Điểm chung của BV Việt Đức và những bệnh viện từng phong toả do COVID-19

THẢO ANH |

"Điểm chung của Bệnh viện Việt Đức và những bệnh viện từng phải phong toả do có ca mắc COVID-19 là khi có ổ dịch rất dễ cô lập, phong toả, truy vết khác với lây nhiễm trong cộng đồng. Tuy nhiên, điểm đáng lo ngại là các bệnh viện trung ương tuyến cuối có lượng người lan toả đi các địa phương lớn, không chỉ nằm trong địa phận Hà Nội" - bác sĩ Trần Văn Phúc - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn nhận định.

Ổ dịch trong bệnh viện dễ truy vết hơn

Đến nay liên quan đến Bệnh viện Việt Đức đã có 39 ca mắc COVID-19, trong đó Hà Nội ghi nhận 31 ca nhiễm. 8 trường hợp còn lại được phát hiện ở Nam Định (4), Hưng Yên (1), Hà Tĩnh (2) và Hải Dương (1).

Trước đó, từ đầu đợt dịch đã có những bệnh viện lớn phải phong toả do có ca mắc COVID-19 như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện K... Theo bác sĩ Trần Văn Phúc - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, những bệnh viện phải phong toả do có ca mắc COVID-19 là bệnh viện đầu ngành, tuyến cuối nên thu dung bệnh nhân từ nhiều địa phương với mật độ khám chữa bệnh rất lớn.

"Điểm chung của những bệnh viện khi có ổ dịch là rất dễ cô lập, phong toả, truy vết, khác với lây nhiễm trong cộng đồng. Bởi những người đến bệnh viện có tiền sử rõ ràng, kiểm soát được người vào ra. Vì thế, công tác dập dịch trong bệnh viện khá nhanh không có gì quá khó khăn" - bác sĩ Phúc nhận định.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Phúc, điểm chung đáng lo ngại giữa các bệnh viện này do là bệnh viện trung ương tuyến cuối nên lượng người lan toả đi các địa phương lớn, không chỉ nằm trong địa phận Hà Nội. Điều này đòi hỏi công tác truy vết phải tiến hành rất nhanh.

Trong khi đó, ổ dịch tại Bệnh viện Việt Đức chưa xác định được nguồn lây. Theo bác sĩ Phúc, việc giải trình tự gene để xác định ca bệnh đầu tiên là điều không dễ dàng. Vì thế, chỉ có thể dựa vào điều tra dịch tễ và chỉ số xét nghiệm.

"Tôi đánh giá khả năng nguồn lây từ bên ngoài xâm nhập vào. Bởi việc lây nhiễm chủ yếu trong cộng đồng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân" - bác sĩ Phúc nói.

Bác sĩ Trần Văn Phúc phân tích về những điểm chung của các bệnh viện phong tỏa do có ca mắc COVID-19.

Test RT-PCR cho người nhà bệnh nhân là không khả thi

Sau khi xuất hiện ổ dịch tại Bệnh viện Việt Đức, nhiều người lo ngại tỉ lệ xét nghiệm nhanh âm tính giả cao dẫn đến khó phát hiện nguồn lây ngay từ ban đầu. Trả lời về việc có nên chuyển sang hình thức xét nghiệm RT-PCR tại các bệnh viện, theo bác sĩ Trần Văn Phúc, việc này còn tuỳ vào nguồn lực của bệnh viện.

"Tuy nhiên, test RT-PCR sẽ mất thời gian từ vài giờ đến 1 ngày. Với một lượng bệnh nhân và người nhà khổng lồ như bệnh viện tuyến Trung ương, theo cá nhân tôi, test RT-PCR sẽ là một sự lãng phí và gây ra khó khăn với người bệnh khi vừa tốn kém vừa phải chờ đợi lâu, đặc biệt là với bệnh nhân phải cấp cứu. Tôi cho rằng các bệnh viện nên phối hợp linh động cả 2 loại xét nghiệm này trong trường hợp cần thiết" - bác sĩ Phúc nêu quan điểm.

Cũng theo bác sĩ Phúc, hiện nay, các bệnh viện đang tiến hành kịch bản phòng thủ, kiểm soát dịch nghiêm ngặt bởi thời điểm mở cửa mới là lúc hệ thống bệnh viện dễ bị dịch bệnh "tấn công" nhất.

"Khi giãn cách, bệnh nhân đến bệnh viện ít, còn ngược lại, sau nới lỏng mới là thời điểm bệnh nhân quay lại thăm khám rất đông. Chúng ta sẽ có nguy cơ bỏ sót trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng vì test nhanh có thể âm tính giả" - bác sĩ Phúc nhận định.

Về phía người dân, bác sĩ Phúc cho rằng đã xuất hiện tư tưởng chủ quan nhất định. Nhiều người nghĩ rằng Hà Nội đã tiêm chủng 1 mũi vaccine với 100% dân số trên 18 tuổi và 23% dân số tiêm đủ 2 mũi cộng với việc đã khống chế được dịch nên khả năng mắc rất thấp.

"Sự việc có ca mắc ở Bệnh viện Việt Đức hay Bệnh viện Medlatec là lời cảnh tỉnh người dân chú ý không chủ quan bởi dù đã tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có khả năng mắc" - bác sĩ Phúc khuyến cáo.

THẢO ANH
TIN LIÊN QUAN

Có F0 lây từ BV Việt Đức, Viện Huyết học Truyền máu TƯ phòng dịch ra sao?

Nhật Huy - Tùng Giang |

Sau khi phát hiện ca mắc COVID-19 liên quan đến Bệnh viện Việt Đức, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương đã triển khai đồng bộ các biện pháp truy vết phòng dịch toàn bộ khu vực và người liên quan.

Nhận định nguy cơ sau chùm ca mắc COVID-19 tại ổ dịch Bệnh viện Việt Đức

THẢO ANH - HOÀI ANH |

Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện đầu ngành, tuyến cuối nên thu dung bệnh nhân từ nhiều địa phương với mật độ khám chữa bệnh rất lớn. Hơn nữa, bệnh viện này nằm trong khu phố cổ với khuôn viên khá chật hẹp khiến nhiều người lo ngại nguy cơ lây nhiễm lớn sau chùm ca bệnh COVID-19. Bác sĩ Trần Văn Phúc - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã phân tích về vấn đề này.

Nhận định tình hình dịch COVID-19 Hà Nội sau khi xuất hiện các ca mắc mới

Thảo Anh - Nguyễn Hà |

Theo các chuyên gia, việc xuất hiện các F0 trong cộng đồng tại Hà Nội là điều đã có trong tính toán từ trước. Tuy nhiên, đây là hồi chuông cho thấy chúng ta không được phép chủ quan.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Có F0 lây từ BV Việt Đức, Viện Huyết học Truyền máu TƯ phòng dịch ra sao?

Nhật Huy - Tùng Giang |

Sau khi phát hiện ca mắc COVID-19 liên quan đến Bệnh viện Việt Đức, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương đã triển khai đồng bộ các biện pháp truy vết phòng dịch toàn bộ khu vực và người liên quan.

Nhận định nguy cơ sau chùm ca mắc COVID-19 tại ổ dịch Bệnh viện Việt Đức

THẢO ANH - HOÀI ANH |

Bệnh viện Việt Đức là bệnh viện đầu ngành, tuyến cuối nên thu dung bệnh nhân từ nhiều địa phương với mật độ khám chữa bệnh rất lớn. Hơn nữa, bệnh viện này nằm trong khu phố cổ với khuôn viên khá chật hẹp khiến nhiều người lo ngại nguy cơ lây nhiễm lớn sau chùm ca bệnh COVID-19. Bác sĩ Trần Văn Phúc - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn đã phân tích về vấn đề này.

Nhận định tình hình dịch COVID-19 Hà Nội sau khi xuất hiện các ca mắc mới

Thảo Anh - Nguyễn Hà |

Theo các chuyên gia, việc xuất hiện các F0 trong cộng đồng tại Hà Nội là điều đã có trong tính toán từ trước. Tuy nhiên, đây là hồi chuông cho thấy chúng ta không được phép chủ quan.