Chồng chạy thận, nữ điều dưỡng vẫn ngày đêm trực chống dịch COVID-19

THUỲ TRANG |

Dù chồng vẫn phải 3 lần trong một tuần đi chạy thận, con gái phải gửi cho ông bà nội đã ngoài 80 tuổi, hơn 1 tháng nay, chị Hoàng Thị Xuân – Trưởng phòng Điều dưỡng Trung tâm Y tế quận Sơn Trà vẫn bám trụ ở cơ quan để chuẩn bị phương án lên đường đi “đánh chốt”.

Cuộc chiến này, không có thời gian để nhớ!

Khi dịch bệnh bùng phát tại TP.Đà Nẵng vào những ngày đầu tháng 5, nhân viên Trung tâm Y tế quận Sơn Trà không còn ngày nghỉ, không còn ca kíp như bình thường.

Với khoảng 40 ca mắc COVID-19 liên quan đến công nhân tại khu công nghiệp trên địa bàn khiến mặt trận chống dịch hết sức căng thẳng. Cũng từ đó, chị Hoàng Thị Xuân và đồng nghiệp ở lại cơ quan để lên kế hoạch đi “đánh chốt”.

7h sáng, 1h trưa, thậm chí 12h đêm hay 3h sáng bật dậy đi truy vết, lấy mẫu đã trở thành công việc quen thuộc của các nhân viên y tế tại đây.

Vậy nên khi hỏi về gia đình, chị Xuân cười nói: “Chúng tôi chọn nghề đi sớm về khuya nên gia đình cũng quen rồi. Mỗi lần đi chống dịch, con gái lại nói mẹ cứ đi đi, cố gắng nghe, tối mẹ nói chuyện với con một tí qua Zalo nhé. Nhưng thật sự, chúng tôi thậm chí không có thời gian để ăn, ngủ nên, độ vấn vương cũng cầm chừng thôi. Những đứa con của nhân viên y tế như đã được tôi luyện nên cũng đã quen rồi”.

Là Điều dưỡng trưởng của Trung tâm, chị Xuân phải bao quát toàn bộ công việc từ phân chia các nhóm đi lấy mẫu, nắm sẵn trong tay vài đội để lãnh đạo cần huy động là có ngay. Vậy nên, đồng nghiệp ở lại cơ quan bao nhiêu ngày thì chị cũng chẳng về nhà.

Trong khi đó, người chồng chạy thận nhân tạo đã hơn 10 năm rồi. Con gái đang học lớp 4 nay phải gửi cho ông bà nội, người 80, người cũng đã 90 tuổi mà theo chị là điều “cũng phải chịu”. Giọng người phụ nữ vốn mạnh mẽ, “điều quân” khắp nơi nay nghẹn lại.

Chị kể, một tuần chồng phải đi chạy thận 3 lần, mỗi lần 3 đến 4 tiếng đồng hồ. “Bệnh thận còn hay bị lên huyết áp giữa chừng, anh biết tôi bận công việc nên hay chịu đựng không nói. Con gái thấy ba mệt là gọi báo mẹ. Mẹ ở xa chỉ có thể chỉ đạo qua điện thoại cho ba uống thuốc thế nào, nghỉ ngơi ra sao. Có gì lại nhắn cho mẹ, đừng gọi nhiều vì mẹ bận lắm!” – chị Xuân tâm sự.

Con đường này chỉ có thể đi thẳng

Vốn có hoàn cảnh đặc biệt, thế nhưng chị Xuân liên tục giải thích với mọi người rằng “tôi quen rồi”. Chị đã quen với việc xa nhà vì công việc, gia đình nhỏ ấy, cô con gái bé bỏng cũng đã quen với việc trong nhà có ba phải đi chạy thận, mẹ thường vắng nhà.

Bởi, chị không được phép yếu lòng khi hàng trăm đồng nghiệp cũng vất vả chẳng kém. Bởi, khi nhìn bóng lưng đồng nghiệp trở về ướt sũng sau bộ đồng bảo hộ, chị cũng không cầm được nước mắt.

Chị Xuân rơi nước mắt khi nhắn về gia đình, đồng nghiệp. Ảnh: TT

“Thương lắm. Tất cả số liệu có ngày mấy ngàn, có ngày mấy chục ngàn mẫu là sự cố gắng, nỗ lực bằng mồ hôi nước mắt của anh chị em” – chị Xuân nói.

Chưa kể có những ca dương tính là các đội phải tức tốc lên đường truy vết ngay. Ngoài lấy mẫu cộng đồng còn một mảng rất là căng là lấy mẫu những khu cách ly. Thế nên, kiệt sức với họ cũng dần trở thành điều bình thường.

Còn với chị Xuân, là một người “thủ lĩnh”, chị phải nắm bắt tâm lý từng đồng nghiệp. Thấy mọi người mệt, chị hay kể những câu chuyện vui giúp giải toả tâm lý. Chị động viên mọi người rằng, đã đi theo nghề này rồi thì các bạn cứ tiếp tục đi, không còn cách nào khác, đã chọn đường này thì cứ đi thẳng.

Vậy nên, dù kiệt sức đến đâu, chưa một nhân viên y tế nào của Trung tâm Y tế quận Sơn Trà rời vị trí. Họ dần quen với những đêm ngủ 3 đến 4 tiếng phải dậy tập trung, bữa trưa có khi phải 2h chiều mới được ăn.

Ai cũng có nỗi nhớ nhà nhưng phải giấu vào trong. Họ tin rằng, đi thẳng hết con đường gian nạn này mới có thể về với mâm cơm gia đình!

Báo Lao Động, Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng và Công đoàn ngành Y tế chính thức phát động Chương trình "VÌ NHỮNG CHIẾN BINH ÁO TRẮNG". Chương trình mong muốn góp một phần nhỏ bé hỗ trợ, tạo thêm sức mạnh cho những người ngày đêm cống hiến, hy sinh, lăn xả quên mình vì nhân dân, vì đất nước.

Chương trình kêu gọi sự ủng hộ của tất cả cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị. Sự đóng góp của quý vị sẽ được chúng tôi chuyển đến hỗ trợ những y, bác sĩ, cán bộ y tế để góp phần chia sẻ khó khăn, đoàn kết chống dịch.

Mọi sự hỗ ủng hộ gửi về Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển tiền qua tài khoản:
    Tên tài khoản: Quỹ xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng

    • STK 113000000758 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 0021000303088 tại Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK 12410001122556 tại BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 1005755579 tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD 115000196228 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ chiến binh áo trắng

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    Mở Ví Momo, chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn”. Thực hiện theo hướng dẫn. Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ chiến binh áo trắng.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.

.

THUỲ TRANG
TIN LIÊN QUAN

Nữ điều dưỡng tình nguyện hỗ trợ Bắc Giang vì "lòng như lửa đốt" khi nghe về quê hương

Vân Trường |

Huế nói tóc dài sẽ hợp với gương mặt mình hơn nhưng sẽ rất vướng khi chăm sóc các bệnh nhân COVID-19. Vì vậy, nữ điều dưỡng đã cắt ngắn tóc trước khi lên đường chi viện Bắc Giang.

Nữ điều dưỡng là mẹ đơn thân cắt tóc, tự tin đi Bắc Giang chống COVID-19

Cát Tường - Thuỳ Trang |

Nhằm chi viện cho tỉnh Bắc Giang chống dịch COVID-19, 10 nhân viên y tế của Bệnh viện Đà Nẵng đã thu xếp hành lý, gác lại niềm vui bên gia đình để lên đường ra Bắc. Trong số này có nữ điều dưỡng Võ Thị Hoài Thương, làm việc tại Khoa Gây mê Hồi sức, từng 2 lần xung phong đi vào tâm dịch.

Nữ điều dưỡng Đà Nẵng 2 lần xung phong đi vào tâm dịch

THUỲ TRANG |

Trong 10 y bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng chi viện cho tỉnh Bắc Giang lần này, một nữ điều dưỡng khiến nhiều người cảm phục bởi chị đã hai lần xung phong đi vào tâm dịch.

Rét buốt 13 độ C, người dân vẫn chen chân đến chợ hoa Quảng An ngày cận Tết

Minh Hà - Việt Anh |

Mặc dù Hà Nội đang rét buốt, nhiệt độ về đêm giảm sâu dưới 13 độ C nhưng chợ hoa Quảng An (Tây Hồ, Hà Nội) vẫn tấp nập, nhộn nhịp người bán, kẻ mua trong những ngày cận Tết Nguyên đán 2023.

Giờ thứ 9: Điếng người khi biết con nuôi của chồng chính là con riêng (P1)

Nhóm PV |

Trong cuộc sống hiện đại, quan niệm "con nào cũng là con" được rất nhiều người ủng hộ. Và dù rằng là con trai hay gái cũng được yêu thương, chăm sóc như nhau. Tuy nhiên, vẫn có những người còn giữ những tư tưởng cổ hủ, lạc hậu, mong muốn có một cậu con trai để nối dõi và để hương hỏa cho ông bà tổ tiên. Vì lí do đó, nhiều người đã đánh mất niềm hạnh phúc của gia đình và những đứa con của chính họ.

Chương trình Giờ thứ 9 do NSND Khải Hưng là đạo diễn. Giọng đọc: NSND Minh Hòa – NSƯT Phú Thăng. Âm nhạc: Xuân Phương.

Bạn đang có những câu chuyện riêng muốn chia sẻ với độc giả của Báo Lao Động? Hãy liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ email: media@laodong.vn.

Bản tin dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai 19.1

NHÓM PV |

Dự báo thời tiết mới nhất 19.1: Khu vực Nam Bộ ngày mai có mây, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng, đêm không mưa.

Hà Nội: Tết vẫn chưa về đến... làng chài

Kim Sơn |

Hà Nội - Những ngày này không khí xuân đã tràn ngập khắp phố phường, người người nhà nhà ra đường sắm Tết. Tuy nhiên, ở làng chài Văn Đức (Gia Lâm) người dân vẫn đang tất bật mưu sinh, kiếm con tôm con cá cho bữa ăn hàng ngày.

Nhiều lý do để trừ, cắt thưởng Tết của người lao động

Bảo Hân |

Vụ việc một công ty tại Bạc Liêu có thông báo về việc cắt thưởng cuối năm do không like, share bài của giám đốc đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Nữ điều dưỡng tình nguyện hỗ trợ Bắc Giang vì "lòng như lửa đốt" khi nghe về quê hương

Vân Trường |

Huế nói tóc dài sẽ hợp với gương mặt mình hơn nhưng sẽ rất vướng khi chăm sóc các bệnh nhân COVID-19. Vì vậy, nữ điều dưỡng đã cắt ngắn tóc trước khi lên đường chi viện Bắc Giang.

Nữ điều dưỡng là mẹ đơn thân cắt tóc, tự tin đi Bắc Giang chống COVID-19

Cát Tường - Thuỳ Trang |

Nhằm chi viện cho tỉnh Bắc Giang chống dịch COVID-19, 10 nhân viên y tế của Bệnh viện Đà Nẵng đã thu xếp hành lý, gác lại niềm vui bên gia đình để lên đường ra Bắc. Trong số này có nữ điều dưỡng Võ Thị Hoài Thương, làm việc tại Khoa Gây mê Hồi sức, từng 2 lần xung phong đi vào tâm dịch.

Nữ điều dưỡng Đà Nẵng 2 lần xung phong đi vào tâm dịch

THUỲ TRANG |

Trong 10 y bác sĩ Bệnh viện Đà Nẵng chi viện cho tỉnh Bắc Giang lần này, một nữ điều dưỡng khiến nhiều người cảm phục bởi chị đã hai lần xung phong đi vào tâm dịch.