Bộ Y tế lý giải nguyên nhân bệnh bạch hầu bùng phát ở Đắk Nông

Thùy Linh |

Trong tháng 6.2020 ghi nhận 4 trường hợp mắc bệnh bạch hầu tại xã Đắk Sor, huyện Krông Nô, 8 trường hợp mắc tại xã Quảng Hòa và xã Đắk R’măng, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại xã Quảng Hòa.

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên, thuộc nhóm B trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch.

Bộ Y tế cho hay: Trong tháng 6.2020 ghi nhận 4 trường hợp mắc bệnh bạch hầu tại xã Đắk Sor, huyện Krông Nô, 8 trường hợp mắc tại xã Quảng Hòa và xã Đắk R’măng, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại xã Quảng Hòa. Sự bùng phát của dịch bệnh bạch hầu tại tỉnh này đã khiến hàng nghìn người phải cách ly y tế.

"Đáng chú ý, khu vực này có tỉ lệ tiêm chủng thấp, chỉ đạt 48-52%, các trường hợp mắc chưa được tiêm đủ mũi vắc-xin phòng bệnh bạch hầu", Bộ Y tế thông tin. Vùng lõm tiêm chủng chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến dịch bệnh bùng phát.

Ngay sau khi ghi nhận thông tin các trường hợp mắc, Bộ Y tế đã đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên cử đội đáp ứng nhanh hỗ trợ địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch.

Đồng thời chỉ đạo ngành y tế địa phương tăng cường giám sát, lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện sớm, cách ly kịp thời các trường hợp mắc, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch; điều trị kháng sinh dự phòng cho tất cả các trường hợp tiếp xúc gần và có nguy cơ; Tiến hành phun khử khuẩn môi trường tại khu vực ổ dịch và tại các gia đình có học sinh đi về tại địa phương;

Bộ Y tế yêu cầu tổ chức ngay các lớp tập huấn cho cán bộ y tế về công tác giám sát, phòng chống dịch bệnh, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân; Đẩy mạnh công tác thu dung, cách ly điều trị, cấp cứu bệnh nhân, hạn chế đến mức thấp nhất số biến chứng nặng và tử vong; Tổ chức tiêm vắc xin chống dịch tại khu vực ổ dịch;

Triển khai các chốt cách ly toàn bộ các hộ gia đình có người mắc bệnh, hạn chế người ra vào tại khu vực ổ dịch; Đẩy mạnh truyền thông trực tiếp tại hộ gia đình và tại địa phương để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống, đặc biệt tuyên truyền rõ lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng bệnh và vận động người dân đưa trẻ em đi tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu bảo đảm đủ mũi và đúng lịch.

Đến nay các ổ dịch đã ổn định, tại huyện Krông Nô đã qua 16 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới và tại huyện Đắk Glong đã qua 4 ngày không ghi nhận thêm trường hợp dương tính với bạch hầu.

"Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ và tiếp xúc với mầm bệnh", Cục Y tế dự phòng nhấn mạnh.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế): Bệnh bạch hầu có thể dự phòng được bằng tiêm vắc-xin đủ liều và đúng lịch. Khi phát hiện sớm, bệnh điều trị khỏi bằng kháng sinh.

Trước đây bệnh lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước; từ khi vắc xin phòng bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không được tiêm đầy đủ các mũi vắc-xin phòng bệnh, thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỉ lệ tiêm chủng thấp.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

5 khuyến cáo quan trọng của Bộ Y tế phòng chống bệnh bạch hầu

Thùy Linh |

Biểu hiện bệnh bạch hầu có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

Bộ Y tế nói về biện pháp khống chế bệnh bạch hầu

Thùy Linh |

Hàng nghìn người phải thực hiện cách ly sau khi phát hiện ổ dịch bạch hầu tại Đắk Nông. Việc này khiến nhiều người dân lo lắng.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh bạch hầu là gì?

Thanh Bình |

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh rất dễ dàng lây lan từ người này sang người khác qua đường hô hấp. Những triệu chứng của bệnh dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Vì vậy, bạn cần nắm chắc các biểu hiện lâm sàng để kịp thời điều trị.

Bất bình chó thả rông công viên, không rọ mõm, không ai xử phạt

MINH HÀ - HÀ CHI |

Theo ghi nhận tại một số địa điểm công cộng ở Hà Nội như công viên Thống Nhất, bãi đất trống khu vực Hồ Tây mặc dù đã có biển cảnh báo cấm chó thả rông tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn ra khiến người dân không khỏi bất an, lo lắng.

Xét xử cựu thiếu tá công an làm giả quyết định khởi tố

Anh Tú |

TPHCM - Sáng 22.2, TAND TPHCM  đưa ra xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Tuấn Thanh - cựu thiếu tá, điều tra viên thuộc Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TPHCM về tội 'giả mạo trong công tác'.

Tổng thống Mỹ Biden tái khẳng định cam kết với Ukraina

Song Minh |

Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraina. Trong khi đó, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh, đánh bại Nga trên chiến trường là điều không thể.

Một nghìn lẻ một tranh chấp phổ biến trong quản lý chung cư

ĐỨC MẠNH |

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam thống kê hiện có 129/845 tòa nhà, cụm tòa chung cư tại Hà Nội có tranh chấp, khiếu kiện trong khi con số trên tại TPHCM là 105/935.

Mạnh tay với “ma men”: Giới thiệu là em Phó Chủ tịch huyện cũng không thoát

PHẠM ĐÔNG |

Hà Nội đang tăng cường các biện pháp kiểm soát, xử lý nghiêm vi phạm quy định về nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông nhằm hình thành thói quen “Đã uống rượu bia - không lái xe”.

5 khuyến cáo quan trọng của Bộ Y tế phòng chống bệnh bạch hầu

Thùy Linh |

Biểu hiện bệnh bạch hầu có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

Bộ Y tế nói về biện pháp khống chế bệnh bạch hầu

Thùy Linh |

Hàng nghìn người phải thực hiện cách ly sau khi phát hiện ổ dịch bạch hầu tại Đắk Nông. Việc này khiến nhiều người dân lo lắng.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh bạch hầu là gì?

Thanh Bình |

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh rất dễ dàng lây lan từ người này sang người khác qua đường hô hấp. Những triệu chứng của bệnh dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Vì vậy, bạn cần nắm chắc các biểu hiện lâm sàng để kịp thời điều trị.