Đã đến lúc xem COVID-19 là bệnh đặc hữu để xã hội bớt căng thẳng

Thiều Trang |

"Khi chúng ta còn xem COVID-19 là đại dịch thì nỗi sợ hãi của người dân vẫn còn bao trùm, gây căng thẳng xã hội. Vì vậy, đây chính là thời điểm Việt Nam nên chuyển trạng thái, xem COVID-19 là bệnh đặc hữu" - bác sĩ Trần Văn Phúc - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn nhấn mạnh.

Người dân khốn đốn, y tế quá tải, công sở thiếu lao động

Những ngày qua, số ca mắc COVID-19 trên cả nước liên tục tăng cao, đỉnh điểm ngày 4.3, riêng Hà Nội ghi nhận thêm gần 21.400 ca nhiễm COVID-19 mới, hơn 2.700 ca so với hôm qua. Trong đó có rất nhiều F0 điều trị tại nhà đang lạc vào "ma trận" đơn thuốc chữa COVID-19. Nhiều công sở lâm vào tình trạng thiếu lao động do F0, F1 tăng nhanh. Đặc biệt hệ thống y tế quá tải, cán bộ y tế căng thẳng, mệt mỏi và chỉ muốn nghỉ việc.

Phát hiện bản thân dương tính với SARS-CoV-2 đã 3 ngày, chị Hạ Thùy Linh (trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) nhận được nhiều đơn thuốc từ bạn bè truyền tay nhau, nhưng chị vẫn băn khoăn không biết chọn loại nào. Vì vậy, chị Linh quyết định lên các hội nhóm, trang mạng xã hội tìm hiểu, thấy rất nhiều người chia sẻ đơn thuốc, rao bán thuốc điều trị COVID-19 khỏi nhanh, khỏi ngay.

"Mỗi đơn thuốc lại chứa các loại thuốc khác nhau, người thì bảo uống kháng sinh, giảm đau. Người thì khuyên chỉ nên uống thuốc theo triệu chứng, người thì một mực khẳng định uống thuốc kháng virus 2-3 ngày là âm tính. Tôi không biết nên tin tưởng ai" - chị Linh băn khoăn.

Không những lạc vào "ma trận" thuốc điều trị COVID-19, chị Linh và gia đình cũng mệt mỏi khi nhắc đến các thủ tục hành chính rườm rà. Chồng chị dù đã khỏi bệnh sau gần 2 tuần điều trị tại nhà nhưng vẫn chưa nhận được giấy xác nhận từ phía địa phương để hưởng phúc lợi. Nay lại trở thành F1 không thể đi làm vì cơ quan không cho phép. Từ tình huống của chồng, chị Linh quyết định không khai báo mà tự mình cách ly và điều trị.

Trước tình trạng F0 tăng nhanh, lực lượng cán bộ y tế cơ sở mỏng gây nên tình trạng quá tải, người dân mệt mỏi với các thủ tục rườm rà dẫn đến tình trạng mất niềm tin vào hệ thống y tế, cảm thấy bản thân bị bỏ rơi. Trong khi đó, nhiều cán bộ y tế phản ánh, những ngày vừa qua họ rất áp lực, rất mệt mỏi, thậm chí muốn nghỉ việc vì quá căng thẳng.

Đã đến lúc xem COVID-19 là bệnh đặc hữu

Trước thực trạng trên, nhiều chuyên gia cho rằng, đã đến lúc xem COVID-19 là bệnh đặc hữu thông thường để xã hội bớt căng thẳng.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Truyền nhiễm TPHCM, cố vấn Khoa Nhiễm thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho rằng, cần coi COVID-19 là bệnh đặc hữu thông thường. Theo đó, mọi người cần thực hiện quy định 5K khi ra đường, đến nơi làm việc, nơi công cộng. Nếu có triệu chứng thì tự test và điều trị tại nhà, khỏi bệnh lại tiếp tục đi làm. Ngành y tế chỉ cần tập trung cho những bệnh nhân nặng, bệnh nhân phải thở máy để hạn chế ca tử vong.

Còn theo bác sĩ Trần Văn Phúc - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, đây chính là thời điểm Việt Nam nên xem COVID-19 là bệnh đặc hữu, tương tự các bệnh lý đường hô hấp do các virus khác gây nên. Theo đó, ai có triệu chứng mới vào viện để điều trị, những trường hợp cần xét nghiệm mới xét nghiệm.

Theo bác sĩ Phúc, điều này cũng giảm bớt tình trạng người dân test tràn lan do cảm thấy lo lắng, giải quyết tình trạng khan hiếm kit test nhanh, hạn chế trường hợp trục lợi sản xuất kit test giả, buôn bán kit test không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng. Đồng thời, ngăn chặn tình trạng đầu cơ tích trữ thuốc điều trị COVID-19, triệt cơ hội cho những kẻ bất lương làm giàu. Đặc biệt, giải quyết tình trạng thiếu lao động trong công sở, tránh lãng phí nhân lực trong thời điểm này.

"Khi chúng ta còn xem COVID-19 là đại dịch thì nỗi sợ hãi của người dân vẫn còn bao trùm, gây căng thẳng xã hội" - bác sĩ Trần Văn Phúc - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn nhấn mạnh.

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Lý do có thể xem COVID-19 là bệnh đặc hữu thông thường

Thiều Trang |

Theo nhiều chuyên gia y tế, đây chính là thời điểm Việt Nam bắt buộc phải tính đến việc chuyển trạng thái, xem COVID-19 là bệnh đặc hữu thông thường.

Tiến tới bình thường hoá với dịch bệnh, xem COVID-19 là bệnh đặc hữu

Vương Trần |

Thủ tướng giao Bộ Y tế đánh giá chính xác tình hình dịch bệnh; nghiên cứu, đánh giá tình trạng kháng thể bảo vệ trước SARS-CoV-2 trên phạm vi cả nước, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem COVID-19 là bệnh đặc hữu.

Đến lúc bỏ chứng nhận F0, coi COVID-19 là bệnh đặc hữu để giảm áp lực y tế?

Phạm Đông |

Trước thực tế đã bao phủ rộng vaccine COVID-19 trên cả nước, số ca tăng nặng và tử vong do COVID-19 giảm, một số ý kiến đề xuất nên nhìn nhận COVID-19 là bệnh chuyên khoa truyền nhiễm thông thường hay bệnh đặc hữu (hiện diện thường xuyên). Do vậy, có thể xem xét bỏ việc chứng nhận F0 và khỏi bệnh để giảm áp lực cho y tế cơ sở.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Lý do có thể xem COVID-19 là bệnh đặc hữu thông thường

Thiều Trang |

Theo nhiều chuyên gia y tế, đây chính là thời điểm Việt Nam bắt buộc phải tính đến việc chuyển trạng thái, xem COVID-19 là bệnh đặc hữu thông thường.

Tiến tới bình thường hoá với dịch bệnh, xem COVID-19 là bệnh đặc hữu

Vương Trần |

Thủ tướng giao Bộ Y tế đánh giá chính xác tình hình dịch bệnh; nghiên cứu, đánh giá tình trạng kháng thể bảo vệ trước SARS-CoV-2 trên phạm vi cả nước, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem COVID-19 là bệnh đặc hữu.

Đến lúc bỏ chứng nhận F0, coi COVID-19 là bệnh đặc hữu để giảm áp lực y tế?

Phạm Đông |

Trước thực tế đã bao phủ rộng vaccine COVID-19 trên cả nước, số ca tăng nặng và tử vong do COVID-19 giảm, một số ý kiến đề xuất nên nhìn nhận COVID-19 là bệnh chuyên khoa truyền nhiễm thông thường hay bệnh đặc hữu (hiện diện thường xuyên). Do vậy, có thể xem xét bỏ việc chứng nhận F0 và khỏi bệnh để giảm áp lực cho y tế cơ sở.