Cách giúp trẻ trưởng thành, tránh bị tổn thương nếu phải đi cách ly

HUYÊN NGUYỄN |

Theo chuyên gia tâm lý, hãy nói cho trẻ biết, việc con đi cách ly tập trung là một việc dũng cảm và có ý nghĩa xã hội. Đây là một cơ hội để con “trở thành người lớn”.

Trẻ em phải chịu nhiều thiệt thòi

Hiện cả nước có hơn 4.000 trẻ em đang ở trong "tâm dịch" COVID-19 phải đi cách ly tập trung mà không có gia đình bên cạnh. Làm thế nào để người lớn chúng ta giúp các em đối diện và vượt qua giai đoạn khó khăn này là điều cần phải quan tâm lúc này. Bởi theo chuyên gia tâm lý, trẻ có thể gặp phải nhiều vấn đề khi phải một mình đối diện với những thay đổi bất ngờ.

Theo PGS.TS Trần Thành Nam - chuyên gia tâm lý, Trưởng khoa Các khoa học giáo dục, Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) - nhận định, trong dịch bệnh, trẻ em là đối tượng phải chịu nhiều thiệt thòi. Trẻ càng nhỏ khi bị chia tách khỏi người thân và khung cảnh sống quen thuộc thì càng có nguy cơ lo lắng và tổn thương tâm lý.

Ông Nam cho rằng, phải chuyển tới khu cách ly là một tình huống bất ngờ không mong muốn với các em. Sự bất định của tình huống này khiến cho trẻ em có thể cảm thấy lo lắng và hoảng sợ hơn. Vì vậy, đầu tiên, phụ huynh và người lớn xung quanh cần làm giảm sự bất định bằng cách nói chuyện với trẻ thật cởi mở và rõ ràng rằng, con sẽ xa gia đình vì mục đích an toàn của chính con và mọi người. Việc con chuẩn bị làm là một việc dũng cảm và có ý nghĩa xã hội. Đây là một cơ hội để con “trở thành người lớn”. Mỗi ngày con hãy gấp 1 con hạc giấy. Đến khi con có được 20 con hạc giấy là bố/mẹ đón con về nhà.

“Hãy nói rõ con sẽ được hỗ trợ như thế nào từ các cô chú tại nơi cách ly. Con sẽ được đảm bảo an toàn, hỗ trợ về ăn uống lành mạnh... Cha mẹ, người thân hãy cố gắng trả lời các câu hỏi của trẻ theo cách trấn an phù hợp với lứa tuổi và khuyến khích con chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ” - ông Nam hướng dẫn.

Quan tâm đầy đủ về vật chất và tinh thần

Để hỗ trợ, động viên con từ xa, PGS.TS Trần Thành Nam cho hay, cha mẹ, người thân hãy lên kế hoạch hàng ngày để giúp con trở nên ngăn nắp với những hoạt động ăn nghỉ, vận động, học và chơi cân bằng. Quan trọng là bàn bạc với trẻ để công việc học của các con sẽ không bị gián đoạn, đảm bảo con có đủ các điều kiện về thiết bị và mạng để có thể kết nói và thực hiện các nhiệm vụ học tập trong thời gian này.

Cha mẹ có thể khuyến khích con chú ý tập trung làm những việc có ích để giúp mình năng động, bận rộn và giúp bản thân khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Hãy nhấn mạnh với con rằng, việc này rồi sẽ trôi qua. Mọi khó khăn không kéo dài mãi mãi.

Cha mẹ có thể gửi cho trẻ một món quà - tượng trưng cho những tình cảm và nhắn nhủ của bố mẹ để con mang vào khu cách ly để con có thể ôm, có thể nói chuyện với món quà này và nhớ đến những lời nhắc của cha mẹ mỗi khi cảm thấy buồn và lo lắng.

Dù bận rộn, cha mẹ cũng hãy cố gắng lên kế hoạch để hàng ngày kết nối với con vào một khung giờ nhất định, sẽ hỏi con về những gì con đã làm hàng ngày, ghi nhận những cố gắng của con. Gia đình dành cho con thật đầy đủ sự yêu thương và chú ý trong thời gian con đi cách ly.

Trong trường hợp cha mẹ vì một lí do nào đó nhưng bận công việc, hay chính là F0 đang phải điều trị thì người chăm sóc chính, các thành viên trong gia đình và sau đó là những người tổ chức ở cơ sở cách ly cần phải thay mặt cha mẹ làm việc này.

Ngoài ra, ông Nam nhấn mạnh, với những khu cách ly có trẻ nhỏ thậm chí cần có những tình nguyện viên là giáo viên mầm non có nghiệp vụ để có thể hỗ trợ chăm sóc nuôi dưỡng các con. Việc duy trì lịch sinh hoạt hàng ngày trong đó có điều kiện về ăn, ngủ cần đầy đủ và đảm bảo dinh dưỡng.

Việc tổ chức cách ly cho đối tượng là trẻ nhỏ rất quan trọng, vì thế, cần có sự phối hợp với các cơ quan bảo vệ trẻ em để có nguồn nhân lực hỗ trợ các em còn quá nhỏ.

"Bố mẹ hãy chủ động trao đổi, chuẩn bị tinh thần cho con. Hãy luôn để cho con cảm thấy mình được yêu thương, luôn cảm giác an toàn và có cha mẹ bên cạnh" - ông Nam nhấn mạnh.

Đổi tên Chương trình “Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” thành “Vaccine cho công nhân”

Với mong muốn toàn bộ người dân Việt Nam, đặc biệt công nhân, người lao động nghèo được tiêm vaccine phòng COVID-19, quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động đã phát động Chương trình “Triệu liều Vaccine cho công nhân nghèo” từ ngày 23.5.

Ngày 2.6.2021, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã họp và quyết định đổi tên Chương trình“Triệu liều vaccine cho công nhân nghèo” thành “Vaccine cho công nhân” nhằm thu hút sự quan tâm, ủng hộ của toàn xã hội nhất là công nhân viên chức lao động và các cấp công đoàn đối với việc đóng góp kinh phí mua vaccine phòng COVID-19 cho công nhân lao động; đồng thời tạo thuận lợi cho việc thanh quyết toán kinh phí.

Toàn bộ kinh phí ủng hộ chương trình sẽ được chuyển tới Quỹ vaccine phòng COVID-19 để mua vaccine, tiêm cho công nhân trên toàn quốc.

Chương trình mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức trên mọi miền của tổ quốc

Mọi sự giúp đỡ, hỗ trợ chương trình “Vaccine cho công nhân” xin gửi về Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748.
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển khoản về tài khoản của Quỹ XHTT Tấm lòng Vàng:

    • STK: 113000000758 - Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK: 0021000303088 - Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK: 12410001122556 - Ngân hàng BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK: 1005755579 - tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD: 115000196228 - Ngân hàng Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ vaccine

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    - Mở Ví Momo .
    - Chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn” .
    - Thực hiện theo hướng dẫn.
    - Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ vaccine.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.

.

HUYÊN NGUYỄN
TIN LIÊN QUAN

Cách nào để 4.000 trẻ em phải cách ly tập trung xa gia đình không sợ hãi?

Thảo Anh - Tuấn Anh |

"Đối với trẻ em thì sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần đều quan trọng. Nhưng chỉ khi có tâm lý tốt, trẻ mới hấp thu được dinh dưỡng. Chính vì thế, việc giải bài toán tinh thần là quan trọng nhất. Hãy để những đứa trẻ đi cách ly cảm nhận được chúng không hề đơn độc" - bác sĩ Nguyễn Trọng An - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em phân tích.

"Bé vẽ Hà Nội 2021" - sân chơi bổ ích cho trẻ em mùa COVID-19

Hải Minh |

Triển lãm hàng năm "Bé vẽ Hà Nội" dành cho các "hoạ sĩ nhí" của Urban Sketchers Hà Nội - nhóm Ký họa Đô thị Hà Nội - phải gác lại và thay thế bằng một triển lãm online.

Từ 29.5, đài thọ toàn bộ tiền ăn tại khu cách ly cho trẻ em từ 0-16 tuổi

HOÀI ANH |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ đài thọ toàn bộ tiền ăn cho các cháu từ 0-16 tuổi khi phải cách ly do dịch COVID-19 bắt đầu từ hôm nay (29.5).

Tổng LĐLĐ Việt Nam dâng hương tưởng niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh

TRUNG DU |

Sáng ngày 18.1, Đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam do đồng chí Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến dâng hương kính viếng, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Đức Cảnh tại TP Hải Phòng và tại quê nhà đồng chí ở tỉnh Thái Bình.

Giải cứu thành công người đàn ông ở dưới giếng sâu 25m trong 4 ngày

BẢO TRUNG |

Ngày 18.1, Công an huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk thông tin, đã phối hợp với phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh giải cứu thành công một người đàn ông sau 4 ngày rơi xuống giếng sâu 25m trong rẫy vắng.

Cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nhận 10.000 USD cảm ơn

Việt Dũng |

Ngoài chỉ đạo cấp dưới thương thảo, đàm phán nhà thầu "hỗ trợ" 2-5% giá trị gói thầu, cựu Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội Nguyễn Quang Tuấn còn nhận "cảm ơn".

Lái buôn quất cảnh: Tết năm nay không có bánh chưng

Thiều Trang |

Thẫn thờ nhìn bầu trời Hà Nội mang sắc xám, anh Trần Duy Toàn - lái buôn quất cảnh thở dài: "Năm nay gia đình tôi không có bánh chưng".

Đoàn tàu metro số 1 TPHCM chạy thử nghiệm với hệ thống bảo vệ tàu tự động

Phương Ngân |

TPHCM - Ngày 18.1, ông Nguyễn Quốc Hiển - Phó Trưởng ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị và chạy thử nghiệm 1 đoạn trên cao với hệ thống bảo vệ tàu tự động (ATP) của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Cách nào để 4.000 trẻ em phải cách ly tập trung xa gia đình không sợ hãi?

Thảo Anh - Tuấn Anh |

"Đối với trẻ em thì sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần đều quan trọng. Nhưng chỉ khi có tâm lý tốt, trẻ mới hấp thu được dinh dưỡng. Chính vì thế, việc giải bài toán tinh thần là quan trọng nhất. Hãy để những đứa trẻ đi cách ly cảm nhận được chúng không hề đơn độc" - bác sĩ Nguyễn Trọng An - Nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em phân tích.

"Bé vẽ Hà Nội 2021" - sân chơi bổ ích cho trẻ em mùa COVID-19

Hải Minh |

Triển lãm hàng năm "Bé vẽ Hà Nội" dành cho các "hoạ sĩ nhí" của Urban Sketchers Hà Nội - nhóm Ký họa Đô thị Hà Nội - phải gác lại và thay thế bằng một triển lãm online.

Từ 29.5, đài thọ toàn bộ tiền ăn tại khu cách ly cho trẻ em từ 0-16 tuổi

HOÀI ANH |

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ đài thọ toàn bộ tiền ăn cho các cháu từ 0-16 tuổi khi phải cách ly do dịch COVID-19 bắt đầu từ hôm nay (29.5).