Cập nhật phác đồ điều trị bệnh nhân COVID-19: Nhiều ca không triệu chứng

Thùy Linh |

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Tiểu ban điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19, vừa ký quyết định ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị mới cho bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2.

80% bệnh nhân chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng một tuần

Phác đồ điều trị mới được Bộ Y tế đưa ra trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 liên tục đột biến, tạo ra nhiều biến chủng khác nhau trên toàn thế giới, làm cho khả năng lây lan mạnh và khó kiểm soát hơn. Đây là lần cập nhật thứ 5 của hướng dẫn này kể từ tháng 3.2020.

Theo phác đồ điều trị mới, Bộ Y tế cho biết thời gian ủ bệnh của SARS-CoV-2 là 2-14 ngày, trung bình 5-7 ngày. Hầu hết người bệnh (80%) chỉ sốt nhẹ, ho, mệt mỏi, không bị viêm phổi và thường tự hồi phục sau khoảng một tuần. Thậm chí, nhiều trường hợp không có biểu hiện triệu chứng.

Khoảng gần 20% bệnh nhân diễn biến nặng, thời gian trung bình khi có triệu chứng ban đầu tới khi diễn biến nặng thường khoảng 7-8 ngày. Các biểu hiện nặng bao gồm: viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện... Trong đó, khoảng 5% cần điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với biểu hiện hô hấp cấp (thở nhanh, khó thở, tím tái...), hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), sốc nhiễm trùng, suy chức năng cơ quan bao gồm tổn thương thận, cơ tim, dẫn đến tử vong.

Tỷ lệ tử vong xảy ra nhiều hơn ở nhóm người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mạn tính kèm theo.

Trong phác đồ mới, Bộ Y tế phân loại cụ thể 5 mức độ lâm sàng, bao gồm: không triệu chứng, nhẹ (viêm đường hô hấp trên cấp tính), vừa (viêm phổi), nặng (viêm phổi nặng), nguy kịch (ARDS, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, nhồi máu phổi, đột quỵ, sảng).

Bộ Y tế cũng yêu cầu phải chẩn đoán phân biệt viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2 với bệnh do các tác nhân hay gặp khác, trong đó có virus cúm mùa (A/H3N2, A/H1N1, B), virus á cúm, hội chứng cảm cúm... Ngoài ra, người bệnh cần được chẩn đoán phân biệt các tình trạng nặng (suy hô hấp, suy chức năng cơ quan...) là do căn nguyên khác hay tình trạng nặng của bệnh lý mạn tính kèm theo.

5 phân khu điều trị riêng biệt tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh

Trong quá trình điều trị, nhân viên y tế phải phân loại người bệnh và xác định nơi điều trị các mức độ nghiêm trọng của bệnh.

- Trường hợp bệnh nghi ngờ: Khám, theo dõi và cách ly ở khu riêng tại các cơ sở y tế, lấy mẫu bệnh phẩm đúng cách.

- Trường hợp bệnh xác định: Theo dõi và điều trị cách ly hoàn toàn.

- Ca bệnh nhẹ (viêm đường hô hấp trên, viêm phổi nhẹ): Điều trị tại các khoa, phòng thông thường.

- Ca bệnh nặng (viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết) hoặc ca bệnh nhẹ ở người có các bệnh mạn tính hay người cao tuổi: Điều trị tại phòng cấp cứu của các khoa, phòng hoặc hồi sức tích cực.

- Ca bệnh nặng, nguy kịch (suy hô hấp nặng, sốc nhiễm trùng, suy đa cơ quan): Điều trị hồi sức tích cực. Do COVID-19 chưa có thuốc đặc hiệu, điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng là chủ yếu.

Để giảm tỷ lệ các ca bệnh nặng, Bộ Y tế đề nghị ngay khi nồng độ ôxy trong máu của bệnh nhân xuống dưới 92%, cần cân nhắc chỉ định thở ôxy dòng cao qua gọng mũi sớm hoặc thở máy không xâm nhập.

Khi bệnh nhân viêm phổi nặng, thở máy vài giờ không chuyển biến, phải chuyển sang can thiệp ECMO ngay. Khi nghi ngờ có cơn bão cytokin, phải lọc thận ngay.

Trường hợp có các yếu tố nguy cơ suy thượng thận cấp, hoặc sốc, có thể dùng hydrocorticone liều thấp sớm.

Tiêu chuẩn xuất viện?

Bộ Y tế cũng quy định người bệnh khi xuất viện cần có đủ các tiêu chuẩn: hết sốt, triệu chứng lâm sàng cải thiện, toàn trạng tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định, chức năng cơ quan bình thường, xét nghiệm máu trở về bình thường, X-quang phổi cải thiện.

Ngoài ra, người bệnh được xuất viện khi đã qua cách ly tập trung tại cơ sở y tế tối thiểu 14 ngày từ thời điểm có triệu chứng lâm sàng đầu tiên. Đồng thời, những người này phải có tối thiểu 2 mẫu bệnh phẩm liên tiếp (cách nhau 48-72 giờ) có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 theo phương pháp rRT-PCR; thời gian từ khi lấy mẫu bệnh phẩm cuối cùng tới khi ra viện không quá 24 giờ.

Sau khi xuất viện, người bệnh cần được cách ly tại nhà dưới sự giám sát của y tế cơ sở thêm 14 ngày và theo dõi thân nhiệt 2 lần/ngày. Nếu thân nhiệt cao hơn 38 độ C ở hai lần đo liên tiếp hoặc có dấu hiệu bất thường khác, người bệnh phải đến khám lại ngay tại các cơ sở y tế.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Nam thanh niên dương tính SARS-CoV-2 sau 14 ngày cách ly tập trung về nhà

Hương Giang |

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Hà Nam đang tiến hành các biện pháp truy vết, cách ly các trường hợp liên quan đến một người nhập cảnh từ Nhật Bản, sau hai tuần cách ly tập trung trở về nhà thì được xác định dương tính lần 1 với SARS-CoV-2.

Đã có hệ thống phần mềm quản lý nếu COVID-19 bùng phát trên diện rộng

Thùy Linh |

Sau 7 ngày đêm làm việc miệt mài không nghỉ, hệ thống phần mềm BioCovid - hệ thống phần mềm đầu tiên tại Việt Nam hỗ trợ khai báo, lấy mẫu, xét nghiệm, trả kết quả, quản lý bệnh nhân COVID-19 đã ra đời.

Chuyên gia lý giải vì sao Ấn Độ bùng dịch COVID-19

Thùy Linh |

Theo các chuyên gia, trên thế giới đã ghi nhận một số trường hợp ở Hàn Quốc và Nhật Bản, Mỹ sau khi khỏi COVID-19, đi du lịch tới vùng khác, quay về lại có bệnh cảnh lâm sàng COVID-19 và xét nghiệm ra chủng virus mới.

Ông Lê Tiến Châu làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng

Mai Chi |

Ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được Bộ Chính trị phân công làm Bí thư Thành ủy Hải Phòng, nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hà Nội: Đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài trước ngày thông xe

Tô Thế |

Hà Nội - Theo dự kiến, đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài (quận Đống Đa) sẽ chính thức thông xe vào sáng 17.1.2023 sau hơn 20 năm triển khai.

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam

Thanh Hà |

Hiệp định Paris là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam trong 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, là minh chứng hùng hồn cho việc vận dụng nhuần nhuyễn phương châm "dĩ bất biến ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người nhà bệnh nhân mong chờ đón Tết ở bệnh viện không còn lạnh lẽo

MINH HÀ - HẢI DANH |

Hàng trăm người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức vẫn phải chịu cảnh màn trời chiếu đất khi bệnh viện không có chỗ lưu trú. Vào thời điểm cận Tết, họ cảm thấy chạnh lòng, lo lắng phải đón Tết ở bệnh viện trong cảnh thiếu thốn, lạnh lẽo.

Xe khách đâm nhau trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi, 27 người thương vong

VIÊN NGUYỄN |

Quảng Ngãi - Một vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra trên đường dẫn cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi giữa 2 xe khách khiến 1 người chết, 26 người bị thương.

Nam thanh niên dương tính SARS-CoV-2 sau 14 ngày cách ly tập trung về nhà

Hương Giang |

Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Hà Nam đang tiến hành các biện pháp truy vết, cách ly các trường hợp liên quan đến một người nhập cảnh từ Nhật Bản, sau hai tuần cách ly tập trung trở về nhà thì được xác định dương tính lần 1 với SARS-CoV-2.

Đã có hệ thống phần mềm quản lý nếu COVID-19 bùng phát trên diện rộng

Thùy Linh |

Sau 7 ngày đêm làm việc miệt mài không nghỉ, hệ thống phần mềm BioCovid - hệ thống phần mềm đầu tiên tại Việt Nam hỗ trợ khai báo, lấy mẫu, xét nghiệm, trả kết quả, quản lý bệnh nhân COVID-19 đã ra đời.

Chuyên gia lý giải vì sao Ấn Độ bùng dịch COVID-19

Thùy Linh |

Theo các chuyên gia, trên thế giới đã ghi nhận một số trường hợp ở Hàn Quốc và Nhật Bản, Mỹ sau khi khỏi COVID-19, đi du lịch tới vùng khác, quay về lại có bệnh cảnh lâm sàng COVID-19 và xét nghiệm ra chủng virus mới.