Bộ Y tế công bố phương thức mới xác định F0, F1, F2

Thùy Linh |

Bộ Y tế vừa ban Hành hướng dẫn tạm thời giám sát và phòng, chống COVID-19 để áp dụng tại các cơ sở y tế dự phòng và khám, chữa bệnh trên toàn quốc. Trong đó, hướng dẫn quy định rõ các khái niệm F0, F1, F2. Đặc biệt, không phải trường hợp nào tiếp xúc với F0 cũng bị coi là F1.

Trước đây, quy định phân loại F0, F1 được Bộ Y tế nêu trong phác đồ điều trị, tuy nhiên trong hướng dẫn mới nhất ngày 30.7, Bộ Y tế phân rõ hơn, khoanh chặt hơn các điều kiện. Cụ thể:

Ca bệnh nghi ngờ

Là người có ít nhất 2 trong số các biểu hiện sau đây: Sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người- mệt mỏi- ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác. Trường hợp thứ 2 là người có kết quả xét nghiệm sàng lọc dương tính với virus SARS-CoV-2 qua test nhanh.

Trong khi tại phác đồ chẩn đoán và điều trị lần 6 của Bộ Y tế cập nhật vào ngày 14.7 vừa qua, khái niệm ca bệnh nghi ngờ mở rộng hơn. Trong đó quy định người bệnh chỉ cần có sốt kèm (hoặc) viêm đường hô hấp cấp tính không lý giải được nguyên nhân. Hoặc các trường hợp có bất kỳ một triệu chứng hô hấp nào và có tiền sử đến/qua/ở/về từ vùng dịch tễ, ổ dịch. Người tiếp xúc với ca bệnh nghi ngờ hoặc F0 đã được xác định mắc COVID-19 trong 14 ngày trước khi khởi phát triệu chứng.

Ca bệnh F0 xác định

Là trường hợp có kết quả xét nghiệm rRT-PCR dương tính tại các cơ sở xét nghiệm khẳng định đã được Bộ Y tế cấp phép. Trước đây, trong phác đồ cập nhật lần 5 ban hành ngày 26.4, Bộ Y tế từng quy định F0 bao gồm cả trường hợp nghi ngờ và trường hợp có xét nghiệm rRT-PCR dương tính. Tuy nhiên, phác đồ lần 6 đã bỏ nội dung đầu.

Trường hợp F1

Là người có tiếp xúc gần trong vòng 2m hoặc trong cùng không gian kín tại nơi lưu trú, làm việc, cùng phân xưởng, học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí… hoặc trong cùng khoang trên phương tiện vận chuyển với F0 trong thời kỳ lây truyền của F0. Trường hợp F1 được phân thành 2 cấp bậc gồm:

Nếu tiếp xúc với F0 có triệu chứng: Một người chỉ trở thành F1 khi tiếp xúc trong vòng 3 ngày trước khi F0 khởi phát triệu chứng cho đến khi được cách ly y tế. Tiếp xúc trước đó trên 4 ngày đều không được tính. Thời điểm F0 khởi phát bệnh được tính là ngày bắt đầu có triệu chứng bất thường về sức khoẻ theo các dấu hiệu phía trên.

Nếu tiếp xúc với F0 không triệu chứng, chia thành 2 trường hợp. Nếu F0 đã xác định được nguồn lây, một người chỉ trở thành F1 khi tiếp xúc với F0 trong khoảng thời gian từ khi F0 tiếp xúc lần đầu với nguồn lây đến khi được cách ly y tế.

Ví dụ: A. có kết quả khẳng định dương tính với SARS-CoV-2 và chuyển cách ly ngày 1.8. Qua truy vết, A. tiếp xúc với nguồn lây từ ngày 25.7. Một người được xác định là F1 của A. nếu tiếp xúc với A. trong các ngày từ 25.7-1.8.

Nếu F0 chưa xác định được nguồn lây: F1 là người tiếp xúc với F0 trong khoảng thời gian 14 ngày trước khi F0 được lấy mẫu xét nghiệm khẳng định dương tính cho đến khi F0 được cách ly y tế.

Một số nhóm người tiếp xúc gần thường gặp gồm:

- Người sống trong cùng hộ gia đình, cùng nhà, cùng phòng.

- Người trực tiếp chăm sóc, đến thăm hoặc người điều trị cùng phòng với ca bệnh xác định.

- Người cùng nhóm làm việc hoặc cùng phòng làm việc.

- Người cùng nhóm có tiếp xúc với ca bệnh: nhóm du lịch, công tác, vui chơi, buổi liên hoan, cuộc họp, lớp học, cùng nhóm sinh hoạt tôn giáo, cùng nhóm sinh hoạt các câu lạc bộ, trên cùng một phương tiện giao thông…

Trường hợp F2

Là người tiếp xúc gần trong vòng 2 m với F1 trong khoảng thời gian từ khi F1 có khả năng lây nhiễm từ ca bệnh (F0) cho đến khi F1 được cách ly y tế.

Trong phác đồ lần 6, Bộ Y tế xác định F1 trên phạm vi rộng hơn, bao gồm tất cả người tiếp xúc gần tại các cơ sở y tế, bao gồm:

+ Trực tiếp chăm sóc người bệnh COVID-19.

+ Làm việc cùng nhân viên y tế mắc COVID-19.

+ Tới thăm người bệnh hoặc ở cùng phòng bệnh có người bệnh mắc COVID-19.

Ngoài trường hợp tiếp xúc gần ca F0 xác định, F1 cũng được tính ngay cả khi tiếp gần dưới 2m với trường hợp nghi nhiễm; sống cùng nhà với trường hợp bệnh nghi ngờ; làm việc cùng nhóm hoặc cùng phòng với ca bệnh nghi ngờ.

Với những quy định mới của Bộ Y tế, các địa phương, các cơ sở y tế sẽ thuận lợi hơn trong việc phân loại các trường hợp nghi ngờ, các trường hợp liên quan để sắp xếp việc cách ly y tế phù hợp.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Hôm nay, Việt Nam ghi nhận 8.620 ca mắc COVID-19 mới, 4.423 ca khỏi bệnh

Thùy Linh |

Tối 1.8, Bộ Y tế công bố từ 6h đến 18h30, Việt Nam đã ghi nhận thêm 4.246 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca mắc trong ngày lên 8.620 ca. Hôm nay có 4.423 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.

Tối 1.8, Hà Nội thêm 16 ca mắc COVID-19 mới, 9 ca phát hiện trong cộng đồng

Thùy Linh |

Tối 1.8, Sở Y tế Hà Nội cho biết từ 12h ngày 1.8 đến 18h hôm nay, thành phố tiếp tục ghi nhận thêm 16 ca mắc mới, trong đó 7 ca phát hiện tại khu cách ly và 9 ca phát hiện tại cộng đồng.

Cách khuyến khích bạn bè, gia đình khi họ chần chừ tiêm vaccine COVID-19

Hương Giang |

Theo Healthline, nhiều người cho biết những cuộc trò chuyện với bạn bè, thành viên gia đình và bác sĩ về việc được tiêm vaccine COVID-19 mà không gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào là lý do khiến họ thay đổi quyết định tiêm.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Hà Nội: Sau chấn chỉnh, loạt lô cốt vẫn án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh

PHẠM ĐÔNG |

9 chiếc lô cốt đang án ngữ trên đường Vũ Trọng Khánh khiến giao thông đông đúc, quá tải dù đã cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão. Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lại yêu cầu chấn chỉnh tình trạng thi công hệ thống xử lý nước thải Yên Xá gây ùn tắc.

Hôm nay, Việt Nam ghi nhận 8.620 ca mắc COVID-19 mới, 4.423 ca khỏi bệnh

Thùy Linh |

Tối 1.8, Bộ Y tế công bố từ 6h đến 18h30, Việt Nam đã ghi nhận thêm 4.246 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca mắc trong ngày lên 8.620 ca. Hôm nay có 4.423 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.

Tối 1.8, Hà Nội thêm 16 ca mắc COVID-19 mới, 9 ca phát hiện trong cộng đồng

Thùy Linh |

Tối 1.8, Sở Y tế Hà Nội cho biết từ 12h ngày 1.8 đến 18h hôm nay, thành phố tiếp tục ghi nhận thêm 16 ca mắc mới, trong đó 7 ca phát hiện tại khu cách ly và 9 ca phát hiện tại cộng đồng.

Cách khuyến khích bạn bè, gia đình khi họ chần chừ tiêm vaccine COVID-19

Hương Giang |

Theo Healthline, nhiều người cho biết những cuộc trò chuyện với bạn bè, thành viên gia đình và bác sĩ về việc được tiêm vaccine COVID-19 mà không gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào là lý do khiến họ thay đổi quyết định tiêm.