Tiếp tục thực hiện giãn cách toàn TPHCM 2 tuần theo Chỉ thị 15

Huyên Nguyễn |

Sáng 14.6, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TPHCM tổ chức họp giao ban trực tuyến về tình hình dịch bệnh diễn ra trên địa bàn. Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong - Trưởng Ban Chỉ đạo Thành phố về phòng, chống dịch COVID-19 kết luận: TPHCM quyết định tiếp tục giãn cách toàn thành phố theo Chỉ thị 15 thêm 2 tuần.

11h10: Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong - Trưởng Ban Chỉ đạo Thành phố về phòng, chống dịch COVID-19 kết luận: TPHCM quyết định tiếp tục giãn cách toàn thành phố theo Chỉ thị 15 thêm 2 tuần.

Theo ông Nguyễn Thành Phong, sau 2 tuần thực hiện giãn cách, tình hình dịch COVID-19 còn phức tạp, đặc biệt các ca nhiễm trong cộng đồng, có khả năng dịch đã âm thầm lây nhiễm từ đầu tháng 5.

Vì thế, TPHCM sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách toàn xã hội theo Chỉ 15, trong đó quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc (quận 12) cũng chuyển xuống thực hiện chỉ 15. TPHCM sẽ tiếp tục quan sát tình hình thực tế tại các địa phương trong 1 tuần để quyết định thực hiện chỉ thị nào, có thể chuyển những nơi sang thực hiện Chỉ thị 19.

Ngoài ra, cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các nơi thực hiện chưa nghiêm, còn tụ tập đông người, không chấp hành Chỉ thị 15. Chủ tịch quận huyện để xảy ra ca nhiễm phải chịu trách nhiệm.

Chủ tịch UBND TPHCM dẫn chứng về những trường hợp như ở quận 12 (rủ người đến nhà nhậu, 6 người nhiễm COVID-19) thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm. Người đứng đầu các bệnh viện phải tăng cường các biện pháp hơn nữa, triển khai nhanh chóng các biện pháp sàng lọc, không để xảy ra tình trạng như tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới.

Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TPHCM.
Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TPHCM.

Ông Nguyễn Thành Phong đề nghị, các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước... phải tuyệt đối chấp hành nghiêm các chỉ đạo của UBND TPHCM. Nhân viên y tế hạn chế tiếp xúc với mọi người sau khi kết thúc ca làm việc.

Thông báo rộng rãi những địa điểm có ca nhiễm để người liên quan biết và thực hiện khai báo.

10h42:

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình đồng ý với đề xuất toàn TPHCM tiếp tục thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình cho biết, sau khi nghe báo cáo của Sở Y tế, chúng ta cần đánh giá đúng tình hình mới để có thể đề ra các giải pháp phù hợp. Trước đó, chúng ta kỳ vọng trong nửa tháng có thể dập dịch nhưng đến nay chưa thể hoàn thành, chỉ mới xử lý cơ bản ở điểm nhóm truyền giáo Phục hưng. Sau kỳ nghỉ lễ 30.4, người dân thành phố quay trở lại thành phố đã âm thầm mang theo nhiều chủng dịch mới, diễn biến rất phức tạp, có tốc độ lây lan nhanh, khó kiểm soát và rất khó lường. Huyện Cần Giờ là khu vực an toàn nhất, sáng nay cũng đã xuất hiện ca bệnh.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình. Ảnh: TTBC
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình. Ảnh: TTBC

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình đồng ý với đề xuất toàn TPHCM tiếp tục thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 15. Thời gian tuỳ theo TPHCM quyết định.

Phó Thủ tướng Thường trực mong muốn trong 10 ngày nữa, số ca nhiễm COVID-19 tại TPHCM sẽ giảm xuống, không như hiện nay TPHCM đang có số ca vượt cả Bắc Giang. Tình hình bất cập khó lường vẫn đang tồn tại nên TPHCM cần có các giải pháp cụ thể.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình gợi ý toàn thành phố áp dụng giãn cách một cách linh hoạt. Nếu như ở Gò Vấp đã giảm thì nên nới lỏng thực hiện theo Chỉ thị 15. Với các quận huyện hay địa phương khác mà tốc độ lây lan nhanh thì có thể áp dụng Chỉ thị 16. Tùy theo tình hình thực tế, có thể áp dụng với từng địa phương tùy theo tình hình cụ thể.

Về nguồn lây, hiện nay có một số F0 chưa xác định nguồn lây, cần phải xác định rõ nguồn lây. Nắm chắc địa bàn, không để lọt, quản lý các hoạt động cộng đồng, đặc biệt là sinh hoạt tôn giáo, không để sơ hở, nắm bắt chặt chẽ từng địa phương. “Không thể để nhóm sinh hoạt tập trung mấy chục người mà không biết”, ông Trương Hòa Bình nhấn mạnh.

Theo Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, số ca mắc COVID-19 tại TPHCM tuy đứng đầu cả nước, vượt qua Bắc Giang nhưng xét khách quan trên tỉ lệ dân số thì không phải là con số quá lớn. Ngoài ra, tại chuỗi lây nhiễm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới thì đã cơ bản xác định được ổ lây trong khu hành chính, chưa lây lan sang khu khám bệnh, vì thế, người dân cũng không nên quá hoang mang, cần tin tưởng vào các biện pháp của TP.

10h30: Ông Nguyễn Văn Nên – Bí thư Thành uỷ TPHCM: Cần thiết tiếp tục thực hiện giãn cách TPHCM thêm một thời gian nữa

Qua báo cáo tình hình, chúng ta đã dồn các biện pháp với quyết tâm cao nhất nhưng vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại: Số người diện F1, F2, diện cách ly ngày càng lớn trong khi ngoài xã hội rất có thể còn có những ca nhiễm mà chưa có triệu chứng. Nhiều trường hợp lây nhiễm trong chuỗi lây nhiễm cộng đồng chưa xác định, còn một số chuỗi lây nhiễm mới xác định chưa kịp truy vết, các khâu tầm soát chưa thể bao quát, tầm soát hết và phát hiện nhiều ca nhiễm bất ngờ do chủ quan, mất kiểm soát gây ra.

Từ một người bán nước có thể lây bệnh ra cho rất nhiều người, từ một nhân viên gây bệnh ảnh hưởng cho cả một “thành trì” là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM - nơi chuyên điều trị các ca bệnh COVID-19 có diễn biến nặng. TPHCM đứng trước thử thách vừa kiểm soát dịch bệnh và vừa phát triển kinh tế.

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên. Ảnh: TTBC
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên. Ảnh: TTBC

Ông Nguyễn Văn Nên đề nghị: "Các đồng chí ở Ban chỉ đạo, Viện Pasteur TPHCM tiếp tục hỗ trợ cho Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM tiến hành xét nghiệm lại. Vì đây là mục tiêu đặc biệt cần được bảo vệ.

Tăng cường ý thức của từng người, từng nhà, địa phương tăng cường tự quản theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ vì một người lơ là sẽ ảnh hưởng, gây khó khăn cho cả hệ thống. Tăng cường thanh kiểm tra những trường hợp để xảy ra lây nhiễm, nếu chủ quan thì xử lý nghiêm, tiến hành khởi tố những người cố ý để lây lan dịch bệnh. 3

Kế hoạch vaccine cần tính toán hợp lý, có kế hoạch lộ trình để dân biết, dân bàn. Chính phủ, Bộ Y tế đã mở cơ chế thuận lợi nhất có thể để các tỉnh thành cùng tham gia vào việc mua vaccine.

Tăng cường lực lượng điều tra truy vết, chọn người có khả năng, điều kiện tham gia vào lực lượng này, tránh tình trạng truy vết bị bỏ sót; xử lý nghiêm đối với những người khai báo không trung thực làm lạc hướng truy vết.

Tăng cường phối hợp chặt chẽ với các ban chỉ đạo của thành phố.

Xúc tiến nhanh các biện pháp công nghệ trong phòng chống dịch".

8h55: Các đại biểu họp kín.

Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TPHCM cho biết sẽ tiếp tục họp bàn về giãn cách tại các quận, huyện và trên địa bàn TPHCM. Đồng thời, Ban chỉ đạo sẽ họp bàn phương án thi tuyển sinh lớp 10.

Trước đó, Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại TPHCM dự kiến diễn ra vào ngày 2-3.6 đã bị hoãn do ảnh hưởng của COVID-19. Theo thông báo, kỳ thi sẽ tạm dừng cho đến khi có thông báo mới.

Báo cáo Ban chỉ đạo tại cuộc họp ngày 30.5, đại diện Sở GDĐT TPHCM, ông Lê Hồng Sơn cho biết, năm nay có 83.324 thí sinh dự thi vào lớp 10. Trong đó, có 75.854 thí sinh dự thi lớp 10 thường, 6.485 thí sinh dự thi lớp 10 chuyên và 985 thí sinh dự thi lớp 10 tích hợp. Tổng số cán bộ, giáo viên tham gia coi thi là 13.517 người, tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia chấm thi là 3.530 người.

Theo kế hoạch, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại TPHCM có 140 điểm thi đặt tại các trường THCS, trong đó có 130 điểm thi thường và 10 điểm thi lớp 10 chuyên. Thời điểm đó, ông Sơn đề xuất dời kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tới ngày 22.6, thay vì thi ngày 2 và 3.6 như kế hoạch. Theo ông Sơn, mọi phương án đã chuẩn bị rất kỹ. Số lượng mỗi phòng thi không quá 24 thí sinh, 2 giám thị để đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh. Đến 30.5, đề thi đã hoàn thành được ba phần tư giai đoạn, dự kiến ngày 1.6 chuyển đến tất cả quận huyện và TP.Thủ Đức.

“Để an toàn cho thí sinh thì phải dời kỳ tuyển sinh này lại. Tuy nhiên, TP sẽ phải tổ chức thi, chứ không thể xét tuyển vì rất nhiều em có nguyện vọng cùng một trường” - ông Sơn nói. Sở GDĐT TPHCM chỉ đề xuất dời thời gian thi, vì nếu không thi mà tổ chức xét tuyển thì sẽ rất phức tạp vì có rất nhiều trường hợp cùng đăng ký vào một số trường, sẽ không giải quyết được. Trước đây cũng đã có một số năm tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 vào các ngày 21, 22.6. Do vậy Sở đề xuất tùy theo tình hình dịch, có thể dời kỳ thi đến 22, 23, 24.6. Nếu dời kỳ thi thêm 3 tuần lễ thì tổ làm đề thi hiện đang cách ly sẽ phải tính toán. Nếu cách ly tiếp 3 tuần thì họ sẽ phải chịu cách ly đến 5 tuần, nếu cho ra bây giờ thì toàn bộ đề thi sẽ phải làm lại – ông Sơn phân tích. Chính vì thế, thời điểm tổ chức lại kỳ thi lớp 10 tại TPHCM cần được tính toán kỹ bởi còn liên quan tới yếu tố đề thi.

8h30: Sở Y tế đề xuất tiếp tục thực hiện giãn cách toàn TPHCM theo Chỉ thị 15.

Về việc thực hiện giãn cách, Sở Y tế TPHCM nhận định: Đối với tình hình tại tại Gò Vấp và phường Thạnh Lộc quận 12: Sau thời gian 2 tuần, tình hình đã được kiểm soát trong cộng đồng, số ca mới mắc hầu hết đều là các trường hợp đã được cách ly hoặc trong vùng phong tỏa tuyệt đối. Không phát sinh những chùm ca bệnh mới.

Trước tình hình đó, Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tấn Bỉnh đề xuất tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố theo các nội dung của Chỉ thị 15 kể cả quận Gò Vấp và Phường Thạnh Lộc quận 12. Thời gian giãn cách tiếp theo: 14 ngày kể từ 0h ngày 15.6.

Lý do, theo phân tích, mầm bệnh vẫn đang âm thầm trong cộng đồng, việc gỡ bỏ giãn cách sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh tiếp tục có cơ hội lớn để phát tán và lây lan. Thời gian 2 tuần bằng với thời kỳ ủ bệnh, do đó áp dụng giãn cách trong khoảng thời gian này sẽ hạn chế khả năng lây nhiễm của virus SARS-CoV-2. Điều kiện cần giãn cách nghiêm túc ở tất các lĩnh vực theo đúng chỉ đạo của thành phố, đồng thời áp dụng 5K một cách nghiêm chỉnh và đầy đủ hơn. Sau một tuần sẽ đánh giá lại tình hình để đề ra biện pháp phòng chống dịch phù hợp thực tế.

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TPHCM tổ chức họp giao ban trực tuyến về tình hình dịch bệnh diễn ra trên địa bàn.
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TPHCM tổ chức họp giao ban trực tuyến về tình hình dịch bệnh diễn ra trên địa bàn.

8h10: Giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Tấn Bỉnh báo cáo: Ngoài một số chuỗi lây nhiễm đã được kiểm soát thì có một số ổ dịch chưa xác định được nguồn lây. Đáng chú ý hiện nay là chuỗi lây nhiễm tại chung cư Ehom3 và khu vực quận 8, quận Bình Tân. Theo ghi nhận, sáng nay có thêm 2 bệnh nhân làm việc ở cụm công nghiệp.

Tại chuỗi lây nhiễm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, tới ngày hôm nay đã phát hiện 55 trường hợp là nhân viên của bệnh viện. Ngoài ra, xuất hiện thêm 2 nhân viên Bệnh viện Nhân dân Gia Định mắc COVID-19. Những nhân viên này thuộc Khoa Vi sinh mắc COVID-19, trong đó một người là vợ nhân viên Công nghệ thông tin Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM mắc COVID-19.

Trường hợp nhân viên tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định đều không có triệu chứng của COVID-19. Theo đánh giá, trong toàn bộ nhân viên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM thì lượng virus rất thấp, có thể do đã được tiêm vaccine. Sơ bộ, số F1 chuyển thành F0 cũng ít hơn rất nhiều so với sự lây nhiễm của điểm nhóm truyền giáo Phục hưng.

Theo Giám đốc Sở Y tế TPHCM, theo báo cáo của Trung tâm Y tế, nhân viên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM dù sống trong chung cư Ehome3, thuộc diện lấy mẫu tầm soát nhưng không chấp hành việc tầm soát vào ngày 5.6. Nếu tham gia tầm soát thì đã có thể phát hiện sớm hơn.

Theo tổng hợp của Sở Y tế, tổng số ca bệnh phát hiện trong cộng đồng từ 18.5 đến 13.6 là 821 ca, phát hiện tại 22 quận huyện, thành phố. Các quận huyện có số ca bệnh nhiều nhất gồm: Gò Vấp (115 ca chiếm tỉ lệ 16% số ca bệnh toàn thành phố, 14/15 phường có ca bệnh), quận 12 (72 ca chiếm tỉ lệ 10% số ca mắc bệnh toàn thành phố, 7/11 phường có ca bệnh), Bình Thạnh (66 ca chiếm tỉ lệ 9% số ca mắc bệnh toàn thành phố, 9/20 phường có ca bệnh), Tân Bình (63 ca chiếm tỉ lệ 8,8% số ca mắc bệnh toàn thành phố, 10/15 phường có ca bệnh), Bình Tân (61 ca chiếm tỉ lệ 8,5% số ca mắc bệnh toàn thành phố, 7/11 phường có cá bệnh), Tân Phú (51 ca chiếm tỉ lệ 7%, số ca mắc bệnh toàn thành phố, 11/11 phường có ca bệnh).

Đặc điểm lớn nhất của các chuỗi lây nhiễm trong đợt dịch này là chủng vius Delta (Ấn Độ) gây lây nhiễm mạnh trong gia đình, hàng xóm, nơi làm việc (đặc biệt là các tòa nhà văn phòng). Sự lây nhiễm từ gia đình vào nơi làm việc và từ nơi làm việc về nhà đã làm cho dịch lan tòa rất nhanh và rộng tại thành phố.

Các ổ dịch cộng đồng lớn tại thành phố ghi nhận chủ yếu tại các khu nhà trọ, cụm dân cư tại các quận huyện vùng ven và khu vực nông thôn đã thị hóa. Đã ghi nhận các bệnh nhân làm việc trong các khu công nghiệp, bệnh nhân là nhân viên y tế, nhân viên văn phòng. Chuỗi lây nhiễm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM từ ngày 11.6 – 13.6: Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM xét nghiệm toàn bộ 924 nhân viên và phát hiện 55 trường hợp dương tính là nhân viên bệnh viện thuộc 13 khoa phòng, bộ phận.

Nhận định ban đầu, đây là ổ dịch lây nhiễm trong nhân viên bệnh viện, chủ yếu thuộc phòng công nghệ thông tin, phòng chỉ đạo tuyến, phòng hành chính quản trị và các phòng chức năng khác như Kế hoạch tổng hợp, Tổ chức cán bộ, Dược, trong đó có 1 nhân viên sống trong ổ dịch khu dân cư Ehom3. Đến nay đã có 5 bệnh viện ghi nhận nhân viên y tế mắc bệnh gồm: Bệnh viện quân Tân Phú (5 người), Bệnh viện tư nhân Nam Sài Gòn (1 người), Bệnh viện Nhi đồng 1 (1 người), Bệnh viện Bệnh nhiệt đới (53 người) và Bệnh viện Nhân dân Gia Định (2 người).

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế TPHCM. Ảnh: Huyên Nguyễn
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế TPHCM phát biểu. Ảnh: Huyên Nguyễn

Trước tình hình dịch bệnh hiện nay, Sở Y tế cho biết sẽ tiếp tục điều tra truy vết, khoanh vùng, dập dịch khẩn trương, triệt để.

Xét nghiệm mở rộng tại các cơ sở sản xuất, lao động trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao (tại 7, quận 12, TP Thủ Đức, huyện Củ Chi với số lượng: 65.056 mẫu), đến nay chưa phát hiện người mắc bệnh. Mặc dù có 04 ca bệnh là người lao động trong khu công nghiệp nhưng chưa ghi nhận lây lan trong khu vực này.

8h00:

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TPHCM (HCDC), tính từ 18h ngày 13.6 đến 6h ngày 14.6, Thành phố ghi nhận thêm 30 trường hợp nhiễm mới đã được Bộ Y tế công bố (BN10583, BN10588-BN10616).

30 trường hợp bao gồm: 4 trường hợp liên quan đến nhóm truyền giáo Phục hưng đã nằm trong khu vực phong toả, 25 ca là các tiếp xúc gần của các ca bệnh đã công bố từ trước, 1 ca được phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc cư trú tại Bình Tân đang điều tra dịch tễ.

30 trường hợp mới được công bố sáng nay phân bố như sau: Quận 5 (3) Gò Vấp (7), Hóc Môn (15), Củ Chi (1), Bình Tân (4).

Ông Trương Hoà Bình - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự họp tại điểm cầu UBND TPHCM.
Ông Trương Hoà Bình - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự họp tại điểm cầu UBND TPHCM.

Ông Trương Hoà Bình - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự họp tại điểm cầu UBND TPHCM. Chủ trì tại điểm cầu Thành uỷ có ông Nguyễn Văn Nên, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ và ông Phan Văn Mãi, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ.

Chủ trì tại điểm cầu UBND TPHCM Có ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Thành phố, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Thành phố về phòng, chống dịch COVID-19.

Cuộc họp được diễn ra trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 phát hiện trong những ngày gần đây có chiều hướng tăng rõ rệt. Thành phố xuất hiện nhiều chùm lây nhiễm mới.

Sáng 14.6, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho biết, ghi nhận thêm 91 ca mắc mới COVID-19 trong nước. Trong đó, TPHCM có số ca bệnh nhiều nhất với 30 ca.

Tối 13.6, quận Bình Tân thực hiện phong tỏa tạm thời toàn bộ chung cư Ehome 3 trên đường Hồ Học Lãm, phường An Lạc, quận Bình Tân để lấy mẫu xét nghiệm tầm soát COVID-19 cho cư dân tại các block A0, A5, A7, A8, A9, A10, A11, B1, B2. Dự kiến số mẫy lấy là 5.000 người.

Phong tỏa tạm thời toàn bộ chung cư Ehome 3 ở quận Bình Tân. Ảnh: HCDC
Phong tỏa tạm thời toàn bộ chung cư Ehome 3 ở quận Bình Tân. Ảnh: HCDC

Trong ngày 13.6, đã có 95 ca mắc COVID-19 tại TPHCM được Bộ Y tế công bố. Các ca bệnh xuất hiện nhiều ở Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM.

Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, tính đến sáng 13.6, bệnh viện đã hoàn thành xét nghiệm RT-PCR cho 887 nhân viên. Trong đó, có 834 ca âm tính và phát hiện 53 trường hợp dương tính.

53 trường hợp dương tính này tập trung tại các phòng ban khối hậu cần của bệnh viện như 8 nhân viên phòng Công nghệ thông tin, 3 nhân viên phòng Chỉ đạo tuyến, 17 nhân viên phòng Hành chính Quản trị và nhân viên các Phòng chức năng khác như Tài chính Kế toán (4 trường hợp), Kế hoạch tổng hợp (3 trường hợp), Tổ chức cán bộ (1 trường hợp)...

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM tạm thời phong tỏa từ chiều 12.6. Ảnh: Chân Phúc
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM tạm thời bị phong tỏa từ chiều 12.6. Ảnh: Chân Phúc

Đồng thời, bệnh viện cũng đã lấy mẫu tất cả 88 bệnh nhân không phải COVID-19 hiện có tại các khoa nặng như Uốn ván, Viêm não, HIV/AIDS, bệnh gan mạn. Tất cả xét nghiệm SARS-CoV-2 này đều âm tính.

Hiện tại, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đang điều trị cho 94 trường hợp mắc COVID-19 (bao gồm 53 nhân viên y tế). Trong số đó, có 35 trường hợp nguy kịch đã hiện hữu từ các ngày trước (bao gồm 18 trường hợp ở Hồi sức cấp cứu - Người lớn với 2 ca ECMO và 17 trường hợp cần hỗ trợ hô hấp ở Khoa Nhiễm D).

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (áo xanh, hàng đầu) làm việc với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM sáng 13.6. Ảnh: T.C
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn (áo xanh, hàng đầu) làm việc với Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM sáng 13.6. Ảnh: T.C

Được biết, từ ngày 11.6, khi có 1 trường hợp nhân viên phòng Công nghệ thông tin sàng lọc qua khai báo y tế có triệu chứng nghi ngờ và làm xét nghiệm cho kết quả dương tính SARS-CoV-2, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đã báo cáo lãnh đạo Sở Y tế, khẩn trương triển khai các hoạt động sàng lọc truy vết thần tốc và lên phương án cách ly, lấy mẫu cho tất cả nhân viên y tế trong bệnh viện, ưu tiến khẩn cho các trường hợp có liên quan với ca bệnh đầu tiên.

Đổi tên Chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” thành “Vaccine cho công nhân”

Với mong muốn toàn bộ người dân Việt Nam, đặc biệt công nhân, người lao động nghèo được tiêm vaccine phòng COVID-19, quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động đã phát động Chương trình “Triệu liều Vaccine cho công nhân nghèo” từ ngày 23.5.

Ngày 2.6.2021, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã họp và quyết định đổi tên Chương trình“Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” thành “Vaccine cho công nhân” nhằm thu hút sự quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội nhất là công nhân viên chức lao động và các cấp công đoàn đối với việc đóng góp kinh phí mua vaccine phòng COVID-19 cho công nhân lao động; đồng thời tạo thuận lợi cho việc thanh quyết toán kinh phí.

Toàn bộ kinh phí ủng hộ chương trình sẽ được chuyển tới Quỹ vaccine phòng COVID-19 để mua vaccine, tiêm cho công nhân trên toàn quốc.

Chương trình mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức trên mọi miền của tổ quốc

Mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ chương trình “Vaccine cho công nhân” xin gửi về Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748.
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển khoản về tài khoản của Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng:

    • STK: 113000000758 - Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK: 0021000303088 - Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK: 12410001122556 - Ngân hàng BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK: 1005755579 - tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD: 115000196228 - Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ vaccine

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    - Mở Ví Momo .
    - Chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn” .
    - Thực hiện theo hướng dẫn.
    - Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ vaccine.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.

.

Huyên Nguyễn
TIN LIÊN QUAN

Ghi nhận 103 ca mắc COVID-19 mới, nhiều nhất ở BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM

Thùy Linh |

Tối 13.6, Bộ Y tế công bố 103 ca mắc COVID-19 mới (BN10436-10538), toàn bộ là các ca bệnh được ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (44), Bắc Giang (33), Bắc Ninh (16), Hà Tĩnh (9), Bình Dương (1). Trong số đó, có 36 ca được xác định liên quan đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh.

BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM: 52/53 ca dương tính không có triệu chứng và đã tiêm vaccine đủ 2 liều

Thanh Chân |

Trưa 13.6, thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, tính đến sáng 13.6, bệnh viện đã hoàn thành xét nghiệm RT-PCR cho 887 nhân viên. Trong đó, có 834 ca âm tính và phát hiện 53 trường hợp dương tính.

TPHCM: Quận Gò Vấp có thể được nới giãn cách xã hội vào ngày mai

Thanh Vũ - Anh Tú |

Sáng 13.6, Phó chủ tịch UBND TPHCM cho biết tình hình dịch COVID-19 tại quận Gò Vấp không còn quá khác biệt. Tuy nhiên vẫn có nhiều khu vực cần phải siết chặt việc cách ly, giãn cách để tình hình sớm được ổn định.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Hệ luỵ từ vụ Công đoàn ACB mua chui cổ phiếu bị xử phạt 3 tỉ đồng

Lan Hương |

Thông tin Công đoàn ngân hàng ACB mua chui cổ phiếu ACB đã thu hút sự quan tâm đặc biệt. Động thái trên đã ảnh hưởng đến sự minh bạch của thị trường chứng khoán Việt Nam trong bối cảnh niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán đang bị ảnh hưởng nặng nề.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Cha đẻ của mèo AI mà cư dân mạng nhầm tưởng ở Ninh Thuận lên tiếng

Hữu Long |

Nguyễn Lê Thái Nguyên vẽ mèo Tết bằng công nghệ AI rồi chia sẻ lên trang cá nhân. Những hình ảnh tuyệt đẹp về mèo nhận được vô số lời khen từ nhiều người bạn. Có không ít người đến nay vẫn nhầm lẫn đây là mèo Tết có nguồn gốc từ Ninh Thuận.

Ghi nhận 103 ca mắc COVID-19 mới, nhiều nhất ở BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM

Thùy Linh |

Tối 13.6, Bộ Y tế công bố 103 ca mắc COVID-19 mới (BN10436-10538), toàn bộ là các ca bệnh được ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (44), Bắc Giang (33), Bắc Ninh (16), Hà Tĩnh (9), Bình Dương (1). Trong số đó, có 36 ca được xác định liên quan đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh.

BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM: 52/53 ca dương tính không có triệu chứng và đã tiêm vaccine đủ 2 liều

Thanh Chân |

Trưa 13.6, thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, tính đến sáng 13.6, bệnh viện đã hoàn thành xét nghiệm RT-PCR cho 887 nhân viên. Trong đó, có 834 ca âm tính và phát hiện 53 trường hợp dương tính.

TPHCM: Quận Gò Vấp có thể được nới giãn cách xã hội vào ngày mai

Thanh Vũ - Anh Tú |

Sáng 13.6, Phó chủ tịch UBND TPHCM cho biết tình hình dịch COVID-19 tại quận Gò Vấp không còn quá khác biệt. Tuy nhiên vẫn có nhiều khu vực cần phải siết chặt việc cách ly, giãn cách để tình hình sớm được ổn định.