân tiêm đủ vaccine, không có triệu chứng thì không cần quan tâm ca nhiễm hàng ngày nữa.

Còn PGS.TS Hoàng Bùi Hải - Phó giám đốc Bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 Đại học Y Hà Nội cho rằng, dù bước vào giai đoạn đỉnh dịch thì cũng chỉ nên tập trung vào người bệnh có triệu chứng để quản lý, phân tầng và điều trị sớm. Khi đó ngành y tế sẽ giảm thiểu được ca tăng nặng, ca chuyển tầng tại nhà.

Cũng theo ông Hải, chúng ta cũng cần đầu tư hơn nữa cho thuốc điều trị, phương tiện điều trị đặc trị trong bệnh viện để giúp làm giảm tỉ lệ tử vong.

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

F0, F1 đồng loạt nghỉ việc, sản xuất lao đao: Xem COVID-19 là bệnh đặc hữu?

Phạm Đông |

Số mắc COVID-19 tăng cao, nhiều công sở, không chỉ F0 mà cả F1 đồng loạt nghỉ việc ở nhà cách ly dẫn đến thiếu hụt lao động, có thể dẫn đến đứt gãy sản xuất. Nhiều ý kiến cho rằng sau khi phủ vaccine diện rộng, Việt Nam nên xem xét coi COVID-19 là bệnh đặc hữu thông thường, chuẩn bị thích ứng với thời kỳ hậu đại dịch.

Nhiều người tái mắc COVID-19: Không loại trừ trước nhiễm Detla, sau Omicron

Phạm Đông |

Theo ghi nhận có không ít trường hợp người mắc bệnh rồi vẫn bị tái mắc COVID-19. Một số chuyên gia y tế cho rằng, tái nhiễm trên cùng 1 biến chủng là cực hiếm, tái nhiễm với 2 biến chủng khác nhau khá phổ biến. Không loại trừ khả năng có người trước đó đã mắc chủng Delta, nay lại mắc thêm biến chủng Omicron.

F0 gia tăng ở Hà Nội: Cách ly “chồng” cách ly, công sở thiếu hụt lao động

Phạm Đông |

Hà Nội ghi nhận mỗi ngày hơn 10.000 ca mắc COVID-19, trên thực tế con số còn cao hơn rất nhiều. Đáng nói là trong nhiều gia đình, các thành viên cứ lần lượt là F0, nên nhiều người phải cách ly vài tuần đến cả tháng tại nhà.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

F0, F1 đồng loạt nghỉ việc, sản xuất lao đao: Xem COVID-19 là bệnh đặc hữu?

Phạm Đông |

Số mắc COVID-19 tăng cao, nhiều công sở, không chỉ F0 mà cả F1 đồng loạt nghỉ việc ở nhà cách ly dẫn đến thiếu hụt lao động, có thể dẫn đến đứt gãy sản xuất. Nhiều ý kiến cho rằng sau khi phủ vaccine diện rộng, Việt Nam nên xem xét coi COVID-19 là bệnh đặc hữu thông thường, chuẩn bị thích ứng với thời kỳ hậu đại dịch.

Nhiều người tái mắc COVID-19: Không loại trừ trước nhiễm Detla, sau Omicron

Phạm Đông |

Theo ghi nhận có không ít trường hợp người mắc bệnh rồi vẫn bị tái mắc COVID-19. Một số chuyên gia y tế cho rằng, tái nhiễm trên cùng 1 biến chủng là cực hiếm, tái nhiễm với 2 biến chủng khác nhau khá phổ biến. Không loại trừ khả năng có người trước đó đã mắc chủng Delta, nay lại mắc thêm biến chủng Omicron.

F0 gia tăng ở Hà Nội: Cách ly “chồng” cách ly, công sở thiếu hụt lao động

Phạm Đông |

Hà Nội ghi nhận mỗi ngày hơn 10.000 ca mắc COVID-19, trên thực tế con số còn cao hơn rất nhiều. Đáng nói là trong nhiều gia đình, các thành viên cứ lần lượt là F0, nên nhiều người phải cách ly vài tuần đến cả tháng tại nhà.