Chuyên gia y tế: Khi dịch đã ổn Hà Nội nên mở cửa, không đóng mãi được

Thảo Anh - Nguyễn Hà |

Theo chuyên gia y tế, Hà Nội không đóng mãi được vì là Thủ đô, là đầu mối của giao lưu, có nhiều công trình kinh tế trọng điểm, vấn đề đi lại của người dân đến Thủ đô rất quan trọng, rồi vấn đề học sinh trở lại trường học…

Hà Nội không thể đóng cửa mãi

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng, tình hình dịch ở Hà Nội vẫn trong tầm kiểm soát. Những ca cộng đồng giảm đi rất nhiều, chỉ ở 1 số ổ dịch nhỏ và số ca bệnh cũng không lớn, việc giãn cách vừa qua đã thành công. Tất nhiên không thể nói là không có ca cộng đồng trong thời gian tới vì Hà Nội vẫn là đầu mối giao lưu.

Ông Phu cho biết, vừa qua, Hà Nội đã khống chế để dịch không bùng phát. Hà Nội đã cấm các hoạt động tụ tập đông người, cấm các hoạt động có nguy cơ từ rất sớm và đó là thành công của Hà Nội.

Nói về việc có nên mở cửa các hàng quán ăn uống kèm theo điều kiện cụ thể hay không, ông Phu cho rằng, đến lúc này khi dịch đã ổn định thì cũng nên mở nhưng cần quy định số người và đặc biệt áp dụng 5K.

"Cần thực hiện nghiêm và tốt 5K, quy định giới hạn về số người, giãn cách trong cửa hàng… Nếu mở cửa hàng mà không quy định về số người thì không thực hiện được 5K, không làm nghiêm thì dịch có thể bùng phát trở lại" - ông Phu phân tích.

Hà Nội vừa qua đã cho phép bán đồ ăn mang về.
Hà Nội vừa qua đã cho phép bán đồ ăn mang về.

Cũng theo ông Trần Đắc Phu, việc nới lỏng để thực hiện mục tiêu kép là tất yếu. Thủ tướng đang giao cho Bộ Y tế xây dựng Bộ tiêu chí.

"Hà Nội không đóng mãi được vì là Thủ đô, là đầu mối của giao lưu, có nhiều công trình kinh tế trọng điểm, vấn đề đi lại của người dân đến Thủ đô rất quan trọng, rồi vấn đề học sinh trở lại trường học… Tôi nghĩ rằng, ở các vùng, chỉ những vùng phong toả mới phải thực hiện nghiêm ngặt. Các vùng còn lại vẫn có thể nới lỏng từng hoạt động, có phương án cho hoạt động đó như thế nào, sản xuất kinh doanh ra sao, lên phương án mở chợ, phương án mở ăn uống, việc thực hiện an toàn cho khu phố, làng xã… để khi mở dịch vẫn kiểm soát được nhưng không bùng phát lên" - ông Phu nói.

Phòng chống dịch trong bệnh viện phải đặt lên hàng đầu

Theo ông Phu, sau khi nới lỏng giãn cách, việc có dịch ở bệnh viện có thể dự đoán vì bệnh viện là địa bàn có nguy cơ rất cao và bao gồm các đối tượng có nguy cơ cao. Đặc biệt, Việt Đức là bệnh viện tuyến Trung ương, giao lưu nhiều với các tỉnh, kể cả trong nội bộ bệnh viện cũng có sự giao lưu với nhau.

Hà Nội hiện đang tạm phong toả hẹp các địa điểm liên quan đến các ca mắc mới. Ảnh: Tô Thế
Hà Nội đang tạm phong toả hẹp các địa điểm liên quan đến các ca mắc mới. Ảnh: Tô Thế

"Việc phòng chống COVID-19 trong bệnh viện phải đặt lên hàng đầu, nguy cơ dịch vào bệnh viện rất phức tạp. Tôi cho rằng, phải thực hiện tốt các quy định của Bộ Y tế và phải quyết liệt hơn, siết chặt hơn vấn đề tiếp đón, phân luồng, xem xét lại quy trình chống nhiễm khuẩn. Làm sao hạn chế tiếp xúc giữa các đối tượng trong bệnh viện. Thường xuyên xét nghiệm định kỳ, đột xuất để nếu có xuất hiện ca bệnh thì cũng không lan mạnh ra cộng đồng để đỡ vất vả và tốn kém và ảnh hưởng đến hoạt động của bệnh viện" - ông Phu cho hay.

Cũng theo PGS.TS Trần Đắc Phu, với các bệnh viện khi xuất hiện trường hợp dương tính phải báo cáo cho y tế địa phương để có phối hợp, tiến hành phong toả dập dịch, cần thông báo cho các địa phương khác nếu có liên quan.

Thảo Anh - Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Mở đường bay: Hà Nội không gật cũng chẳng lắc

Anh Đào |

Cái hạn 5.10 đã đến, đường bay nội địa chưa thể mở trở lại, bởi Hải Phòng đã không lòng vòng - từ chối thẳng. Trong khi Hà Nội không ra gật cũng chẳng phải lắc.

Bên trong một điểm tiếp nhận người từ ổ dịch BV Việt Đức về điều trị

Tô Thế |

Để giải toả và làm sạch bệnh viện, Bệnh viện Việt Đức đã liên hệ với một số bệnh viện như Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội... để chuyển 1.000 bệnh nhân và người nhà đến điều trị tiếp tục.

Bí thư Hà Nội: Thích ứng an toàn với dịch nhưng lúc này không được nóng vội

Nguyễn Hà |

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, thành phố đã thống nhất quan điểm chuyển trạng thái từ mục tiêu “không có COVID-19” sang từng bước thích ứng an toàn, kiểm soát dịch để thực hiện vừa phòng, chống dịch, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời lưu ý việc thực hiện phải hết sức bình tĩnh, không được nóng vội.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Mở đường bay: Hà Nội không gật cũng chẳng lắc

Anh Đào |

Cái hạn 5.10 đã đến, đường bay nội địa chưa thể mở trở lại, bởi Hải Phòng đã không lòng vòng - từ chối thẳng. Trong khi Hà Nội không ra gật cũng chẳng phải lắc.

Bên trong một điểm tiếp nhận người từ ổ dịch BV Việt Đức về điều trị

Tô Thế |

Để giải toả và làm sạch bệnh viện, Bệnh viện Việt Đức đã liên hệ với một số bệnh viện như Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội... để chuyển 1.000 bệnh nhân và người nhà đến điều trị tiếp tục.

Bí thư Hà Nội: Thích ứng an toàn với dịch nhưng lúc này không được nóng vội

Nguyễn Hà |

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, thành phố đã thống nhất quan điểm chuyển trạng thái từ mục tiêu “không có COVID-19” sang từng bước thích ứng an toàn, kiểm soát dịch để thực hiện vừa phòng, chống dịch, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời lưu ý việc thực hiện phải hết sức bình tĩnh, không được nóng vội.