Bộ Y tế kiến nghị nhận viện trợ 13,7 triệu liều vaccine trẻ em

Thùy Linh |

Australia có thể viện trợ khoảng 13,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Bộ Y tế kiến nghị Thủ tướng cho phép tiếp nhận số vaccine viện trợ này.

Ngày 26.3, Bộ Y tế có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em do Australia viện trợ.

Theo báo cáo, ngày 22.3.2022, Bộ Y tế đã làm việc với Đại sứ quán Australia tại Việt Nam về việc hỗ trợ vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến 11 tuổi. Tại buổi làm việc, phía Australia đã chính thức cam kết viện trợ cho Việt Nam khoảng 13,7 triệu liều vaccine Pfizer và Moderna để tiêm cho trẻ 5-11 tuổi ngay trong tuần đầu tháng 4.2022.

Số vaccine này sẽ chia làm 2 đợt: Đợt 1 có khoảng 9,7 triệu liều vaccine, bao gồm: 0,7 triệu liều vaccine do Pfizer sản xuất; 9 triệu liều vaccine do Moderna sản xuất. Số vaccine này đều có hạn sử dụng đến tháng 7.2022, đang sẵn có tại Australia và có thể vận chuyển về Việt Nam vào đầu tháng 4.2022 ngay sau khi hoàn thiện các thủ tục.

Đợt 2 có khoảng 4 triệu liều vaccine do Pfizer sản xuất, được Chính phủ Australia viện trợ thông qua UNICEF. Phía Australia đang hoàn thiện các thủ tục và dự kiến cung cấp trong tháng 4.2022.

Phía Australia sẽ sớm cung cấp các hồ sơ của vaccine để Bộ Y tế khẩn trương cấp phép sử dụng theo quy định và vận chuyển về Việt Nam khi được phê duyệt.

 
Theo Bộ Y tế, với số lượng 13,7 triệu liều vaccine cho trẻ em của Pfizer và Moderna sản xuất mà phía Australia cam kết viện trợ, có thể triển khai tiêm chủng ngay từ tháng 4.2022

Tại báo cáo, Bộ Y tế kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép Bộ Y tế tiếp nhận viện trợ 13,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19 do Chính phủ Australia viện trợ để triển khai tiêm từ đầu tháng 4.2022.

Bộ Y tế sẽ đề xuất số lượng vaccine cần mua thêm (nếu cần thiết) để tiêm cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi sau khi rà soát, dự báo tình hình tiêm vaccine của trẻ em và số lượng vaccine dự kiến được viện trợ.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cho biết Bộ đang khẩn trương rà soát, đánh giá các loại vaccine có thể tiêm cho trẻ em; tình hình, dự báo nhiễm virus của trẻ em và việc tiêm sau khi bị nhiễm virus; kinh nghiệm của các nước; các cam kết viện trợ vaccine của các nước, trên cơ sở đó kiến nghị số vaccine cần mua báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Theo Bộ Y tế, với số lượng 13,7 triệu liều vaccine cho trẻ em của Pfizer và Moderna sản xuất mà phía Australia cam kết viện trợ, có thể triển khai tiêm chủng ngay từ tháng 4.2022 theo phương châm an toàn, khoa học, hợp lý, hiệu quả như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Ngay sau khi vaccine về tới Việt Nam và được kiểm định chất lượng an toàn, vaccine sẽ được chuyển tới các địa phương và tổ chức tiêm chủng vào đầu tháng 4.2022.

Bên cạnh nguồn vaccine hỗ trợ của Chính phủ Australia, Bộ Y tế và Chương trình Tiêm chủng mở rộng cũng đã và đang chủ động, tích cực tìm kiếm các nguồn hỗ trợ vaccine khác từ các Tổ chức quốc tế như USAID, COVAX Facility và Chính phủ các nước,… để sớm có cam kết tài trợ khoảng 8-10 triệu liều vaccine phòng COVID-19, đáp ứng đủ nhu cầu tiêm chủng đủ 2 liều cơ bản cho tất cả trẻ em từ 5-11 tuổi của Việt Nam.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Tiêm vaccine Pfizer, Moderna có thể tiêm nhắc lại bằng vaccine AstraZeneca

Thùy Linh |

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine phòng COVID-19 của Pfizer hoặc Moderna có thể tiêm liều nhắc lại bằng vaccine AstraZeneca, thời gian tiêm tối thiểu là 3 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản.

Việt Nam đánh giá cao Australia hỗ trợ thêm vaccine COVID-19 cho trẻ em

Song Minh |

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá cao việc Australia hỗ trợ Việt Nam thêm vaccine COVID-19 để tiêm chủng cho trẻ em.

Trẻ khỏi COVID-19 sau bao lâu có thể tiêm vaccine?

Thùy Linh |

Hiện nay, nhiều trẻ em trở thành bệnh nhân mắc COVID-19. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, khi con mình đã khỏi COVID-19 là được miễn dịch với loại virus gây bệnh này, vì vậy không cần thiết phải tiêm vaccine phòng COVID-19 nữa. Điều này có chính xác hay không?

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại đầu tiên tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại sát nút 2-3 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ngay trên sân nhà tại vòng 4 Night Wolf V.League 2023.

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng vụ bê bối sữa bột nhiễm khuẩn tại Pháp

Thuỳ Linh |

Công ty sản xuất thực phẩm Lactalis của Pháp đã bị buộc tội liên quan đến vụ bê bối toàn cầu kéo dài 5 năm qua. Hàng chục trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng sức khỏe do uống sữa công thức (sữa bột) nhiễm khuẩn đường ruột salmonella.

Theo chân những phụ nữ lái đò tại Khu du lịch sinh thái Tràng An

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày cuối tuần, khách du lịch tới tham quan tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) cũng đông hơn ngày thường. Tại bến thuyền Tràng An, hàng nghìn phụ nữ làm nghề chèo đò ở đây cũng tất bật hơn...

Phụ huynh ở Bình Dương tố Apax English thu học phí nhưng không dạy

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Hàng chục phụ huynh tại Bình Dương đã tập trung làm đơn tố Trung tâm tiếng Anh Apax English - Apax Leaders chi nhánh Bình Dương thu học phí nhưng không dạy học.

Nguy cơ tiềm ẩn từ thiết bị định vị, camera giám sát người già

Thúy Ngọc (Theo Reuters) |

Chuyên gia cho rằng, những thiết bị định vị GPS, camera giám sát người cao tuổi trong nhà hữu ích, nhưng tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư.

Tiêm vaccine Pfizer, Moderna có thể tiêm nhắc lại bằng vaccine AstraZeneca

Thùy Linh |

Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine phòng COVID-19 của Pfizer hoặc Moderna có thể tiêm liều nhắc lại bằng vaccine AstraZeneca, thời gian tiêm tối thiểu là 3 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản.

Việt Nam đánh giá cao Australia hỗ trợ thêm vaccine COVID-19 cho trẻ em

Song Minh |

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá cao việc Australia hỗ trợ Việt Nam thêm vaccine COVID-19 để tiêm chủng cho trẻ em.

Trẻ khỏi COVID-19 sau bao lâu có thể tiêm vaccine?

Thùy Linh |

Hiện nay, nhiều trẻ em trở thành bệnh nhân mắc COVID-19. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng, khi con mình đã khỏi COVID-19 là được miễn dịch với loại virus gây bệnh này, vì vậy không cần thiết phải tiêm vaccine phòng COVID-19 nữa. Điều này có chính xác hay không?