Đã đến lúc dừng công bố số ca COVID-19 mới?

Thiều Trang |

Theo các chuyên gia nhận định, số ca COVID-19 được báo cáo hằng ngày chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, vì vậy có thể dừng công bố ca mắc mới, tập trung tuyên truyền các biện pháp dự phòng và đáp ứng dịch bệnh.

Nguyện vọng của người dân

Đều đặn 18 giờ 30 phút hằng ngày, bà Lê Thị Tần (58 tuổi, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) sẽ cất tiếng hỏi con trai: "Hôm nay cả nước có bao nhiêu ca mắc mới, Hà Nội tăng hay giảm vậy con?". Với bà Tần đó là thói quen từ ngày Việt Nam xuất hiện ca COVID thứ 17, cứ như vậy, bà theo dõi số ca mắc mới đến tận bây giờ.

Bà nói, việc công bố số ca COVID-19 hằng ngày như một lời nhắc nhở người dân, giúp mọi người nắm bắt tình hình dịch để tăng cường đề phòng và không chủ quan, lơ là trước dịch bệnh. Nói rồi, bà thở dài: "Việt Nam đã ghi nhận hơn 200.000 ca nhiễm mỗi ngày, nhiều nơi ghi nhận biến thể Omicron, cảnh báo nguy cơ lây nhiễm tăng cao. Riêng Hà Nội cũng ngót nghét 30.000 ca, chúng tôi cũng lo lắm nên phải phòng dịch cẩn thận".

Tỏ ra bất ngờ với thông tin Bộ Y tế đề xuất dừng thông báo số ca COVID-19 hằng ngày để người dân tránh gây hoang mang, bà Tần cho rằng, nếu không công bố sẽ khiến mọi người nghĩ rằng dịch đã chấm dứt, không thực hiện nghiêm quy tắc 5K và càng dễ lây lan dịch bệnh. Bên cạnh đó, người dân cũng cần nắm bắt xu hướng dịch bệnh, địa phương có số ca nhiễm cao để hạn chế di chuyển đến.

"Nước ta tốc độ lây nhiễm đang tăng mạnh, theo tôi vẫn nên duy trì thông báo để người dân biết và tổ chức phòng tránh, chữa bệnh" - bà Tần nói.

Còn anh Lê Xuân Mạnh (29 tuổi, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) thì cho rằng, không công bố ca nhiễm là hợp lý trong bối cảnh hiện nay. Đây là bước đầu tiên để tiến tới xem COVID-19 là bệnh đặc hữu. Theo đó, số ca nhiễm tuy nhiều nhưng đã tiêm phủ vaccine và đa số đều là thể nhẹ và điều trị tại nhà (96%).

"Không công bố ca nhiễm nữa là hợp lý, tránh gây hoang mang cho người dân. Thông tin cần quan tâm bây giờ là số ca tử vong và khả năng đáp ứng của ngành Y" - anh Mạnh nêu quan điểm.

Nhiều lý do tiến tới bỏ công bố số ca nhiễm mỗi ngày

Trao đổi với Lao Động về vấn đề trên, PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn Cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, đề xuất dừng công bố ca COVID-19 là hợp lý.

Theo đó, hiện nay số ca mắc cộng đồng cao, con số thống kê chỉ tương đối, khó chính xác. Thực tế, có nhiều trường hợp bị nhiễm nhưng không khai báo hoặc một số nơi y tế quá tải, F0 khó liên hệ khai báo. Bên cạnh đó, việc dừng công bố ca nhiễm mới sẽ tránh gây tâm lý hoang mang cho người dân.

Theo nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, dừng công bố số ca nhiễm nhưng các nhà quản lý và ngành y tế vẫn có thể áp dụng phương pháp giám sát dịch bệnh khác, ví dụ như giám sát điểm hoặc báo cáo số liệu của từng địa phương, sau đó đưa ra dự báo để cảnh báo người dân.

Nói cách khác, các nhà quản lý và ngành y tế vẫn phải nắm số ca nhiễm, từ đó mới đánh giá được xu thế của dịch và có biện pháp xử trí phù hợp.

“Trong giai đoạn mở cửa, thích ứng linh hoạt, chúng ta nới lỏng chứ không buông trôi, thả lỏng. Việc cảnh báo đến người dân có thể bằng nhiều cách như đưa ra các biện pháp hạn chế hay nới lỏng, chứ không nhất thiết dựa vào công bố số ca nhiễm hàng ngày. Hoặc có thể công bố hàng tuần, mức độ trầm trọng của việc phát sinh những ca nhiễm mới" - PGS Phu nói.

PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).
PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).

Theo cố vấn Cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng, ngành y tế không công bố số ca mắc mới nhưng vẫn phải tuyên truyền phòng chống dịch đến người dân.

"Dựa trên các phương pháp giám sát dịch bệnh để dự báo lúc nào và tại đâu dịch bệnh lên cao điểm, mức độ trầm trọng ra sao, có biến thể mới hay có quá tải hệ thống y tế hay không? Từ đó đưa ra các khuyến cáo, yêu cầu người dân phòng bệnh.

Đặc biệt, cần tập trung tuyên truyền các biện pháp dự phòng và đáp ứng, hướng dẫn người dân điều trị, khuyến cáo biện pháp phòng bệnh. Không để xảy ra trường hợp không công bố ca mắc mới mà chúng ta lơ là phòng dịch" - PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Thiều Trang
TIN LIÊN QUAN

Nếu xem COVID-19 là bệnh đặc hữu, người bệnh có phải trả hết phí điều trị?

Thiều Trang |

Trước ý kiến cho rằng, thời điểm này cần xem COVID-19 là bệnh đặc hữu và xử lý như các bệnh lý chuyên khoa khác, nhiều người dân tỏ ra băn khoăn về việc tiếp tục được Nhà nước hỗ trợ thanh toán tiền khám, chữa bệnh COVID-19 hay phải tự chi trả?

Đã đến lúc xem COVID-19 là bệnh đặc hữu để xã hội bớt căng thẳng

Thiều Trang |

"Khi chúng ta còn xem COVID-19 là đại dịch thì nỗi sợ hãi của người dân vẫn còn bao trùm, gây căng thẳng xã hội. Vì vậy, đây chính là thời điểm Việt Nam nên chuyển trạng thái, xem COVID-19 là bệnh đặc hữu" - bác sĩ Trần Văn Phúc - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn nhấn mạnh.

Hà Nội dự báo số ca COVID-19 còn tăng cao, nửa tháng nữa dịch đạt đỉnh

Phạm Đông |

Hà Nội - Trong cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, Hà Nội dự báo nửa tháng nữa đến đỉnh dịch, học sinh lớp 1-6 ở 18 huyện sẽ chuyển sang học online.

Bác bỏ tin đồn thất thiệt sinh viên Đại học Ngoại ngữ - Tin học bị hiếp dâm

Tuệ Nhi |

Trước những tin đồn lan truyền trên mạng xã hội về việc sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT) đang học quân sự, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Trường Quân sự Quân khu 7 đã có phản hồi chính thức về thông tin trên.

Người lao động rơi nước mắt khi về quê đón Tết trên chuyến bay 0 đồng

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Đêm 11.1 và rạng sáng 12.1, hàng trăm công nhân, người lao động đang làm việc tại TPHCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An được về quê đón Tết trên 2 chuyến bay miễn phí do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Công ty Tài chính TNHH HD SAISON cùng Vietjet tổ chức.

Đại hạ giá loạt siêu xe mạ vàng, du thuyền, biệt thự của đại gia Việt Nam

Trà My |

Một số chiếc siêu xe và du thuyền là tài sản thế chấp cho các khoản nợ quá hạn của đại gia vẫn chưa tìm được chủ nhân mới.

Sự thật vụ đồ đạc tự bốc cháy ở Hậu Giang: Do gia đình tự đốt

PHONG LINH |

Liên quan vụ việc được cho là đồ đạc tự bốc cháy ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, hồi cuối tháng 11.2022, sau thời gian điều tra, công an xác định nguyên nhân đồ đạc trong nhà anh Nguyễn Văn Mừng bị cháy là do... người nhà tự đốt.

Sai phạm ở Trung tâm đăng kiểm: Chi hàng trăm triệu đồng cho Cục trưởng

Chân Phúc |

TPHCM - Theo Công an TPHCM, để thành lập các Trạm đăng kiểm và dẫn tới các sai phạm, các đối tượng đã chung chi hàng trăm triệu đồng theo tháng, theo quý cho các lãnh đạo phòng ban và đặc biệt là cho đối tượng Đặng Việt Hà, Cục trưởng Cục Đăng kiểm.

Nếu xem COVID-19 là bệnh đặc hữu, người bệnh có phải trả hết phí điều trị?

Thiều Trang |

Trước ý kiến cho rằng, thời điểm này cần xem COVID-19 là bệnh đặc hữu và xử lý như các bệnh lý chuyên khoa khác, nhiều người dân tỏ ra băn khoăn về việc tiếp tục được Nhà nước hỗ trợ thanh toán tiền khám, chữa bệnh COVID-19 hay phải tự chi trả?

Đã đến lúc xem COVID-19 là bệnh đặc hữu để xã hội bớt căng thẳng

Thiều Trang |

"Khi chúng ta còn xem COVID-19 là đại dịch thì nỗi sợ hãi của người dân vẫn còn bao trùm, gây căng thẳng xã hội. Vì vậy, đây chính là thời điểm Việt Nam nên chuyển trạng thái, xem COVID-19 là bệnh đặc hữu" - bác sĩ Trần Văn Phúc - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn nhấn mạnh.

Hà Nội dự báo số ca COVID-19 còn tăng cao, nửa tháng nữa dịch đạt đỉnh

Phạm Đông |

Hà Nội - Trong cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, Hà Nội dự báo nửa tháng nữa đến đỉnh dịch, học sinh lớp 1-6 ở 18 huyện sẽ chuyển sang học online.