Các địa phương có thể chủ động nhập khẩu vaccine COVID-19 không?

Thùy Linh |

Các địa phương có thể chủ động tìm nguồn vaccine COVID-19 nhưng phải phối hợp với Bộ Y tế để kiểm định vaccine và cấp phép sử dụng.

Vaccine đã được WHO cấp phép thì thủ tục trong 5 ngày, vaccine chưa được WHO cấp phép 10 ngày

Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng, các địa phương đang hiểu nhầm chính sách, quy định nhập khẩu vaccine COVID-19 của Việt Nam. Có địa phương còn ra công văn đề nghị "đăng ký, cam kết sử dụng vaccine phòng COVID-19" có nói rõ về số lượng liều vaccine, thời gian nhập về sau khi ký hợp đồng và giá tiền... Vậy, quy định hiện nay ra sao? Các địa phương có thể chủ động nhập khẩu vaccine COVID-19 hay không? Nếu mua thì mua theo kênh nào, phân phối ra sao?

Theo thông tin từ Bộ Y tế, về vấn đề nhập khẩu vaccine đã có quy định từ trước, không phải đến bây giờ mới có quy định về nhập khẩu vaccine COVID-19. Vaccine nào về Việt Nam cũng đều phải kiểm định. Chính sách quản lý vaccine của Việt Nam không thay đổi, chỉ có điều trong bối cảnh dịch bệnh thì thủ tục sẽ được đẩy nhanh hơn.

Mới đây, Bộ Y tế đã có công văn số 4433/BYT-QLD về việc tăng cường tiếp cận vaccine phòng COVID-19 gửi UBND các tỉnh, thành phố; các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu thuốc; các doanh nghiệp, tổ chức có nguồn cung vaccine phòng COVID-19.

Tại công văn mới nhất này một lần nữa, Bộ Y tế đã khuyến khích các địa phương, các tập đoàn, các doanh nghiệp, cá nhân… nếu tiếp cận được vaccine phòng COVID-19 thì Bộ Y tế sẵn sàng tạo mọi điều kiện hỗ trợ về các thủ tục nhập khẩu.

Theo đó, để tạo điều kiện cho các đơn vị trong việc nhập khẩu vaccine phòng COVID-19 cho nhu cầu cấp bách, Bộ Y tế đề nghị, trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng với cơ sở sản xuất hoặc cung ứng vaccine, các đơn vị lưu ý một số nội dung sau:

Với các vaccine đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt sử dụng trong tình trạng khẩn cấp (từ các cơ sở sản xuất: AstraZeneca, Pfizer, Moderna, Sinopharm, Johnson & Johnson...), Bộ Y tế sẽ xem xét phê duyệt trong thời gian 5 ngày làm việc khi nhận đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ và kèm theo ủy quyền chính thức của cơ sở sản xuất vaccine phòng COVID-19.

Với các vaccine đã được các quốc gia khác phê duyệt, nhưng chưa được WHO phê duyệt sử dụng trong tình trạng khẩn cấp, Bộ Y tế sẽ xem xét, phê duyệt trong thời gian 10 ngày làm việc khi nhận được đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ và kèm theo ủy quyền chính thức của cơ sở sản xuất vaccine phòng COVID-19.

Khi làm thủ tục nhập khẩu vaccine vào Việt Nam, các đơn vị khẩn trương gửi hồ sơ chất lượng theo quy định (bao gồm: Giấy chứng nhận xuất xưởng của cơ sở sản xuất và/hoặc Giấy chứng nhận chất lượng của cơ quan quản lý) để Viện Kiểm định Quốc gia Vắcxin và Sinh phẩm y tế (NICVB) thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xưởng trong vòng 48 giờ theo khuyến cáo của WHO để đảm bảo chất lượng, tránh việc nhập khẩu vaccine không rõ nguồn gốc.

Theo Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) Vũ Tuấn Cường, trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức chưa có kinh nghiệm nhập khẩu vaccine theo quy định, đề nghị liên hệ với các đơn vị đủ điều kiện nhập khẩu vaccine để phối hợp thực hiện, hoặc liên hệ với Cục Quản lý Dược để được hỗ trợ. Đối với các đơn vị không có khả năng tiêm chủng, Bộ Y tế sẽ chỉ đạo các đơn vị trong ngành y tế tổ chức tiêm chủng cho người dân.

"Riêng đối với các địa phương, đơn vị có khả năng nhập khẩu, tiếp cận nguồn cung vaccine phòng COVID-19 nêu trên, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện cấp phép nhập khẩu, kiểm định và chỉ đạo tổ chức công tác tiêm chủng đảm bảo tiến độ, an toàn, hiệu quả" - ông Cường nói.

Cục trưởng Cục Quản lý Dược nhấn mạnh, nếu các địa phương, tập đoàn, doanh nghiệp… đơn vị khi tiếp cận được vaccine phòng COVID-19 muốn nhập khẩu về Việt Nam, nếu đủ hồ sơ hợp lệ thì Bộ Y tế sẽ phê duyệt cấp phép nhập khẩu trong tình trạng cấp bách theo các khung thời gian là từ 5-10 ngày làm việc.

"Hiện nay, tất cả quy trình liên quan đến cấp phép và nhập khẩu vaccine phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế rút gọn một cách tối đa, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân…" - ông Vũ Tuấn Cường khẳng định.

Nhập khẩu vaccine COVID-19 có hai hình thức theo đúng quy định của pháp luật

Lãnh đạo Cục Quản lý Dược cho hay, nếu tổ chức ngoại giao, các địa phương, tập đoàn, doanh nghiệp, các công ty tiếp cận được vaccine thì có thể nhập về dưới 2 hình thức: Đối với các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự thực hiện nhập khẩu theo quy định tại Điều 75 của Nghị định 54/2017/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Dược. Còn đối với các địa phương, tập đoàn, tổng công ty… thì nhập khẩu theo quy định tại Điều 67 của Nghị định 54/2017/NĐ-CP.

Về hình thức, để có thể nhập khẩu vaccine phòng COVID-19 vào Việt Nam, ông Vũ Tuấn Cường nói rằng: Nhằm sớm nhất và đa dạng hóa các nguồn vaccine phục vụ nhu cầu cấp bách, trong thời gian qua, Cục Quản lý Dược đã thực hiện việc cấp phép nhập khẩu, làm đầu mối tham mưu cho Lãnh đạo Bộ Y tế phê duyệt vaccine cho nhu cầu cấp bách một cách công khai, minh bạch và hết sức khẩn trương. Việc thực hiện vừa phải theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật, đảm bảo vaccine phải đạt chất lượng, an toàn và hiệu quả.

Trước đó, Bộ Y tế cũng đã cảnh báo đến các tổ chức, cá nhân cũng như các địa phương về việc tiếp cận nhập khẩu vaccine phải đảm bảo đúng xuất xứ, nguồn gốc và phải có hồ sơ chất lượng để tránh bị lừa đảo về vaccine.

Báo Lao Động, Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng và Công đoàn ngành Y tế chính thức phát động Chương trình "VÌ NHỮNG CHIẾN BINH ÁO TRẮNG". Chương trình mong muốn góp một phần nhỏ bé hỗ trợ, tạo thêm sức mạnh cho những người ngày đêm cống hiến, hy sinh, lăn xả quên mình vì nhân dân, vì đất nước.

Chương trình kêu gọi sự ủng hộ của tất cả cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị. Sự đóng góp của quý vị sẽ được chúng tôi chuyển đến hỗ trợ những y, bác sĩ, cán bộ y tế để góp phần chia sẻ khó khăn, đoàn kết chống dịch.

Mọi sự hỗ ủng hộ gửi về Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động bằng một trong các hình thức sau đây:

  1. Liên hệ trực tiếp Quỹ Tấm lòng Vàng Lao Động:

    Số 51 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Điện thoại: 024.39232756 - 024.39232748
    Hoặc các Văn phòng đại diện Báo Lao Động trên toàn quốc.

  2. Chuyển tiền qua tài khoản:
    Tên tài khoản: Quỹ xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng

    • STK 113000000758 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 0021000303088 tại Vietcombank, chi nhánh Hà Nội.
    • STK 12410001122556 tại BIDV, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    • STK 1005755579 tại SHB, chi nhánh Hà Nội.
    • Số tài khoản USD 115000196228 tại Vietinbank, chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.
    Nội dung chuyển khoản: Hỗ trợ chiến binh áo trắng

  3. Hỗ trợ qua Ví Momo:

    Mở Ví Momo, chọn chương trình “Mỗi ngày một nghìn”. Thực hiện theo hướng dẫn. Nội dung lời nhắn: Hỗ trợ chiến binh áo trắng.

  4. Hoặc hỗ trợ trực tuyến: bằng cách bấm vào nút ỦNG HỘ NGAY bên dưới.

.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam có được sử dụng vaccine Sputnik-V của Nga khi tham gia đóng ống?

Thùy Linh |

Việc Việt Nam đóng ống vaccine phòng COVID-19 Spunik-V từ bán thành phẩm với quy mô sản xuất là 5 triệu liều một tháng, bắt đầu từ tháng 7, là tiền đề tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine ngừa COVID-19 với quy mô 100 triệu liều/năm.

Cấp phép khẩn cấp vaccine Nanocovax nếu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tốt

Thùy Linh |

Hiện nay vaccine Nanocovax của Nanogen được coi là ứng viên tiềm năng nhất của Việt Nam. Cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trên 13.000 người đã được khởi động. Nếu Nanocovax vượt qua cuộc thử nghiệm lâm sàng này với kết quả tốt, thì có khả năng được phê chuẩn khẩn cấp không cần thông qua thử nghiệm pha 4 được không? Việc bỏ qua giai đoạn 4 thì có căn cứ khoa học hay không?

Những người đã tiêm vaccine COVID-19 cần làm gì để hạn chế lây nhiễm virus?

Thùy Linh |

Trên thực tế có những loại vaccine hiệu lực bảo vệ với 90% nhưng có vaccine chỉ hiệu lực bảo vệ khoảng 50%-60%. Điều này có nghĩa là một số người đã tiêm vaccine COVID-19 vẫn có khả năng mang virus và lây bệnh cho người khác. Vậy chúng ta cần làm gì để hạn chế lây nhiễm virus và nâng cao hiệu quả phòng tránh bệnh?

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Việt Nam có được sử dụng vaccine Sputnik-V của Nga khi tham gia đóng ống?

Thùy Linh |

Việc Việt Nam đóng ống vaccine phòng COVID-19 Spunik-V từ bán thành phẩm với quy mô sản xuất là 5 triệu liều một tháng, bắt đầu từ tháng 7, là tiền đề tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine ngừa COVID-19 với quy mô 100 triệu liều/năm.

Cấp phép khẩn cấp vaccine Nanocovax nếu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tốt

Thùy Linh |

Hiện nay vaccine Nanocovax của Nanogen được coi là ứng viên tiềm năng nhất của Việt Nam. Cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 trên 13.000 người đã được khởi động. Nếu Nanocovax vượt qua cuộc thử nghiệm lâm sàng này với kết quả tốt, thì có khả năng được phê chuẩn khẩn cấp không cần thông qua thử nghiệm pha 4 được không? Việc bỏ qua giai đoạn 4 thì có căn cứ khoa học hay không?

Những người đã tiêm vaccine COVID-19 cần làm gì để hạn chế lây nhiễm virus?

Thùy Linh |

Trên thực tế có những loại vaccine hiệu lực bảo vệ với 90% nhưng có vaccine chỉ hiệu lực bảo vệ khoảng 50%-60%. Điều này có nghĩa là một số người đã tiêm vaccine COVID-19 vẫn có khả năng mang virus và lây bệnh cho người khác. Vậy chúng ta cần làm gì để hạn chế lây nhiễm virus và nâng cao hiệu quả phòng tránh bệnh?