Có nên dùng thuốc chống dị ứng trước khi tiêm vaccine COVID-19?

Bác sĩ Quang Minh - Thành Huy, Điều dưỡng Trần Thị Thu Cúc (Khoa Hồi sức Tim mạch, Viện Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) |

Nếu bạn có phản ứng dị ứng sau tiêm vaccine COVID-19 liều đầu tiên, bác sĩ chuyên khoa có thể khuyên bạn nên dùng thuốc kháng histamine cơ bản trước liều thứ hai. Mọi sử dụng cần tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Khi bạn tiêm vaccine, hệ thống miễn dịch sẽ được kích hoạt để tạo ra phản ứng bảo vệ chống lại mầm bệnh-trong trường hợp này là virus SARS-CoV-2. Khi hệ thống miễn dịch của bạn được kích hoạt, sẽ có sự giải phóng nhất thời các chất trung gian gây viêm có thể dẫn đến các triệu chứng như sốt, đau nhức, mẩn đỏ và sưng tấy tại chỗ tiêm hoặc các hạch bạch huyết lân cận. Các triệu chứng này thường hết trong vòng 24 đến 48 giờ.

Một số nhỏ có nguy cơ tiến triển thành những phản ứng nghiêm trọng nếu bệnh nhân bị dị ứng với polyethylene glycol hoặc polysorbate, là những thành phần có trong vaccine COVID-19. Những phản ứng này rất hiếm gặp, thường thông qua cơ chế trung gian immunoglobulin E (IgE), có thể dẫn đến sốc phản vệ.

Thuốc kháng histamin (hay còn gọi là thuốc chống dị ứng) có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các loại phản ứng dị ứng bằng cách ngăn chặn các thụ thể histamine khắp cơ thể, ngăn ngừa các triệu chứng này.

Một số biểu hiện của phản ứng dị ứng hoặc phản vệ các mức độ khác nhau có thể tự nhận biết được qua một trong các dấu hiệu như ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi; ở da thấy có mày đay, ngứa, phát ban hoặc nổi mẩn đỏ, phù mạch; ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó.

Về tim mạch, bạn có thể có dấu hiệu tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực, huyết áp tăng cao hoặc tụt thấp. Đường tiêu hóa dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy. Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái. Nặng hơn có thể rối loạn ý thức, hôn mê, ngất…

Có nên dùng các thuốc chống dị ứng trước khi tiêm

Hiện tại, các chuyên gia y tế đều đồng thuận rằng lợi ích của việc hoàn thành đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 lớn hơn nhiều so với nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng do tiêm chủng không đầy đủ hoặc không tiêm vaccine phòng COVID-19.

Theo hướng dẫn của CDC, người dân không nên dùng thuốc chống dị ứng trước khi tiêm phòng vaccine COVID-19 để cố gắng ngăn ngừa các phản ứng dị ứng của vaccine. Việc tự ý sử dụng thuốc chống dị ứng trước khi tiêm vaccine mà không có bất kì sự tư vấn, hướng dẫn nào từ chuyên gia y tế có thể dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn, bởi bất kì loại thuốc nào cũng là con dao 2 lưỡi. Thay vào đó nên dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

Trong hầu hết các trường hợp, các biểu hiện khó chịu, ban ngứa, đau hay sốt đều là dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể đang được bảo vệ khỏi tác nhân lạ sau khi tiêm vắc xin và các triệu chứng này thường tự khỏi sau 24 đến 48 giờ mà không cần dùng thuốc.

Nếu gặp phản ứng dị ứng sau liều vaccine đầu tiên, bác sĩ chuyên khoa có thể khuyến cáo nên điều trị trước bằng thuốc chống dị ứng (kháng histamin) để làm giảm phản ứng của cơ thể với histamine nhằm làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng dị ứng. Các nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng thuốc kháng histamine giúp giải quyết các phản ứng dị ứng mà một số người gặp phải sau khi tiêm vaccine COVID-19. Những người có phản ứng dị ứng với mũi 1 vaccine cũng cần được theo dõi chặt chẽ hơn khi tiêm mũi 2.

Những lưu ý khi dùng thuốc kháng histamine chống dị ứng

Các loại thuốc chống dị ứng (kháng histamine) chỉ có thể làm giảm các triệu chứng dị ứng mà không có tác dụng điều trị bệnh tận gốc. Ngoài ra, với các trường hợp dị ứng nặng gây sốc phản vệ thì thuốc kháng histamine không có tác dụng mà phải dùng các biện pháp điều trị cấp cứu.

Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc kháng histamine như buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, ảnh hưởng tới hệ thần kinh và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điểm lưu ý quan trọng là không được dùng chung thuốc kháng histamin với rượu. Thận trọng khi dùng các loại thuốc kháng histamine cho phụ nữ mang thai vì dễ gây tác dụng phụ và ảnh hưởng tới thai nhi. Do vậy trước khi sử dụng mẹ bầu cần tham khảo ý kiến bác sĩ và tuân thủ đúng.

Người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc kháng histamin để phòng dị ứng trước khi tiêm vaccine COVID-19 một cách thường quy. Bất kỳ ai bị phản ứng sau liều đầu tiên cộng với những người có tiền sử phản ứng với vaccine nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn tiêm phòng đầy đủ. Mọi sử dụng cần tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng, cách dùng, thời gian sử dụng để tránh gặp phải tác dụng phụ nguy hiểm.

Bác sĩ Quang Minh - Thành Huy, Điều dưỡng Trần Thị Thu Cúc (Khoa Hồi sức Tim mạch, Viện Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108)
TIN LIÊN QUAN

Chuyên gia nhận định tình hình dịch COVID-19 tại TPHCM khi F0 tăng cao

NHÓM PV |

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) nhận định số ca COVID-19 tại TPHCM vẫn đang tiếp tục tăng cao. Mục tiêu trọng tâm hiện nay nên hướng đến là điều trị cho những ca nặng, giảm số ca tử vong.

Những người đã tiêm vaccine COVID-19 đủ 2 mũi cần làm gì?

AN AN (THEO CENTERS FOR DISEASE CONTROL AND PREVENTION) |

Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra khuyến cáo cho những người tiêm vaccine COVID-19 đủ 2 mũi.

Biến thể Delta khiến tình hình COVID-19 hiện nay nguy hiểm như thế nào?

NHÓM PV |

Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM), biến thể Delta với tốc độ lây lan rất nhanh là một trong những nguyên nhân chính khiến số ca COVID-19 trong đợt dịch thứ 4 cao nhất trong tất cả các đợt dịch. Khi số ca tăng cao và tăng nhanh sẽ dẫn đến hệ quả nhiều ca nặng và tử vong.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Chuyên gia nhận định tình hình dịch COVID-19 tại TPHCM khi F0 tăng cao

NHÓM PV |

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM) nhận định số ca COVID-19 tại TPHCM vẫn đang tiếp tục tăng cao. Mục tiêu trọng tâm hiện nay nên hướng đến là điều trị cho những ca nặng, giảm số ca tử vong.

Những người đã tiêm vaccine COVID-19 đủ 2 mũi cần làm gì?

AN AN (THEO CENTERS FOR DISEASE CONTROL AND PREVENTION) |

Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra khuyến cáo cho những người tiêm vaccine COVID-19 đủ 2 mũi.

Biến thể Delta khiến tình hình COVID-19 hiện nay nguy hiểm như thế nào?

NHÓM PV |

Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TPHCM), biến thể Delta với tốc độ lây lan rất nhanh là một trong những nguyên nhân chính khiến số ca COVID-19 trong đợt dịch thứ 4 cao nhất trong tất cả các đợt dịch. Khi số ca tăng cao và tăng nhanh sẽ dẫn đến hệ quả nhiều ca nặng và tử vong.