COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, Việt Nam cần hành động

Thùy Linh |

COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, theo tuyên bố của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 5.5. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Việt Nam cũng cần hành động vì điều này.

Chuyển sang chiến lược phòng ngừa, kiểm soát COVID-19 dài hạn

Trả lời về vấn đề này, TS. Angela Pratt - Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam cho rằng: Việc chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế của COVID-19 là một tin luôn được đón chào.

"Đối với Việt Nam, đây là thời điểm để nhìn lại hoạt động ứng phó tổng thể vô cùng mạnh mẽ của đất nước đối với virus này. Nhưng đồng thời, điều quan trọng là phải hiểu rằng đây không phải là lúc chúng ta mất cảnh giác.

COVID-19 sẽ tiếp tục là một mối đe dọa. Công bố của ngày hôm nay thực sự là công bố về sự cần thiết phải tăng tốc và lập kế hoạch quản lý virus trong dài hạn"- TS. Angela Pratt nói.

Đồng quan điểm này, PGS.TS Trần Đắc Phu- nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng sự kiện y tế công cộng cho rằng dù WHO tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu nhưng "không có nghĩa chúng ta sẽ bỏ rơi, không hành động gì".

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, thực tế ngày 3.5 vừa qua, WHO xây dựng và đã công bố chiến lược mới trong phòng chống COVID-19 giai đoạn 2023-2025, trong đó tìm cách giúp các quốc gia chuyển từ cơ chế khẩn cấp sang chiến lược phòng ngừa và kiểm soát dài hạn.

Ông cũng dẫn các thông tin cho rằng WHO tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu có nhiều lý do như: Ủy ban Khẩn cấp về COVID-19 của WHO đã đưa ra những bằng chứng rằng COVID-19 đã giảm rủi ro đối với sức khỏe con người chủ yếu là nhờ khả năng miễn dịch từ nhiễm bệnh và tỉ lệ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên toàn cầu ngày càng cao.

Cùng đó, độc lực của virus gây bệnh cũng có sự ổn định tương đối, kể cả với các biến thể phụ đang lưu hành của Omicron và các biến thể phụ trước đó. Dù virus SARS-CoV-2 có tiếp tục tiến hóa với các biến thể nhưng nó không liên quan đến mức độ nghiêm trọng và không gây ra yếu tố bất ngờ.

Ngoài ra, tỷ lệ nhập viện và tử vong có chiều hướng giảm, không còn gây căng thẳng cho các hệ thống y tế như trước. Đặc biệt là sự cải thiện tình trạng bệnh của ca lâm sàng, cải thiện việc quản lý ca bệnh lâm sàng… Những yếu tố này đã góp phần làm giảm đáng kể tỉ lệ nhập viện và tử vong do COVID-19.

Hiện nay, không còn cần đến những bộ quần áo bảo hộ kín mít, bác sĩ vẫn điều trị cho bệnh nhân COVID-19 như các loại bệnh thông thường. Ảnh: Minh Ánh
Hiện nay, không còn cần đến những bộ quần áo bảo hộ kín mít, bác sĩ vẫn điều trị cho bệnh nhân COVID-19 như các loại bệnh thông thường. Ảnh: Minh Ánh

Cần sớm có các biện pháp ứng phó phù hợp

PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng dựa trên công bố của WHO, Việt Nam có cơ sở quan trọng trong việc xem xét đánh giá tình hình dịch trong nước. Thực tế dịch bệnh trên thế giới liên quan đến Việt Nam và ngược lại, với COVID-19 cũng vậy.

Tại Việt Nam, hiện số ca mắc mới COVID-19 đang tăng trở lại, số trường hợp nhập viện và tử vong cũng gia tăng, nhưng tình hình dịch vẫn trong tầm kiểm soát, đa số ca mắc mới có triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng, chưa gây quá tải hệ thống y tế.

Với những trường hợp nặng và tử vong phần lớn vẫn là đối tượng dễ tổn thương như người có bệnh nền, người già, người chưa tiêm chủng, người suy giảm miễn dịch... Những trường hợp này bệnh có thể diễn biến nặng nếu nhiễm các virus gây bệnh truyền nhiễm khác như cúm chứ không riêng gì với COVID-19.

Về vấn đề xếp bệnh COVID-19 vào nhóm B hay vẫn duy trì ở nhóm A, PGS.TS Trần Đắc Phu cho hay, hội đồng chuyên môn sẽ họp, đánh giá, xem xét. "Dù COVID-19 thuộc nhóm A hay nhóm B thì các vấn đề đánh giá nguy cơ và đưa ra các biện pháp ứng phó phù hợp là vô cùng quan trọng.

Điều này giúp kiểm soát dịch, không bất ngờ trước diễn biến dịch và sẵn sàng đáp ứng phù hợp theo mức độ, dựa trên đánh giá nguy cơ đặc thù của từng bệnh, từng giai đoạn thời kỳ để kiểm soát dịch một cách bền vững, không tốn kém, lãng phí nhưng phải đủ nguồn lực để ứng phó với dịch bệnh cũng như đảm bảo được sự chăm sóc y tế tốt cho người dân" - PGS.TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh. 

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Biến chủng COVID-19 đang chiếm ưu thế tại Hà Nội

Thùy Linh |

Biến chủng COVID-19 được tìm kiếm trên 58 mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 để tiến hành giải trình tự gen.

WHO tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu

Thanh Hà |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 5.5 tuyên bố, COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu - bước tiến quan trọng hướng tới việc chấm dứt đại dịch.

Số bệnh nhân COVID-19 mới tăng lên gần 3.400 ca, 1 ca tử vong

Thùy Linh |

Theo thống kê của Bộ Y tế, ngày 5.5, cả nước ghi nhận 3.399 ca mắc COVID-19 mới, 161 bệnh nhân nặng, 1 ca tử vong tại Hải Dương.

Mẹ và vợ ông chủ Việt Á xin trả lại trăm tỉ bị kê biên, phong tỏa

Việt Dũng |

Trong khi mẹ của Phan Quốc Việt - Tổng Giám đốc Công ty Việt Á - đề nghị tòa phúc thẩm xem xét trả lại số tiền hàng trăm tỉ cho con trai vay, vợ bị cáo cũng mong giải tỏa sổ tiết kiệm mang tên 2 con mình.

Phụ huynh gấp rút tìm lớp tiền tiểu học, sợ con không theo kịp bạn bè

Ngọc Trà - Vũ Linh |

Chỉ còn 4 tháng nữa, các bé sinh năm 2017 cuối cấp bậc mầm non sẽ bước vào lớp 1. Thời gian này, nhiều bậc phụ huynh lo lắng, tìm lớp tiền tiểu học cho con với mong muốn các con sẽ có nền tảng tốt nhất để bước vào lớp 1. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, việc cho trẻ tham gia lớp tiền tiểu học cũng được nhiều phụ huynh lo lắng.

Hạ Long thi tuyển kiến trúc biểu tượng Rồng đặt bên bờ vịnh Hạ Long

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Nhằm mục đích lựa chọn ý tưởng thiết kế đặc sắc mang tính biểu tượng và tạo điểm nhấn trong đô thị có ý nghĩa và giá trị nghệ thuật cao, đáp ứng yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, văn hóa, lịch sử của thành phố, TP Hạ Long tổ chức thi tuyển ý tưởng kiến trúc công trình biểu tượng Rồng tại khu vực ngã ba đường Trần Hưng Đạo – Trần Quốc Nghiễn, nằm bên bờ vịnh Hạ Long.

Tổng thống Putin đến Trung Quốc

Thanh Hà |

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thủ đô Bắc Kinh trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên sau khi tái đắc cử và tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Nga.

Bản tin công đoàn: Lương hưu có tăng đồng đều khi cải cách tiền lương không?

Nhóm PV |

Bản tin công đoàn hôm nay có những nội dung chính sau: Đề xuất hưởng trợ cấp thất nghiệp 75% lương, không giới hạn 12 tháng; Tăng lương hưu dự kiến cho các nhóm đối tượng từ ngày 1.7; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi công nhân bị ngộ độc ở Vĩnh Phúc; 3 năm ròng rã đi đòi bảo hiểm xã hội, công nhân vui mừng khi được trả nợ; Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng tiền tuất hằng tháng đúng không?

Biến chủng COVID-19 đang chiếm ưu thế tại Hà Nội

Thùy Linh |

Biến chủng COVID-19 được tìm kiếm trên 58 mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 để tiến hành giải trình tự gen.

WHO tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu

Thanh Hà |

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 5.5 tuyên bố, COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu - bước tiến quan trọng hướng tới việc chấm dứt đại dịch.

Số bệnh nhân COVID-19 mới tăng lên gần 3.400 ca, 1 ca tử vong

Thùy Linh |

Theo thống kê của Bộ Y tế, ngày 5.5, cả nước ghi nhận 3.399 ca mắc COVID-19 mới, 161 bệnh nhân nặng, 1 ca tử vong tại Hải Dương.