Đơn thuốc bất thường ở BV Hà Đông: Chuyên gia nói đó là nhân bản đơn thuốc

Nhóm Phóng viên |

Trước tình trạng kê đơn thuốc "đầu vào", kê đơn cho các sản phụ giống nhau tại Khoa Phụ sản- Bệnh viện đa khoa Hà Đông theo điều tra của nhóm phóng viên Báo Lao Động, chuyên gia đầu ngành sản phụ khoa đã lên tiếng cho rằng: "Đó là nhân bản đơn thuốc".

Chưa đẻ mà đã kê đơn là quá phản cảm, không đúng

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, PGS.TS Trần Danh Cường- Giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, chuyên gia đầu ngành sản phụ khoa cho biết: Hiện nay, trong ngành sản phụ khoa, việc kê đơn phải phân biệt thứ nhất là kê đơn thuốc, thứ hai là kê đơn thực phẩm chức năng, thứ ba là mỹ phẩm, các thứ dùng cho em bé tắm rửa, dưỡng da. Trong đó, việc kê đơn thuốc là bắt buộc phải kê đơn qua mạng- tức hệ thống quản lý dược quốc gia.

Theo điều tra của Báo Lao Động, tại khoa Phụ Sản- Bệnh viện đa khoa Hà Đông, nhân viên y tế đã kê đơn thuốc đồng loạt, kê đơn ngay từ khi sản phụ vào viện, yêu cầu đi mua thuốc.

Theo PGS Trần Danh Cường, về nguyên tắc, kê đơn thuốc là phải có chỉ định của thầy thuốc, bệnh nhân phải có bệnh thì mới kê đơn.

"Việc chưa đẻ mà đã kê đơn là quá phản cảm, làm như thế là không đúng. Trước khi đẻ, nếu sản phụ không có bệnh tật gì thì không cần đơn thuốc, không cần điều trị. Còn sau khi đẻ, phải tùy thuộc vào quá trình đẻ diễn biến ra sao, cần phải can thiệp những gì, tùy theo tình trạng của sản phụ, bác sĩ mới có thể kê đơn kháng sinh, kê thuốc nọ thuốc kia để điều trị. Thông thường đẻ thường thì không cần phải điều trị gì"- PGS Trần Danh Cường phân tích.

Nói với phóng viên Lao Động về tình trạng kê đơn thuốc đầu vào, kê đơn cho các sản phụ giống nhau tại Khoa Phụ sản- Bệnh viện đa khoa Hà Đông, chuyên gia đầu ngành sản khoa khẳng định: "Làm như thế là không được."

"Những thứ thuốc mà kê đơn "automatic" (tự động- PV) như vậy, đằng sau đó là hoa hồng, là phần trăm. Mỗi đơn thuốc bệnh viện sẽ được hưởng phần trăm. Trong ngành sản khoa, không thể có những "đơn thuốc chế" như vậy. Tôi xin nói thẳng ra đó là nhân bản đơn thuốc"- PGS Trần Danh Cường thẳng thắn nói.

Các điều dưỡng/hộ sinh ở Khoa Phụ sản- BVĐK Hà Đông đã kê đơn thuốc cho bệnh nhân, làm thay việc của bác sĩ. Ảnh: Phóng viên Lao Động
Các điều dưỡng/hộ sinh ở Khoa Phụ sản- BVĐK Hà Đông đã kê đơn thuốc cho bệnh nhân, làm thay việc của bác sĩ. Ảnh: Phóng viên Lao Động

Hộ sinh, điều dưỡng làm sao được quyền kê đơn thuốc?

Theo chuyên gia này, thuốc kê đơn bắt buộc phải được kê theo tình trạng bệnh tật, phải có chỉ định của thầy thuốc. 

"Hiện nay việc kê đơn thuốc bắt buộc phải thực hiện qua mạng, kê trên máy tính, có một hệ thống quản lý chứ không ai làm ăn kiểu như vậy"- PGS Trần Danh Cường nói.

Thứ nhất, một sản phụ chưa đẻ mà kê đơn thuốc là vô lý, thứ hai, những đơn thuốc kê lại giống nhau nữa thì càng vô lý hơn. Thứ ba, kê đơn thuốc hậu sản mà lại bắt sản phụ mua trước khi đẻ thì càng sai. "Đã đẻ đâu, biết như thế nào mà kê đơn?"- vị phó giáo sư ngành sản khoa bức xúc nói.

Ông cho rằng, những đơn thuốc tại khoa Phụ Sản- Bệnh viện đa khoa Hà Đông đang kê giống nhau, kê đơn trước khi sản phụ sinh nở như vậy đều là sai, rất lãng phí, rất tốn kém cho sản phụ và gia đình. Hành vi kê đơn tùy tiện như vậy là lạm dụng thuốc, rồi sẽ gây ra tình trạng kháng kháng sinh.

"Ai cũng dùng kháng sinh, thì khi bị đau ốm lấy thuốc đâu ra để điều trị nữa? Lạm dụng thuốc như vậy chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả lớn cho xã hội. Hậu quả nhãn tiền, đó là những người bị kháng kháng sinh, khi mắc bệnh điều trị sẽ lâu khỏi, thậm chí là không khỏi"- chuyên gia này phân tích.

Cũng theo PGS Trần Danh Cường, việc kê đơn thuốc sau sinh như vậy là không phù hợp. Ông đưa ra ví dụ: Một em bé đẻ non phải dùng thuốc khác, một em bé nhẹ cân, nặng cân sẽ dùng thuốc khác nhau, sản phụ cũng vậy. Các bà mẹ sau sinh nếu dùng thuốc tùy tiện, thì sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ, chất lượng sữa mẹ sau khi sinh.

Nhiều đơn thuốc để trắng phần chữ ký của bác sĩ kê đơn. Ảnh: Phóng viên Lao Động
Nhiều đơn thuốc để trắng phần chữ ký của bác sĩ kê đơn. Ảnh: Phóng viên Lao Động

"Vì vậy, bất kể là kê thuốc gì cho bà mẹ sau sinh thì cũng phải hết sức cẩn thận, không thể kê đơn thuốc đại trà, giống nhau cho tất cả các sản phụ được"- PGS Cường nhấn mạnh.

Chuyên gia này cũng đặt vấn đề: "Hộ sinh, điều dưỡng làm sao được quyền kê đơn thuốc? Về nguyên tắc kê đơn, như thế là rất sai. Chỉ bác sĩ mới được phép kê đơn. Bắt buộc phải kê đơn qua máy tính, có hệ thống quản lý. 

Hiện nay đều quản lý kê đơn thuốc qua hệ thống, Sở Y tế có biết?

Kể cả kê đơn ngoại trú, thì hiện nay tất cả các đơn thuốc đều được quản lý công khai, minh bạch. Một năm bệnh viện kê bao nhiêu đơn thuốc, đều phải được kê trên máy vi tính có kết nối liên thông với hệ thống quản lý dược, hệ thống này nối mạng khắp nơi, quản lý các bệnh viện và cả các nhà thuốc bán lẻ.

Vấn đề kê đơn thuốc hiện nay chặt chẽ như vậy, nhưng vì sao tình trạng kê đơn thuốc tùy tiện vẫn xảy ra tại BVĐK Hà Đông?

Theo các chuyên gia, việc để xảy ra tình trạng kê đơn thuốc tùy tiện như vậy- trong một chuyên khoa lớn, mỗi năm đón tiếp 5.000-7.000 sản phụ đến sinh nở, thì trách nhiệm chính thuộc về lãnh đạo Bệnh viện đa khoa Hà Đông.

Đồng thời, cũng cần phải xem xét trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Trách nhiệm quản lý này thuộc về Sở Y tế Hà Nội.

"Quản lý kiểu gì mà để xảy ra tình trạng kê đơn thuốc như vậy"- một chuyên gia bức xúc lên tiếng.

Nhóm Phóng viên
TIN LIÊN QUAN

Những đơn thuốc bất thường ở Khoa Phụ sản - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông: Ai kê đơn?

Nhóm Phóng viên |

Lần theo những manh mối về những đơn thuốc bất thường tại Khoa Phụ sản - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội), nhóm phóng viên đã tìm ra những dấu hiệu “móc nối” có tổ chức, có hệ thống trong việc kê những đơn thuốc tùy tiện, vô trách nhiệm và sử dụng chiêu trò để ép người bệnh phải mua thuốc tại bệnh viện.

Đơn thuốc bất thường ở BV Hà Đông: Dấu hiệu móc nối có tổ chức để tận thu

Nhóm Phóng viên |

Lần theo những manh mối về những đơn thuốc bất thường tại Khoa Phụ sản - Bệnh viện đa khoa Hà Đông (Hà Nội), nhóm phóng viên đã tìm ra những dấu hiệu "móc nối" có tổ chức, có hệ thống trong việc kê những đơn thuốc tùy tiện, vô trách nhiệm và sử dụng chiêu trò để ép người bệnh phải mua thuốc tại bệnh viện. 

Mua thuốc xong mới được... đẻ

Nhóm PV |

Tại khoa Phụ Sản - Bệnh viện đa khoa Hà Đông (Hà Nội)   nhiều năm qua, lợi dụng tâm lý lo lắng của thai phụ và người nhà, các nhân viên y tế đã dùng “chiêu trò” để yêu cầu thai phụ phải mua đơn thuốc ngay từ khi nhập viện sinh nở tại đây. Trong vai người nhà bệnh nhân, phóng viên đã "mục sở thị" quy trình "móc túi" người bệnh diễn ra hàng ngày tại bệnh viện này.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Những đơn thuốc bất thường ở Khoa Phụ sản - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông: Ai kê đơn?

Nhóm Phóng viên |

Lần theo những manh mối về những đơn thuốc bất thường tại Khoa Phụ sản - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội), nhóm phóng viên đã tìm ra những dấu hiệu “móc nối” có tổ chức, có hệ thống trong việc kê những đơn thuốc tùy tiện, vô trách nhiệm và sử dụng chiêu trò để ép người bệnh phải mua thuốc tại bệnh viện.

Đơn thuốc bất thường ở BV Hà Đông: Dấu hiệu móc nối có tổ chức để tận thu

Nhóm Phóng viên |

Lần theo những manh mối về những đơn thuốc bất thường tại Khoa Phụ sản - Bệnh viện đa khoa Hà Đông (Hà Nội), nhóm phóng viên đã tìm ra những dấu hiệu "móc nối" có tổ chức, có hệ thống trong việc kê những đơn thuốc tùy tiện, vô trách nhiệm và sử dụng chiêu trò để ép người bệnh phải mua thuốc tại bệnh viện. 

Mua thuốc xong mới được... đẻ

Nhóm PV |

Tại khoa Phụ Sản - Bệnh viện đa khoa Hà Đông (Hà Nội)   nhiều năm qua, lợi dụng tâm lý lo lắng của thai phụ và người nhà, các nhân viên y tế đã dùng “chiêu trò” để yêu cầu thai phụ phải mua đơn thuốc ngay từ khi nhập viện sinh nở tại đây. Trong vai người nhà bệnh nhân, phóng viên đã "mục sở thị" quy trình "móc túi" người bệnh diễn ra hàng ngày tại bệnh viện này.