Công bố mới của Bộ Y tế: Tỉ lệ học sinh thừa cân tăng gấp đôi sau 6 năm

Thùy Linh |

Theo công bố mới, tỉ lệ học sinh ăn thức ăn nhanh ít nhất 1 lần trong tuần đã tăng từ 30,2% lên 54,1%. Tỉ lệ học sinh thừa cân cũng tăng gấp đôi, từ 5,8% lên 10,6%.

Tỉ lệ học sinh thừa cân tăng gấp đôi

Ngày 25.4, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố "Báo cáo khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam năm 2019".

Theo TS. Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, tính đến tháng 1.2020, trên thế giới có 103 quốc gia đã tiến hành cuộc khảo sát hành vi sức khỏe học sinh. Năm 2013, khảo sát hành vi sức khỏe toàn cầu đã được tiến hành lần đầu tiên tại Việt Nam với sự tham gia của 3.465 học sinh tại các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông của 13 tỉnh, thành phố.

Cuộc khảo sát lần thứ 2 được tổ chức tại Việt Nam vào năm 2019, có quy mô triển khai rộng hơn, với sự tham gia của 7.796 học sinh đến từ 81 trường học tại 20 tỉnh, thành phố trên cả nước.

So sánh 2 cuộc khảo sát nói trên ở Việt Nam, TS. Kidong Park đã nhấn mạnh nhiều tiến bộ có ý nghĩa quan trọng trong một số lĩnh vực.

Cụ thể, tỉ lệ học sinh bị bắt nạt đã giảm nhiều giữa 2 cuộc khảo sát này, từ 22,7% xuống còn 6,2%. Tỉ lệ học sinh hút thuốc lá giảm từ 5,4% xuống còn 2,8%. Tỉ lệ học sinh sử dụng ma túy cũng giảm nhiều, từ 1,4% cuộc khảo sát năm 2013 xuống còn 0,65% trong cuộc khảo sát năm 2019.

Hai cuộc khảo sát cho thấy tỉ lệ học sinh ở Việt Nam tăng cường các hoạt động thể chất đã được cải thiện nhiều. Cụ thể, tỉ lệ học sinh được vận động 60 phút/ngày trong 5 ngày hoặc hơn trong 1 tuần đã tăng từ 20% lên 24,1%.

Tuy nhiên, TS. Kidong Park cũng chỉ ra các số liệu là bằng chứng cho thấy những ảnh hưởng đến sức khỏe của lứa tuổi học sinh. Đó là, tỉ lệ học sinh ăn đồ ăn nhanh tăng cao hơn; tỉ lệ thừa cân béo phì cũng tăng...

Một số hành vi nguy cơ như uống nước ngọt có ga, ăn thức ăn nhanh đều tăng lên. Trong đó, tỷ lệ ăn thức ăn nhanh ít nhất 1 lần trong tuần tăng từ 30,2% lên 54,1%. Tỉ lệ học sinh thừa cân cũng tăng gấp đôi, từ 5,8% lên 10,6%.

Lần đầu tiên đưa chỉ số sử dụng thuốc lá điện tử vào điều tra cũng ghi nhận tỷ lệ chung tại 21 tỉnh, thành có 2,6% học sinh sử dụng thuốc lá điện tử; riêng ở Hà Nội và TP HCM tỷ lệ này lên đến 7,9%.

Những thói quen xấu được hình thành từ sớm

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết trong thời gian qua, Việt Nam đang phải giải quyết gánh nặng bệnh tật kép. Trong khi các bệnh truyền nhiễm như COVID-19 diễn biến phức tạp thì nước ta cũng phải đối mặt với sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm. Gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm đang chiếm tới 74% tổng gánh nặng bệnh tật toàn quốc. Các bệnh này cũng chính là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

Số liệu mới nhất cho thấy, mỗi năm tỉ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 81% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân, chủ yếu là các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh hô hấp mạn tính. Số liệu điều tra cũng cho thấy, ước tính ở người trưởng thành tỉ lệ mắc các bệnh như tăng huyết áp hiện là 26%, tương đương khoảng 17 triệu người mắc; tỉ lệ mắc đái tháo đường là 7%, tương đương với khoảng 4,5 triệu người mắc bệnh.

Sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm có nguyên nhân là do sự gia tăng nhanh các yếu tố nguy cơ mà người dân hoàn toàn có thể phòng tránh được, như hút thuốc, uống rượu bia, dinh dưỡng không hợp lý và thiếu vận động thể lực, kèm theo các tình trạng thừa cân béo phì, tăng huyết áp, rối loạn đường máu và mỡ máu.

Thứ trưởng nhấn mạnh, hầu hết những yếu tố này lại được hình thành từ giai đoạn rất sớm trong cuộc đời. Vì vậy việc bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho trẻ em và thanh thiếu niên thông qua thúc đẩy hình thành các hành vi có lợi cho sức khỏe và phòng chống các yếu tố nguy cơ là một chính sách ưu tiên của Việt Nam.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho rằng, với các quy trình chuẩn của WHO, cuộc khảo sát hành vi sức khỏe học sinh tại Việt Nam được thiết kế công phu, khoa học để nghiên cứu thực trạng và xu hướng của các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm và các hành vi sức khỏe phổ biến của học sinh lứa tuổi 13 đến 17, nhất là các yếu tố hành vi liên quan đến chế độ ăn uống, vệ sinh cá nhân, phòng chống dịch bệnh, sử dụng thuốc lá, rượu bia, hoạt động thể chất, tai nạn thương tích, sức khỏe tâm thần và các vấn đề sức khỏe khác.

Các số liệu còn giúp việc theo dõi, báo cáo tiến độ thực hiện các mục tiêu tự nguyện toàn cầu mà Việt Nam đã thông qua và cam kết thực hiện, đồng thời cung cấp bằng chứng cho việc xây dựng các chính sách bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho trẻ em, học sinh.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

8 thực phẩm loại bỏ phù nề, béo phì

HẠ MÂY (Theo Foodwang) |

Chứng phù nề, béo phì gây sưng ở bàn tay, bàn chân, mắt cá chân và chân ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Để giải quyết phần nào vấn đề đó chúng ta nên lựa chọn các thực phẩm giúp loại bỏ chứng bệnh trên.

Điều trị béo phì – hành trình cần kết hợp đa chuyên khoa

Hương Sơn |

Theo ThS BS. Trần Viết Thắng – Phó trưởng khoa Nội tiết (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) để điều trị thành công bệnh lý béo phì, bệnh nhân cần được phối hợp đa chuyên khoa để đảm bảo sức khoẻ cũng như tình trạng cân nặng không tăng trở lại.

Nguy cơ thừa cân béo phì, giảm tuổi thọ nếu trẻ "dán mắt" vào màn hình

Đức Mạnh |

Ít vận động, "dán mắt" vào các loại màn hình và thiếu điểm vui chơi ngoài trời khiến tỉ lệ thừa cân béo phì của trẻ em khu vực thành thị đã chạm ngưỡng 26,8%. Các chuyên gia khuyên phụ huynh nên giới hạn thời gian trẻ xem TV và cố gắng sắp xếp cho con nô đùa ngoài thiên nhiên nhiều hơn.

Giờ thứ 9: Lừa chồng - Phần 2

Nhóm PV |

Giờ thứ 9: Nhân vô thập toàn. Chúng ta cũng chỉ là những con người và chúng ta cũng có những sai lầm trong cuộc sống. Nếu bạn tha thứ cho người khác thì người khác cũng có thể tha thứ cho chính bạn.

Dự báo thời tiết 10 ngày tới từ 19.2 đến 1.3 ở cả ba miền

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia đã đưa ra dự báo thời tiết 10 ngày tới (từ ngày 19.2.2023 - 1.3.2023) ở các khu vực trên cả nước.

Man United có đang bị thổi phồng so với thực lực?

Văn An |

Erik Ten Hag và Man United đang trải qua mùa giải thành công ngoài mong đợi tại Premier League, nhưng cuộc cách mạng của họ chưa thể dừng lại...

Ôtô bay Nhật Bản thực hiện chuyến bay chở người đầu tiên ngoài trời

Ngọc Vân |

Nhật Bản đặt mục tiêu thương mại hóa ôtô bay ở những vùng xa xôi.

Nhiều cơ sở y tế công lập sẽ phải tuyển dụng thêm người để đáp ứng quy định mới

Thùy Linh |

Bộ Y tế yêu cầu tỉ lệ nhân lực/giường bệnh sẽ từ 0,5-2 người/giường bệnh tuỳ theo các hạng bệnh viện và các chuyên khoa khác nhau. Trong đó, các khoa hồi sức tích cực ở cơ sở khám chữa bệnh từ hạng I trở lên bố trí 2 nhân lực/giường.

8 thực phẩm loại bỏ phù nề, béo phì

HẠ MÂY (Theo Foodwang) |

Chứng phù nề, béo phì gây sưng ở bàn tay, bàn chân, mắt cá chân và chân ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Để giải quyết phần nào vấn đề đó chúng ta nên lựa chọn các thực phẩm giúp loại bỏ chứng bệnh trên.

Điều trị béo phì – hành trình cần kết hợp đa chuyên khoa

Hương Sơn |

Theo ThS BS. Trần Viết Thắng – Phó trưởng khoa Nội tiết (Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM) để điều trị thành công bệnh lý béo phì, bệnh nhân cần được phối hợp đa chuyên khoa để đảm bảo sức khoẻ cũng như tình trạng cân nặng không tăng trở lại.

Nguy cơ thừa cân béo phì, giảm tuổi thọ nếu trẻ "dán mắt" vào màn hình

Đức Mạnh |

Ít vận động, "dán mắt" vào các loại màn hình và thiếu điểm vui chơi ngoài trời khiến tỉ lệ thừa cân béo phì của trẻ em khu vực thành thị đã chạm ngưỡng 26,8%. Các chuyên gia khuyên phụ huynh nên giới hạn thời gian trẻ xem TV và cố gắng sắp xếp cho con nô đùa ngoài thiên nhiên nhiều hơn.