Bộ trưởng Y tế chỉ rõ 3 điểm yếu trong phòng, chống dịch COVID-19

Thùy Linh |

Tại cuộc họp trực tuyến Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chiều 7.5, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đánh giá, đợt dịch lần này phức tạp hơn các đợt dịch trước, có đa ổ dịch, đa nguồn lây, đa chủng (với chủng của Anh và Ấn Độ) nên tốc độ lây nhiễm tăng cao hơn so với các đợt dịch trước.

Thực tế đã chứng minh điều này. Ở các nước tình hình lây nhiễm nhanh, phức tạp, khó kiểm soát.

"Thời gian tới, việc đánh giá tình hình dịch, kiểm soát khó khăn hơn trước, có thể xuất hiện thêm ổ dịch, nguồn lây chưa biết, chưa kiểm soát được" – Bộ trưởng nói, đồng thời nhấn mạnh các địa phương phải đặt trong trạng thái không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Bộ trưởng dẫn lời Thủ tướng Chính phủ "Một người lơ là, cả xã hội vất vả".

Xét nghiệm là điểm yếu của tất cả, không riêng địa phương nào

Theo Bộ trưởng, trong tất cả các văn bản của Thủ tướng, Ban Chỉ đạo hay Bộ Y tế đều lưu ý các địa phương phải nâng cao năng lực/công suất xét nghiệm, chủ động về mặt xét nghiệm, đảm bảo chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống dịch lan rộng trong cộng đồng.

"Trong các cuộc họp giao ban, chúng tôi luôn coi đây là điểm yếu của tất cả chứ không riêng địa phương nào. Vì thế, Bộ Y tế liên tục nhắc nhở các địa phương vấn đề này" – Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng Long khẳng định Việt Nam đảm bảo đủ sinh phẩm chẩn đoán, xét nghiệm cho tất cả các phương pháp. Bộ Y tế cũng ban hành các văn bản về phương thức giám sát mới, tăng tính chủ động cho các địa phương, cho phép dùng kháng nguyên nhanh cho sàng lọc.

"Hôm nay, Bộ Y tế tiếp tục có hướng dẫn địa phương sử dụng phương pháp này, kể cả với đối tượng nhập cảnh, giám sát, tầm soát cộng đồng" – Bộ trưởng nói.

Phương pháp thứ 2 là xét nghiệm gộp mẫu, Bộ Y tế đã có hướng dẫn. Bộ Y tế đề nghị các địa phương phải tích cực, chủ động, nếu trên địa bàn của mình việc xét nghiệm Realtime RT-PCR còn hạn chế thì phải sử dụng phương pháp kháng nguyên nhanh.

Bộ trưởng khẳng định độ chính xác, độ nhạy, độ đặc hiệu của phương pháp kháng nguyên nhanh với các xét nghiệm RT-PCR hay gộp mẫu là tương đương nhau.

Thứ hai, về đối tượng xét nghiệm, GS.TS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh lại các bệnh viện phải phải mở rộng, tầm soát những người có nguy cơ, các khu vực trọng yếu như cấp cứu, chạy thận nhân tạo… Nhân viên y tế khu vực này phải xét nghiệm định kỳ và thường xuyên.

"Chỉ có bằng xét nghiệm thì mới phát hiện ra được ca bệnh COVID-19", ông nhắc lại.

Nguy cơ dịch xâm nhập vào bệnh viện tuyến cuối cao hơn

Về điều trị, Bộ trưởng khẳng định nguy cơ dịch xâm nhập vào các bệnh viện tuyến Trung ương (tuyến cuối) cao hơn rất nhiều địa phương.

Bộ Y tế đã có các công điện khuyến cáo mạnh mẽ hạn chế người đến khám đến bệnh viện tuyến Trung ương mà chủ yếu nên khám và điều trị ở tuyến cơ sở, áp dụng hệ thống khám chữa bệnh từ xa, hạn chế tối đa việc thăm bệnh nhân.

Cùng đó, phải bảo vệ các khu vực trọng yếu như các phòng khám, phòng cấp cứu, chạy thận nhân tạo… Đây là những khu vực khi dịch xâm nhập vào thì việc điều trị khó khăn.

Các vấn đề về cách ly khoa với khoa, phòng với phòng, Bộ Y tế đã có hướng dẫn rõ khi nào cách ly khoa, phong tỏa bệnh viện… Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã cho phép kê đơn thuốc 3 tháng với các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, để họ không phải đến cơ sở y tế để lĩnh thuốc.

Một vấn đề khác được Bộ trưởng nhấn mạnh việc đảm bảo an toàn COVID-19 ở các bệnh viện ở các địa phương là trách nhiệm của các địa phương.

"Nếu cơ sở không đáp ứng an toàn COVID-19, không tuân thủ phòng chống dịch thì lập tức cho dừng ngay hoạt động", ông nhấn mạnh các Sở y tế phải tăng cường kiểm tra, trên địa bàn có bao nhiêu cơ sở y tế tư nhân, nếu không đáp ứng đảm bảo phòng chống dịch COVID-19 phải cho dừng.

"Chúng ta phải liên tục trong trạng thái cảnh giác cao độ, phải làm hết sức, hết mình", ông chia sẻ.

Về cách ly, Bộ trưởng quán triệt tinh thần là phải có chỉ đạo, giám sát. Những cơ sở nào đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế thì mới cho phép nhận người cách ly, không đủ điều kiện là cho dừng, "không được nhân nhượng, xuề xòa, dễ dãi".

Thời gian qua, chúng ta thực hiện đưa công dân về nước, với hơn 100.000 người, có những chuyến bay có tận 10 người dương tính, điều này có gây khó khăn cho địa phương, nhưng không thể vì thế mà biện luận cho việc quản lý cách ly, bàn giao cách ly…

Về việc chuẩn bị cho các kịch bản, Bộ Y tế đã yêu cầu rà soát lại hết các cơ sở y tế trên toàn quốc để chuẩn bị cho các tình huống.

Bộ Y tế liên tục nhắc đi nhắc lại 3 điểm yếu: Xét nghiệm, cách ly và điều trị. Bộ Y tế đã có hướng dẫn về thiết lập bệnh viện dã chiến theo Nghị định của Chính phủ. Cùng đó, chuẩn bị cơ sở cách ly trong tình huống bắt buộc cách ly nhiều người trong thời gian ngắn, thực tế nhiều nơi lúng túng.

"Chúng ta đang được đặt trong tình trạng báo động rất cao", đề nghị các địa phương phải kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng chống dịch, coi như địa phương đang trong dịch, để khi xảy ra không bối rối, bỡ ngỡ" - Bộ trưởng nhấn mạnh.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Hòa Bình: Khẩn tìm người đi cùng phương tiện với ca dương tính SARS-COV-2

Vân Tiến |

Ngày 7.5, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình đã ban hành thông báo khẩn về các địa điểm liên quan đến trường hợp dương tính với SARS-COV-2.

Hà Nam: 1 nhân viên khu du lịch Tam Chúc dương tính SARS-CoV-2

Thùy Linh |

Chiều 7.5, ông Nguyễn Thanh Dương - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nam xác nhận vừa nhận được thông tin từ CDC Hà Nội về trường hợp là nhân viên khu du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, Hà Nam) đã dương tính với SARS-CoV-2.

Tiếp tục ghi nhận biến chủng SARS-CoV-2 ở Ấn Độ trên các ca COVID-19

Thuỳ Linh |

Chiều 7.5, Bộ Y tế công bố kết quả giải trình tự gene các ca bệnh dương tính SARS-CoV-2 được ghi nhận tại một số địa phương trong thời gian gần đây.

Bác bỏ tin đồn thất thiệt sinh viên Đại học Ngoại ngữ - Tin học bị hiếp dâm

Tuệ Nhi |

Trước những tin đồn lan truyền trên mạng xã hội về việc sinh viên Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TPHCM (HUFLIT) đang học quân sự, Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh - Trường Quân sự Quân khu 7 đã có phản hồi chính thức về thông tin trên.

Người lao động rơi nước mắt khi về quê đón Tết trên chuyến bay 0 đồng

KHÁNH LINH - ANH TÚ |

TPHCM - Đêm 11.1 và rạng sáng 12.1, hàng trăm công nhân, người lao động đang làm việc tại TPHCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Long An được về quê đón Tết trên 2 chuyến bay miễn phí do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và Công ty Tài chính TNHH HD SAISON cùng Vietjet tổ chức.

Đại hạ giá loạt siêu xe mạ vàng, du thuyền, biệt thự của đại gia Việt Nam

Trà My |

Một số chiếc siêu xe và du thuyền là tài sản thế chấp cho các khoản nợ quá hạn của đại gia vẫn chưa tìm được chủ nhân mới.

Sự thật vụ đồ đạc tự bốc cháy ở Hậu Giang: Do gia đình tự đốt

PHONG LINH |

Liên quan vụ việc được cho là đồ đạc tự bốc cháy ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, hồi cuối tháng 11.2022, sau thời gian điều tra, công an xác định nguyên nhân đồ đạc trong nhà anh Nguyễn Văn Mừng bị cháy là do... người nhà tự đốt.

Sai phạm ở Trung tâm đăng kiểm: Chi hàng trăm triệu đồng cho Cục trưởng

Chân Phúc |

TPHCM - Theo Công an TPHCM, để thành lập các Trạm đăng kiểm và dẫn tới các sai phạm, các đối tượng đã chung chi hàng trăm triệu đồng theo tháng, theo quý cho các lãnh đạo phòng ban và đặc biệt là cho đối tượng Đặng Việt Hà, Cục trưởng Cục Đăng kiểm.

Hòa Bình: Khẩn tìm người đi cùng phương tiện với ca dương tính SARS-COV-2

Vân Tiến |

Ngày 7.5, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình đã ban hành thông báo khẩn về các địa điểm liên quan đến trường hợp dương tính với SARS-COV-2.

Hà Nam: 1 nhân viên khu du lịch Tam Chúc dương tính SARS-CoV-2

Thùy Linh |

Chiều 7.5, ông Nguyễn Thanh Dương - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nam xác nhận vừa nhận được thông tin từ CDC Hà Nội về trường hợp là nhân viên khu du lịch Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, Hà Nam) đã dương tính với SARS-CoV-2.

Tiếp tục ghi nhận biến chủng SARS-CoV-2 ở Ấn Độ trên các ca COVID-19

Thuỳ Linh |

Chiều 7.5, Bộ Y tế công bố kết quả giải trình tự gene các ca bệnh dương tính SARS-CoV-2 được ghi nhận tại một số địa phương trong thời gian gần đây.