Bí thư Hà Nội: Thành phố đã tranh thủ được "thời gian vàng" kiểm soát dịch

Nguyễn Hà |

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, đến nay có thể khẳng định, Hà Nội đã tranh thủ được thời cơ “thời gian vàng” để kiểm soát dịch.

Ngày 24.8, kiểm tra tình hình và làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Trì về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu huyện tổ chức hệ thống kiểm soát dịch chặt chẽ tới từng ngõ, xóm trên toàn địa bàn; tăng cường kiểm tra doanh nghiệp và trên đường; trước mắt tập trung khống chế bằng được các chùm ca bệnh tại hai xã Liên Ninh, Đại Áng. 

“Vùng đỏ” nguy cơ cao thứ ba thành phố

Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Nguyễn Tiến Cường cho biết, từ ngày 27.4 đến nay, trên địa bàn huyện đã ghi nhận 272 ca mắc SARS-Cov-2 tại 14/16 xã, thị trấn, trong đó phát hiện ngoài cộng đồng là 46 ca; đến nay 51 ca đã khỏi, đang điều trị 221 ca.

Tại xã Liên Ninh nơi có số ca F0 nhiều nhất huyện với 136 ca, huyện đã thành lập Sở Chỉ huy tiền phương để tập trung chỉ đạo khống chế dịch. Mỗi thôn thành lập 1 tổ tuần tra lưu động nhắc nhở, chụp ảnh gửi cho Sở chỉ huy để xử lý “nguội” vi phạm phòng, chống dịch.

Huyện cũng đã phê bình 4 đồng chí Chủ tịch UBND xã chưa thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống dịch trên địa bàn.

Thảo luận về tình hình công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn huyện Thanh Trì, đoàn công tác cho biết, Thanh Trì là địa bàn có nguy cơ cao thứ ba của thành phố, là “vùng đỏ”, hiện có 2 chùm ca bệnh lớn ở thôn Thọ Am (xã Liên Ninh, 128 ca F0) và thôn Nguyệt Áng (xã Đại Áng, 9 ca F0).

Kiểm soát chặt chẽ từ “gốc”

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho biết, trong đợt bùng phát dịch thứ tư, ban đầu nguy cơ của Hà Nội rất lớn, nhưng nhờ lựa chọn biện pháp đúng, trúng, kịp thời; nhất là quyết định thực hiện giãn cách xã hội toàn thành phố từ ngày 24.7, tổ chức xét nghiệm diện rộng có trọng tâm, trọng điểm. Đến nay, có thể khẳng định, Hà Nội đã tranh thủ được thời cơ “thời gian vàng” để kiểm soát dịch.

Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng, kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại chốt kiểm soát dịch xã Liên Ninh.
Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại chốt kiểm soát dịch xã Liên Ninh.

Tuy nhiên, nhiệm vụ, yêu cầu phòng, chống COVID-19 đang đặt ra ngày càng cấp thiết, cấp bách. Đợt giãn cách xã hội từ nay đến ngày 6.9.2021 sẽ quyết định hiệu quả công tác phòng, chống dịch của thành phố.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đã chỉ đạo 10 nhóm nhiệm vụ cấp bách Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Trì phải tập trung thực hiện trong thời gian tới.

Nhiệm vụ đầu tiên phải làm ngay là thực hiện giãn cách xã hội một cách thực chất. Để làm được điều này, huyện phải tập trung vào khâu phân công, tổ chức thực hiện.

Nhấn mạnh phải tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “chặt ngoài, lỏng trong”, Bí thư Thành ủy yêu cầu, huyện phải tổ chức kiểm soát chặt chẽ từ “gốc”, bố trí các chốt kiểm soát tới từng ngõ, ngách; đồng thời tuyên truyền, vận động để người dân tham gia tự quản, giám sát lẫn nhau, triển khai trên toàn huyện cách làm này gắn với yêu cầu từng hộ gia đình ký cam kết không ra đường khi không có việc cần thiết.

Song song, huyện phải tập trung kiểm soát phần “thân” và phần “ngọn” là kiểm tra tới từng cơ sở sản xuất, doanh nghiệp và trên đường.

Đối với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, phải căn cứ vào phương án hoạt động an toàn đã được phê duyệt để cấp giấy đi đường và kiểm tra thực tế. Nếu bảo đảm an toàn sản xuất đúng phương án đã được duyệt thì cho phép hoạt động, nếu không đúng phải yêu cầu đóng cửa ngay.

Cũng theo Bí thư Thành ủy, huyện Thanh Trì phải tập trung bằng mọi biện pháp khoanh vùng, khống chế các chùm ca bệnh hiện tại, không để lây nhiễm chéo hoặc lây lan ra cộng đồng; tổ chức xét nghiệm các “vùng đỏ”; có vaccine đến đâu, phải tiêm hết đến đó; nhanh chóng chuẩn bị cơ sở vật chất để kích hoạt phương án đáp ứng 3.500-3.800 chỗ cách ly tập trung trên địa bàn; kiên quyết không để phải cách ly F0, F1 tại nhà.

Nhấn mạnh quan điểm “dân là gốc”, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng chỉ đạo huyện Thanh Trì phát động phong trào toàn dân thi đua quyết tâm đẩy lùi và chiến thắng COVID-19, khơi dậy tinh thần đoàn kết và sức mạnh quân-dân, tin vào dân và chăm lo thật tốt công tác an sinh xã hội để an dân.

Nguyễn Hà
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội: Triệu bữa cơm đến với hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch

Hạ Nguyên |

Cùng với nhiều hoạt động chăm lo đời sống người dân không để ai bị bỏ lại phía sau được triển khai trong thời gian qua, Thành đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Thành phố tiếp tục tổ chức chuỗi các chương trình Hà Nội nghĩa tình, trong đó chương trình “Triệu bữa cơm” bước sang giai đoạn 3 với tên gọi “Triệu bữa cơm - Tấm lòng doanh nghiệp trẻ Hà Nội”.

Giấy đi đường cấp tràn lan, người dân Hà Nội ra đường đông đúc

Hải Nguyễn - Hà Giang |

Ngày 23.8 là ngày đầu tiên Hà Nội bước vào đợt giãn cách xã hội thứ 3, tuy nhiên mật độ giao thông trên nhiều tuyến đường thuộc Thủ đô khá đông đúc.

Diễn biến số ca mắc COVID-19 của Hà Nội sau 1 tháng giãn cách xã hội

Nguyễn Hà - Văn Thắng |

Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đến 6h ngày 6.9 mới mục tiêu đẩy mạnh xét nghiệm diện rộng, trọng tâm để bóc tách F0; tăng cường tiêm vaccine; nâng cao năng lực của y tế Thủ đô để chủ động hơn một bước, chuẩn bị cao hơn một bước so với thực tế để sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Thông xe đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, các phương tiện đi thế nào?

PHẠM ĐÔNG |

Sở GTVT Hà Nội đồng ý cho các phương tiện được đi 2 chiều trên tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài. Đồng thời, cấm phương tiện tham gia giao thông đường bộ rẽ trái từ đường La Thành vào đường Huỳnh Thúc Kháng kéo dài.

Đào, quất mini hút khách dịp Tết Nguyên đán, tiểu thương thu bạc triệu mỗi ngày

Anh Tuấn |

Tết Nguyên đán đang cận kề, thời điểm này tại chợ hoa Quảng An, Lạc Long Quân (Tây Hồ, Hà Nội), chợ hoa Hàng Lược (quận Hoàn Kiếm) đã bày bán những cành đào Nhật Tân phục vụ nhu cầu của người dân thủ đô. Đặc biệt, những cành đào mini, giá từ 50.000 đồng - 150.000 đồng được nhiều người lựa chọn.

Nói về sai phạm ở Cục Đăng kiểm, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải: "Tôi cũng thấy xấu hổ"

Khánh Hoà |

Nhìn lại vụ việc liên quan tới Cục Đăng kiểm thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa nhận dù mới về công tác tại bộ 2 tháng nhưng bản thân ông cũng thấy xấu hổ khi biết thông tin. Tuy nhiên, ông Thắng khẳng định cán bộ hư thì phải xử lý, kể cả thay 100% nhưng vẫn phải tập trung làm tốt nhiệm vụ được giao.

Hà Nội: Triệu bữa cơm đến với hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch

Hạ Nguyên |

Cùng với nhiều hoạt động chăm lo đời sống người dân không để ai bị bỏ lại phía sau được triển khai trong thời gian qua, Thành đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Thành phố tiếp tục tổ chức chuỗi các chương trình Hà Nội nghĩa tình, trong đó chương trình “Triệu bữa cơm” bước sang giai đoạn 3 với tên gọi “Triệu bữa cơm - Tấm lòng doanh nghiệp trẻ Hà Nội”.

Giấy đi đường cấp tràn lan, người dân Hà Nội ra đường đông đúc

Hải Nguyễn - Hà Giang |

Ngày 23.8 là ngày đầu tiên Hà Nội bước vào đợt giãn cách xã hội thứ 3, tuy nhiên mật độ giao thông trên nhiều tuyến đường thuộc Thủ đô khá đông đúc.

Diễn biến số ca mắc COVID-19 của Hà Nội sau 1 tháng giãn cách xã hội

Nguyễn Hà - Văn Thắng |

Hà Nội tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội đến 6h ngày 6.9 mới mục tiêu đẩy mạnh xét nghiệm diện rộng, trọng tâm để bóc tách F0; tăng cường tiêm vaccine; nâng cao năng lực của y tế Thủ đô để chủ động hơn một bước, chuẩn bị cao hơn một bước so với thực tế để sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh.