Bộ Y tế "chỉ điểm" những bất cập về đào tạo nhân lực y tế trong Dự thảo Luật Giáo dục Đại học

T.Linh |

Một số vấn đề liên quan đến đào tạo nhân lực y tế trong dự thảo Luật Giáo dục Đại học chưa thể hiện được tính nhất quán, đồng bộ. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của dự thảo sẽ được trình tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV trong ngày mai (6.11). 

Là thành viên Tổ tư vấn đổi mới của Bộ Y tế, ông Nguyễn Minh Lợi, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho biết: "Dự thảo Luật Giáo dục Đại học hiện chưa đề cập đến đặc thù trong đào tạo nhân lực y tế, trong đó có nội dung rất quan trọng của luật là về trình độ và văn bằng giáo dục Đại học. Nội dung này cũng đã được Bộ Y tế có ý kiến nhiều lần: Không nên bỏ qua trình độ và văn bằng chuyên sâu trong đào tạo nhân lực y tế.

Theo ông Lợi, hiện nay, những luật giáo dục hiện hành của Việt Nam chỉ giữ về văn bằng (bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư) mà bỏ mất trình độ và văn bằng chuyên sâu (trong y tế có chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 và nội trú). Đặc biệt, trong dự thảo lần này không nói rõ về nội dung này.

Ông Lợi đặt câu hỏi: “Các chương trình đào tạo bác sĩ, chuyên khoa, chuyên khoa sâu sau đào tạo bác sĩ thì là tương đương với chương trình đào tạo của trình độ nào? Các chương trình đào tạo này không thể tương đương với chương trình cử nhân, thạc sĩ hay tiến sĩ vì đây là theo định hướng đào tạo chuyên sâu nên phải quy định trình độ cụ thể như các nước đã làm".

Cũng theo ông Lợi, nếu như không quy định về trình độ cụ thể cho đối tượng đào tạo nhân lực này trong Luật thì giao Chính phủ quy định về xác định chỉ tiêu, thời gian đào tạo… như ở Điều 73 chỉ làm rối hệ thống thêm mà không giải quyết được việc nâng cao chất lượng nhân lực ngành y tế.

Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo đề nghị, Luật Giáo dục Đại học cần phải làm rõ thêm một số nội dung về phân loại cơ sở giáo dục đại học; quản lý nhà nước, quản trị và tự chủ giáo dục đại học. Về phân loại cơ sở giáo dục đại học, theo quy định tại Khoản 4, Điều 7 xác định Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu hoặc cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng.

"Tôi lo ngại là các cơ sở giáo dục đại học chuyên về lĩnh vực y tế không biết sẽ xác định đi theo định hướng nào vì trong đào tạo y khoa là đào tạo song song theo cả hai hướng hàn lâm và chuyên nghiệp. Đề nghị Ban soạn thảo xem lại quy định này có khả thi không trong khi việc phân tầng các cơ sở giáo dục đại học theo định hướng nghiên cứu và ứng dụng theo Luật Giáo dục đại học 2012 đã không triển khai được trong thực tiễn", ông Lợi bày tỏ lo lắng. 

Bên cạnh đó, dự thảo đang quy định tiêu chuẩn giảng viên đại học tối thiểu là thạc sĩ, tiến sĩ. Như vậy, trong các bệnh viện chủ yếu là những người có bằng chuyên khoa 1, chuyên khoa 2 hay nội trú có trình độ chuyên môn tay nghề rất giỏi và đang tham gia giảng dạy thì công nhận họ thế nào? 

"Vấn đề này cần được thể chế hóa một cách rõ ràng, hướng tới mục tiêu cuối cùng là người dân được hưởng nền y tế có đội ngũ nhân lực được đào tạo bài bản, có chất lượng, xây dựng pháp luật là để phục vụ đời sống kinh tế - xã hội chứ không phải phục vụ cho cá nhân nào, bộ ngành nào”, ông Lợi nói.

T.Linh
TIN LIÊN QUAN

Dự thảo Luật Giáo dục đại học: Vẫn dè dặt và chưa cụ thể

HUYÊN NGUYỄN |

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học (GDĐH) 2012 đề xuất sửa đổi bổ sung 31/73 điều, tập trung vào 4 nhóm chính sách trụ cột lớn với 6 nội dung sửa đổi mới. Vì thế, có ý kiến cho rằng, Luật GDĐH 2012 đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình trong giai đoạn vừa rồi.

Dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi: Đổi mới những gì?

HUYÊN NGUYỄN |

Dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi, bổ sung sẽ được đưa ra thảo luận lấy ý kiến bổ sung, tại kì họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV sẽ có đột phá về cơ chế, chính sách, gỡ bỏ những “nút thắt” cản trở giáo dục đại học phát triển.

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại đầu tiên tại V.League 2023

AN NGUYÊN |

Câu lạc bộ Hải Phòng nhận thất bại sát nút 2-3 trước Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ngay trên sân nhà tại vòng 4 Night Wolf V.League 2023.

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng vụ bê bối sữa bột nhiễm khuẩn tại Pháp

Thuỳ Linh |

Công ty sản xuất thực phẩm Lactalis của Pháp đã bị buộc tội liên quan đến vụ bê bối toàn cầu kéo dài 5 năm qua. Hàng chục trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng sức khỏe do uống sữa công thức (sữa bột) nhiễm khuẩn đường ruột salmonella.

Theo chân những phụ nữ lái đò tại Khu du lịch sinh thái Tràng An

DIỆU ANH |

Ninh Bình - Ngày cuối tuần, khách du lịch tới tham quan tại Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình) cũng đông hơn ngày thường. Tại bến thuyền Tràng An, hàng nghìn phụ nữ làm nghề chèo đò ở đây cũng tất bật hơn...

Phụ huynh ở Bình Dương tố Apax English thu học phí nhưng không dạy

ĐÌNH TRỌNG |

Bình Dương - Hàng chục phụ huynh tại Bình Dương đã tập trung làm đơn tố Trung tâm tiếng Anh Apax English - Apax Leaders chi nhánh Bình Dương thu học phí nhưng không dạy học.

Nguy cơ tiềm ẩn từ thiết bị định vị, camera giám sát người già

Thúy Ngọc (Theo Reuters) |

Chuyên gia cho rằng, những thiết bị định vị GPS, camera giám sát người cao tuổi trong nhà hữu ích, nhưng tiềm ẩn nguy cơ xâm phạm quyền riêng tư.

Cảnh sát biển tạm giữ tàu chở 70.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc

Thành An |

Bà Rịa - Vũng Tàu - Tổ công tác thuộc Đoàn trinh sát số 2 (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam) vừa phát hiện, tạm giữ một tàu gỗ chở 70.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc.

Dự thảo Luật Giáo dục đại học: Vẫn dè dặt và chưa cụ thể

HUYÊN NGUYỄN |

Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học (GDĐH) 2012 đề xuất sửa đổi bổ sung 31/73 điều, tập trung vào 4 nhóm chính sách trụ cột lớn với 6 nội dung sửa đổi mới. Vì thế, có ý kiến cho rằng, Luật GDĐH 2012 đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình trong giai đoạn vừa rồi.

Dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi: Đổi mới những gì?

HUYÊN NGUYỄN |

Dự thảo Luật Giáo dục Đại học sửa đổi, bổ sung sẽ được đưa ra thảo luận lấy ý kiến bổ sung, tại kì họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV sẽ có đột phá về cơ chế, chính sách, gỡ bỏ những “nút thắt” cản trở giáo dục đại học phát triển.