Có thể ghi nhận đến 1 triệu ca cúm, năm nay chưa ghi nhận chủng độc lực cao

Thuỳ Linh |

Tại Hội trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2022 diễn ra chiều ngày 21.7, đại diện Bộ Y tế thông tin hiện có 4 dịch bệnh đang lưu hành tại Việt Nam là COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng và cúm. Trong đó, các ca cúm có xu hướng tăng nhanh tại miền Bắc thời gian gần đây.

Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế  cho biết theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, số mắc cúm hiện nay không có sự khác biệt so với những năm trước đây. Hiện nay lưu hành chủ yếu là cúm A (H3N2, H1N1) và cúm B. Đây là những chủng cúm đã có vaccine phòng bệnh hiệu quả.

"Đến nay, chúng ta chưa phát hiện các chủng cúm A có độc lực cao như H5N1, H7N9, H5N6, H5N8. Tuy nhiên, số nhập viện có xu hướng tăng trong thời gian gần đây" - Thứ trưởng Bộ Y nhấn mạnh.

Thứ trưởng đề nghị để phòng chống các bệnh cúm cần tăng cường giám sát, đặc biệt là giám sát trọng điểm, giám sát phát hiện các trường hợp mắc, ổ dịch cúm mùa, đẩy mạnh giám sát viêm phổi nặng do virus, các chùm ca bệnh cúm tại cộng đồng, bệnh viện để kịp thời lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm, chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện tốt công tác phân tuyến điều trị, phân luồn khám sàng lọc để tăng hiệu quả khám chữa bệnh.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: TT
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân cúm đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: TT

Tại cuộc họp, đại diện Sở Y tế Hà Nội thông tin, Hà Nội ghi nhận 2.065 trường hợp cúm. Trong 4 tháng đầu năm 2022, mỗi tháng ghi nhận dưới 400 ca/tháng. Từ tháng 5 số ca mắc bắt đầu tăng lên 556 ca, tháng 6 là gần 900 ca, tuy nhiên chưa ghi nhận chủng có độc lực cao.

TS Nguyễn Lương Tâm - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết thêm, mỗi năm nước ta ghi nhận 600.000 đến 1 triệu ca cúm thường.

"Thời gian qua nhiều tỉnh, thành ghi nhận các trường hợp cúm nhập viện gia tăng, trong đó phần lớn là các chủng cúm A không có độc lực cao như H5N1, H5N6, H5N8, H7N9. Tuy nhiên, chúng ta cần tăng cường giám sát trọng điểm, phát hiện các ca bệnh tại cộng đồng, xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây bệnh và truyền thông để người dân hiểu và dự phòng" - TS Nguyễn Lương Tâm chia sẻ.

Bàn về nguyên nhân khiến số ca cúm A tăng, TS Tâm phân tích, trong 2 năm dịch COVID-19, người dân mang khẩu trang nhiều, thực hiện giãn cách, tuân thủ phòng chống dịch như thường xuyên rửa tay sát khuẩn nên số ca cúm ít.

Tuy nhiên sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát, người dân chủ quan hơn trong phòng chống dịch, lơ là không đeo khẩu trang khi xuất hiện nơi công cộng. Vì vậy số ca mắc có xu hướng tăng. Đến thời điểm hiện tại, chưa ghi nhận tình trạng tử vong do cúm A, các ca phần lớn đều có triệu chứng nhẹ.

Thuỳ Linh
TIN LIÊN QUAN

Người mắc cúm A gia tăng, công nhân khu công nghiệp lo lắng

Thảo Hương |

Mới đây, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết đã tiếp nhận cùng lúc 20 trường hợp là công nhân tại một khu công nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh sau khi test nhanh, hầu hết đều cho kết quả dương tính với cúm A. Khi dịch COVID-19 dần lắng xuống, công nhân ở khu công nghiệp thêm mối lo về cúm A…

Cúm A xuất hiện trái mùa, làm thế nào để xác định đúng bệnh?

Phương Anh |

Cúm A là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường phát triển khi thời tiết chuyển mùa, do các chủng virus cúm A phổ biến như A/H1N1, A/H3N2 và A/H7N9 gây nên có khả năng lây nhiễm cao và lây lan rất nhanh chóng trong cộng đồng. Tuy nhiên, việc xác định mắc cúm A cần phải làm xét nghiệm máu.

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị cúm A/H1N1

Phương Anh |

Trong khi dịch COVID-19, sốt xuất huyết vẫn đang diễn biến phức tạp thì hiện nay ở nhiều bệnh viện đã và đang ghi nhận bệnh nhân mắc cúm A gia tăng. Virus cúm A/H1N1 dễ dàng lây từ người sang người và có thể mau chóng gây đại dịch.

Dự báo thời tiết đêm giao thừa Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

AN AN - MINH HÀ |

Cơ quan khí tượng nhận định ít có khả năng xuất hiện thời tiết cực đoan trong đêm giao thừa Tết Nguyên đán 2023.

Vì sao Đại học quốc gia Hà Nội giới hạn thi đánh giá năng lực 2 lần?

Linh Chi - Dương Anh |

Từ năm 2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) sẽ giới hạn mỗi thí sinh chỉ được đăng ký thi đánh giá năng lực tối đa 2 lần. Điều này được GS.TS Tiến Thảo - Giám đốc Trung tâm khảo thí ĐHQGHN lý giải là do muốn tạo công bằng cho các thí sinh.

Khán giả Việt Nam tiếc nuối chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo

Chi Trần |

Người hâm mộ Việt Nam tiếc nuối khi phải nói lời chia tay huấn luyện viên Park Hang-seo sau hơn 5 năm gắn bó.

Tranh luận trả lương tháng 13 và thưởng Tết nguyên đán

TUỆ NHI |

Dù đã 26 tháng Chạp nhưng nhiều người vẫn chưa được nhận lương tháng thứ 13 hay tiền thưởng Tết và đùa rằng với họ niềm vui xuân vẫn chưa về.

Độc đáo hoa mai đỏ giá mềm, hút khách chơi Tết Nguyên đán

Việt Anh - Linh Trang |

Dịp Tết Nguyên Đán năm nay, cây mai đỏ xuất hiện nhiều tại các chợ hoa Hà Nội. Với mức giá khá mềm, thế cây nhỏ độc lạ, mai đỏ trở thành lựa chọn của nhiều người chơi cây cảnh Tết.

Người mắc cúm A gia tăng, công nhân khu công nghiệp lo lắng

Thảo Hương |

Mới đây, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết đã tiếp nhận cùng lúc 20 trường hợp là công nhân tại một khu công nghiệp trên địa bàn huyện Đông Anh sau khi test nhanh, hầu hết đều cho kết quả dương tính với cúm A. Khi dịch COVID-19 dần lắng xuống, công nhân ở khu công nghiệp thêm mối lo về cúm A…

Cúm A xuất hiện trái mùa, làm thế nào để xác định đúng bệnh?

Phương Anh |

Cúm A là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính thường phát triển khi thời tiết chuyển mùa, do các chủng virus cúm A phổ biến như A/H1N1, A/H3N2 và A/H7N9 gây nên có khả năng lây nhiễm cao và lây lan rất nhanh chóng trong cộng đồng. Tuy nhiên, việc xác định mắc cúm A cần phải làm xét nghiệm máu.

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị cúm A/H1N1

Phương Anh |

Trong khi dịch COVID-19, sốt xuất huyết vẫn đang diễn biến phức tạp thì hiện nay ở nhiều bệnh viện đã và đang ghi nhận bệnh nhân mắc cúm A gia tăng. Virus cúm A/H1N1 dễ dàng lây từ người sang người và có thể mau chóng gây đại dịch.