Bí thư Hà Nội yêu cầu 3 giải pháp trọng tâm trong phòng chống dịch COVID-19

Phạm Đông |

Hà Nội - Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, thành phố đã mở lại hoạt động du lịch và cho phép các dịch vụ hoạt động sau 21h. Do vậy, cần có kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng khi các hoạt động du lịch, dịch vụ sôi động trở lại, đồng thời thực hiện 3 giải pháp trọng tâm trong phòng chống dịch COVID-19.

Ngày 21.3, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã họp, cho ý kiến về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.

Trao đổi với báo chí về kết quả hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết, thời gian qua, Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy đã bám sát tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn, chỉ đạo các chủ trương, giải pháp chủ động, sáng tạo, hiệu quả, kịp thời ngay khi dịch tăng cao.

“Nhờ thực hiện tốt các biện pháp đúng, trúng, cùng sự chung sức, đồng lòng của người dân, Hà Nội luôn giữ vững tình hình từ cơ sở. Tuần qua, số ca mắc có chiều hướng giảm mạnh, đặc biệt tỷ lệ ca tăng nặng, người tử vong tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp, hạn chế rủi ro sức khỏe cho người dân”, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nói.

Tuy nhiên, ông Đinh Tiến Dũng yêu cầu cả hệ thống chính trị từ thành phố xuống cơ sở nhận thức rõ tinh thần phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay là không được chủ quan. Thường trực Thành ủy giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện 3 giải pháp trọng tâm là:

- Thứ nhất, tiêm vaccine (đặc biệt là đối tượng có nguy cơ cao), tăng cường năng lực điều trị tầng 2, tầng 3.

- Thứ hai, đẩy mạnh y tế cơ sở để quản lý, hỗ trợ F0 điều trị từ sớm, chú ý ứng dụng các nền tảng công nghệ. Ngành y tế và các địa phương phải chú ý quản lý, điều trị người bệnh là trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người có bệnh nền.

- Thứ ba, theo sát kế hoạch của Chính phủ, Bộ Y tế về việc tiêm vaccine cho trẻ, kể cả từ 3 tuổi trở lên, chuẩn bị các phương án cần thiết, bảo đảm an toàn để khi được phân bổ vaccine có thể triển khai được ngay.

Các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn phải quán triệt chỉ đạo của Chính phủ, Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy và UBND thành phố; đẩy mạnh tuyên truyền công tác phòng, chống dịch ở địa bàn dân cư, nhất là yêu cầu đeo khẩu trang, khử khuẩn.

Hướng dẫn chăm sóc, khám chữa bệnh nhân COVID-19 tại nhà; xử lý rác thải y tế không để phát tán mầm bệnh; phát huy hơn nữa vai trò của các tổ hỗ trợ theo dõi người nhiễm COVID-19 tại nhà và các tổ COVID-19 cộng đồng bảo đảm thực chất, đem lại niềm tin cho nhân dân.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, thành phố đã mở lại hoạt động du lịch và cho phép các dịch vụ hoạt động sau 21h hằng ngày. Hiện nay, lượng khách du lịch chưa nhiều, các hoạt động dịch vụ cũng còn có mức độ.

Tuy nhiên, các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã phải có kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng khi các hoạt động du lịch, dịch vụ sôi động trở lại. Đặc biệt, Hà Nội là nơi sắp diễn ra SEA Games 31 với số lượng lớn vận động viên, quan chức, cổ động viên trong và ngoài nước sẽ có mặt tham gia.

Do đó, Thường trực Thành ủy giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo triển khai công tác chuẩn bị, xây dựng phương án, tổ chức diễn tập để bảo đảm ứng phó kịp thời, bình tĩnh, hiệu quả trong mọi tình huống dịch bệnh; bố trí sẵn sàng tổ chức xét nghiệm cho vận động viên, cổ động viên nước ngoài, nơi thu dung, điều trị bảo đảm các điều kiện tốt về vật chất, cũng như công tác hướng dẫn, quản lý...

Ban Cán sự đảng UBND thành phố có trách nhiệm chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các quận, huyện, thị xã và các nhà trường tổ chức hình thức dạy và học, bao gồm cả việc học bán trú phù hợp với điều kiện cụ thể từng địa bàn, bảo đảm an toàn cho học sinh và giáo viên...

Phạm Đông
TIN LIÊN QUAN

Chuyển COVID-19 sang bệnh nhóm B: Hàng quán không còn lo nay mở, mai đóng

Vương Trần |

Nếu chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A (đặc biệt nguy hiểm) sang bệnh truyền nhiễm nhóm B (nguy hiểm), sẽ không còn việc áp dụng các biện pháp hạn chế tập trung đông người hay tạm ngừng kinh doanh.

Quận Hoàn Kiếm kiến nghị "cắt bớt" 5K cho người dân tới phố đi bộ Hồ Gươm

Trần Tuấn |

Hà Nội - Lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị đang kiến nghị về việc "cắt bớt" 5K khi người dân tham gia vui chơi tại phố đi bộ Hồ Gươm.

Hà Nội: Rác thải lây nhiễm từ F0 vẫn gom chung với rác sinh hoạt

Phạm Đông |

Do không có hướng dẫn và có quy định nên rác thải của người mắc COVID-19 vẫn đang được gom chung với rác thải sinh hoạt, khiến nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn.

Ô nhiễm mặt biển chợ cá Hạ Long 1: Ai dám chèo kayak, ăn hải sản

Nguyễn Hùng |

Quảng Ninh - Chợ cá Hạ Long 1 từ lâu luôn là một trong những địa điểm thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, mua sắm và theo quy hoạch, sẽ là một phần của dự án tuyến phố đi bộ, phố đêm dưới chân núi Bài Thơ với nhiều hoạt động đặc sắc. Tuy nhiên, ô nhiễm mặt nước biển tại khu vực này đã ở mức báo động từ lâu nhưng vẫn chưa có lời giải.

Lý do cần kiểm soát chặt chẽ đồ uống có đường

Thùy Linh |

Theo Bộ Y tế, có bằng chứng gần đây cho thấy mối liên quan giữa tiêu thụ đồ uống có đường với bệnh không lây nhiễm gây ra tổn thất kinh tế, gánh nặng chi phí y tế và tỉ lệ tử vong.

Những lưu ý khi đăng kiểm xe ôtô năm 2023

NHÓM PV |

Đăng kiểm xe ôtô là hoạt động kiểm tra, đánh giá lần đầu và định kỳ tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định đối với xe ôtô. Vậy các quy định liên quan đến đăng kiểm xe ôtô mới nhất được quy định ra sao?

U20 Việt Nam và niềm tin về vé dự U20 World Cup

NGUYỄN ĐĂNG |

Màn trình diễn mà U20 Việt Nam đang thể hiện tại Giải U20 Châu Á 2023 có những nét tương đồng so với thế hệ đã giành vé dự FIFA U20 World Cup cách đây 6 năm.

Các tụ điểm giải trí ở Thái Nguyên vẫn công khai kinh doanh bóng cười

NHÓM PV |

Sau khi Báo Lao Động phản về tình trạng kinh doanh, sử dụng bóng cười (khí N2O) tại TP.Thái Nguyên, hiện cơ quan chức năng địa phương mới chỉ đang lên kế hoạch kiểm tra. Trong khi đó, chất gây nghiện này vẫn tiếp tục tràn lan trong các tụ điểm giải trí.

Chuyển COVID-19 sang bệnh nhóm B: Hàng quán không còn lo nay mở, mai đóng

Vương Trần |

Nếu chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A (đặc biệt nguy hiểm) sang bệnh truyền nhiễm nhóm B (nguy hiểm), sẽ không còn việc áp dụng các biện pháp hạn chế tập trung đông người hay tạm ngừng kinh doanh.

Quận Hoàn Kiếm kiến nghị "cắt bớt" 5K cho người dân tới phố đi bộ Hồ Gươm

Trần Tuấn |

Hà Nội - Lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị đang kiến nghị về việc "cắt bớt" 5K khi người dân tham gia vui chơi tại phố đi bộ Hồ Gươm.

Hà Nội: Rác thải lây nhiễm từ F0 vẫn gom chung với rác sinh hoạt

Phạm Đông |

Do không có hướng dẫn và có quy định nên rác thải của người mắc COVID-19 vẫn đang được gom chung với rác thải sinh hoạt, khiến nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn.