Cứu 2 sản phụ mắc COVID-19 nặng, chi phí nằm viện tổng 3,5 tỉ đồng

Nguyễn Ly |

Với những nỗ lực và sự quyết tâm cứu người của lực lượng y, bác sĩ Bệnh viện Quân y 175 (Bộ Quốc phòng), sự hỗ trợ 3,5 tỉ đồng của ngân sách Nhà nước chi trả viện phí, 2 sản phụ mắc COVID-19 được hồi sinh kỳ diệu.

Thở chung máy ECMO, hai lần đặt nội khí quản, phổi đông đặc, thậm chí phẫu thuật không dưới 3 lần vì biến chứng sau ca mổ thai bắt lấy con. Hai sản phụ chị Lê Thị Ngọc Hoài SN 1988 và chị Nguyễn Thị Thu Trinh SN 1992 đã được cứu sống khi chỉ còn 1% cơ hội.

Gia đình bệnh nhân Ngọc Hoài hội ngộ sau nhiều tháng điều trị. Ảnh: Nguyễn Ly
Gia đình bệnh nhân Ngọc Hoài hội ngộ sau nhiều tháng điều trị. Ảnh: Nguyễn Ly

Kỳ tích không đến lần thứ 2

Vào một ngày giữa tháng 10, chị Lê Thị Ngọc Hoài lần đầu tiên được gặp con mình sau nhiều ngày giành giật lại sự sống.

Nhớ lại những ngày tháng kinh hoàng đó, chị Ngọc Hoài chia sẻ: “Có những lúc tôi cảm thấy mệt mỏi, muốn buông… nhưng sau vì nghĩ đến con nên phải cố gắng sống”.

Anh Vương Tiến, chồng chị Hoài cũng bồi hồi nhớ lại: “Trong đợt dịch COVID-19, vợ chồng tôi định về quê để sinh em bé, đến bệnh viện Tâm Anh xét nghiệm thì được biết vợ tôi và cả nhà đều dương tính. Sau đó, vợ tôi diễn biến nặng trong 3 ngày, ho ra máu nhiều”.

Chị Hoài khi ấy mới mang thai ở tuần thứ 37, được chuyển từ Bệnh viện dã chiến số 7 sang Bệnh viện Từ Dũ và mổ bắt lấy thai, sau đó tiếp tục chuyển sang Bệnh viện Quân Y 175 điều trị tích cực.

“Thời điểm đó, bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ có nói, trên đường đi có thể vợ tôi sẽ mất khi nào không biết. Hai cha con chỉ ôm nhau khóc, cầu nguyện chứ không biết làm gì khác”, anh Vương Tiến xúc động chia sẻ thêm.

Đặt trong bối cảnh bệnh viện điều trị COVID-19, Bệnh viện Quân Y 175 đã hết máy ECMO, các bác sĩ đã quyết định tách đôi máy ECMO để 2 sản phụ cùng sử dụng. Đây là kỹ thuật chưa từng có trong lịch sử ngành y Việt Nam.

Bác sĩ Thiếu úy Nguyễn Cảnh Chung, Khoa Hồi sức Tích cực Trung tâm điều trị COVID-19 chia sẻ: “Chúng tôi chỉ được 2 máy ECMO, đến bệnh nhân thứ 3 là chúng tôi bí. Nên đã trao đổi với các chuyên gia và được chấp thuận triển khai kỹ thuật tách đôi ECMO cho 2 bệnh nhân cùng lúc, các chỉ số thiết động và oxy hóa máu trong bệnh nhân cải thiện rõ rệt".

Người thở chung ECMO với chị Ngọc Hoài là bệnh nhân Thu Trinh. Mang thai ở tuần thứ 33, chị Thu Trinh khi nhiễm COVID-19 sức khỏe yếu và sinh con tại Bệnh viện Hùng Vương. Sau đó, được chuyển sang Bệnh viện 175 điều trị tích cực vì nguy kịch.

“Đêm đó tôi có thấy một chị chưa kịp sinh em bé đã tử vong cả mẹ và con, tôi thấy suy sụp, bác sĩ điện về nhà cho tôi nói chuyện với chồng và tôi nói “chắc em không qua khỏi, anh ở lại chăm sóc con tốt nha”…chỉ có gia đình mới làm tôi cố gắng tiếp”, chị Thu Trinh chia sẻ.

Thượng tá, bác sĩ Vũ Đình Ân, Trung tâm Điều trị bệnh nhân COVID-19 chia sẻ: “ Trong khoảng 2 tiếng theo dõi khi tách đôi ECMO, tôi chưa bao giờ thấy thời gian dài vô tận như vậy. Và khi thấy mọi dấu hiệu sinh tồn đều ổn định, bệnh nhân thở tốt…Tôi vỡ òa hạnh phúc, kỳ tích có lẽ khó đến lần thứ 2 vì hy vọng sống trước đó chỉ còn 1%”.

Viện phí 3,5 tỉ đồng 

Ngày 20.10, Bệnh viện Quân y 175 tổ chức tiễn chị Ngọc Hoài ra viện. Sau 86 ngày điều trị, tổng viện phí của bệnh nhân này ở mức 2,3 tỉ đồng, chưa kể tiền giường. Theo quy định hiện tại, toàn bộ viện phí của bệnh nhân COVID-19 do ngân sách nhà nước chi trả.

"Đây là kỷ lục về thời gian nằm việc lâu nhất, viện phí cao nhất, thời gian chạy ECMO dài nhất và nghị lực sống cũng phi thường nhất mà chúng tôi gặp tại Trung tâm điều trị COVID-19 này", bác sĩ Vũ Đình Ân chia sẻ.

Còn chị Ngọc Hoài xúc động xúc động nói: “Tôi được sống tới ngày hôm nay, tôi mừng lắm. Cảm ơn các bác sĩ ở Bệnh viện Quân Y 175 đã cứu tôi, cho tôi thêm một mạng sống nữa để tôi được chăm sóc chồng con” .

Với chị Thu Trinh sau 40 ngày nằm viện (tổng viện phí khoảng 1,2 tỉ đồng), chị cũng đã được xuất viện trước đó trong niềm hạnh phúc. “Lúc nằm viện tôi làm nhiều hành động để tự kết thúc cho nhẹ nhàng, tôi lấy tay cố gắng giật tất cả những dây truyền dịch và máy thở. Cũng may nhờ có bác sĩ, đã động viên tôi. Ngày hôm nay được ôm con vào lòng, tôi hạnh phúc lắm. Sự sống quý giá lắm”, chị Thu Trinh nghẹn ngào.

Theo bác sĩ Vũ Đình Ân, từ khi thành lập đến nay, Trung tâm Điều trị COVID-19 của Bệnh viện Quân y 175 tiếp nhận gần 2.000 ca F0, trong đó có 70% là bệnh nhân nặng, nguy kịch, phải thở máy và lọc máu.

Bệnh viện thực hiện can thiệp ECMO cho 12 bệnh nhân. Tất cả trường hợp phải can thiệp ECMO đều có viện phí tiền tỉ bởi chi phí cao, nhất là tốn kém tăng 200-300% viện phí cho các thuốc điều trị nhiễm trùng.

Nguyễn Ly
TIN LIÊN QUAN

Không nên vì lo lắng dịch COVID-19 mà bỏ lỡ các mũi tiêm phòng cho trẻ

NGUYỄN LY |

Việc gấp rút thực hiện tiêm chủng trở lại trong giai đoạn dịch COVID-19 hiện nay, không chỉ giúp tạo miễn dịch cộng đồng, mà còn giúp trẻ không đánh mất cơ hội phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.

Những bác sĩ quân y quyết ở lại TPHCM vì bệnh nhân COVID-19

NGUYỄN LY |

Trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19, đã có hàng chục nghìn y, bác sĩ chi viện cho TPHCM. Đến nay dù dịch bệnh được kiểm soát, nhưng đối với lực lượng quân y, mang trong mình khí chất người lính và cũng là thầy thuốc, họ quyết tâm ở lại để cứu thêm càng nhiều bệnh nhân càng tốt.

Phủ 98,6% vaccine mũi 1, TPHCM liệu đã đạt miễn dịch cộng đồng?

NGUYỄN LY |

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM, tỉ lệ tiêm mũi 1 là 98,6% người trên 18 tuổi và mũi 2 là 75,35%. Nhiều ý kiến cho rằng, TPHCM đã đạt miễn dịch cộng đồng.

4 tháng TPHCM chiến đấu với COVID-19 - Những con số biết nói

Nguyễn Ly |

Từ ngày 27.4, dịch COVID-19 bùng phát mạnh liên tiếp trong nhiều tháng tại TPHCM. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại những con số biết nói đã cho thấy tình hình dịch COVID-19 dần được kiểm soát cả về số ca nhiễm và tử vong.

Cổ động viên Thái Lan đặt dép giữ chỗ mua vé xem chung kết AFF Cup 2022

Thanh Vũ (từ Bangkok) |

Người hâm mộ bóng đá Thái Lan bày tỏ sự thất vọng khi không thể mua được vé xem đội nhà đá chung kết lượt về AFF Cup 2022.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Không nên vì lo lắng dịch COVID-19 mà bỏ lỡ các mũi tiêm phòng cho trẻ

NGUYỄN LY |

Việc gấp rút thực hiện tiêm chủng trở lại trong giai đoạn dịch COVID-19 hiện nay, không chỉ giúp tạo miễn dịch cộng đồng, mà còn giúp trẻ không đánh mất cơ hội phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác.

Những bác sĩ quân y quyết ở lại TPHCM vì bệnh nhân COVID-19

NGUYỄN LY |

Trong cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19, đã có hàng chục nghìn y, bác sĩ chi viện cho TPHCM. Đến nay dù dịch bệnh được kiểm soát, nhưng đối với lực lượng quân y, mang trong mình khí chất người lính và cũng là thầy thuốc, họ quyết tâm ở lại để cứu thêm càng nhiều bệnh nhân càng tốt.

Phủ 98,6% vaccine mũi 1, TPHCM liệu đã đạt miễn dịch cộng đồng?

NGUYỄN LY |

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM, tỉ lệ tiêm mũi 1 là 98,6% người trên 18 tuổi và mũi 2 là 75,35%. Nhiều ý kiến cho rằng, TPHCM đã đạt miễn dịch cộng đồng.

4 tháng TPHCM chiến đấu với COVID-19 - Những con số biết nói

Nguyễn Ly |

Từ ngày 27.4, dịch COVID-19 bùng phát mạnh liên tiếp trong nhiều tháng tại TPHCM. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại những con số biết nói đã cho thấy tình hình dịch COVID-19 dần được kiểm soát cả về số ca nhiễm và tử vong.