Bệnh về da sau mưa lũ gia tăng đáng kể

Thùy Linh |

Nấm chân tay, viêm lỗ chân lông, hắc lào, lang ben, ghẻ lở và mụn nhọt... là các bệnh ngoài da thường gặp trong mùa bão lụt và mưa lũ.

Những ngày qua, số lượng bệnh nhân gặp các vấn đề về da do mưa lũ đến khám gia tăng đáng kể tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.

TS Phạm Thị Minh Phương, Trưởng Khoa khám bệnh, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho hay tỉ lệ bệnh nhân tăng lên tương đối, tăng lên so với mùa khô khoảng 30%.

Đơn cử bệnh nhân N.V.A, từ một nốt tròn nhỏ ở tay, sau những ngày dính mưa dai dẳng, vết nấm đã nhanh chóng lan nhanh đến nửa cánh tay kèm với những cơn rát ngứa… Hay kể cả với những bệnh về da mãn tính, thời tiết nắng mưa thất thường cũng khiến cho nhiều căn bệnh tái phát.

Ngoài ra, theo các bác sĩ, ở thời điểm này, người dân cần chú ý tới các bệnh về da như nhiễm nấm da, viêm da tiếp xúc, nhiễm khuẩn da do virus, ghẻ…

TS Vũ Thái Hà, Trưởng Khoa nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc, Bệnh viện Da liễu Trung ương, đối với những bệnh về nấm da, người dân cần chú ý đảm bảo sự khô ráo trên thân mình, chân, tay, vệ sinh sạch vùng da khi có thể. Điều trị bằng các thuốc bạt sừng, chống nấm dưới sự hướng dẫn và thăm khám của bác sĩ da liễu.

Trong trường hợp ở lâu trong vùng lũ, lụt, mưa bão thì sau khi thoát khỏi tình trạng này, cần tắm sạch bằng xà phòng hoặc sữa tắm có tính chất axit một chút, làm khô ráo thân mình, nhất là các nếp gấp như kẽ chân, bẹn, nách. Nếu có các triệu chứng như trên liên hệ bác sĩ Da liễu gần nhất để khám và điều trị.

Một trong các bệnh da cần chú ý sau đợt mưa lũ nữa, đó là các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn da, như: Chốc, nhọt, viêm nang lông, viêm mô bào... Bởi mưa lũ, ngập úng, điều kiện vệ sinh kém, da xây xát, cùng với hàng rào bảo vệ da bị tổn thương khi ngâm trong nước lâu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng ngoài da.

Biểu hiện là da có các sẩn, cục sưng nóng đỏ đau, có thể có ngòi mủ hoặc bọng mủ, đóng vảy tiết. Để điều trị, người dân cần dùng dung dịch sát khuẩn/kháng sinh tại chỗ, trường hợp nặng cần dùng kháng sinh toàn thân. Cần vệ sinh cơ thể ngay khi có thể và luôn giữ khô da nếu được.

Ngoài ra, người dân cần chú ý tới bệnh ghẻ, hiện tượng chấy rận: Do vệ sinh kém, môi trường sống chật chội làm gia tăng nguy cơ bệnh ghẻ, chấy rận và lây lan. Bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei (còn gọi là cái ghẻ) gây ra. Bệnh ghẻ là các nốt đỏ, mụn nước ở các vùng nếp kẽ như: Lòng bàn tay, kẽ tay, nách, bụng, vùng sinh dục… và ngứa rất nhiều về đêm.

Bệnh về da thông thường là lành tính nhưng lại đi kèm với cảm giác ngứa rát khó chịu cùng vấn đề về thẩm mỹ, để có những cách bảo vệ da đúng đắn trước nguy cơ mắc bệnh, người dân cần có những biện pháp chủ động phòng tránh…

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Sau mưa lũ, những bệnh về da thường gặp

Hà Lê |

Bên cạnh các bệnh dịch như sốt xuất huyết, tiêu chảy, đau mắt đỏ…, các vấn đề về da cũng thường gặp sau mưa lũ.

Mưa lũ rút, làm thế nào để sử dụng được nước sinh hoạt?

Hà Lê |

Sau mưa bão, nguồn nước sạch ở nhiều nơi bị ô nhiễm, Bộ Y tế hướng dẫn người dân cách xử lý nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt hằng ngày sau bão .

Người dân vùng mưa lũ làm cách này để có nước sạch dùng

Hà Lê (Nguồn Bộ Y tế) |

Bộ Y tế hướng dẫn người dân ở vùng có mưa lũ, ngập úng xử lý nước để dùng trong sinh hoạt.

Yêu cầu Bộ Nội vụ sớm trình hồ sơ sắp xếp đơn vị hành chính

LƯƠNG HẠNH |

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nhắc Bộ Nội vụ trình sớm 14 hồ sơ sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Khu vực ven sông Hồng ngổn ngang rác thải sau khi nước lũ rút

Việt Anh - Hoàng Xuyến |

Dù nước sông Hồng đã rút, nhưng khu vực gần cầu Long Biên, cầu Chương Dương (Hà Nội) mọi thứ vẫn còn ngổn ngang.

Phê chuẩn ông Lê Ngọc Châu làm Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương

PHẠM ĐÔNG |

Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đối với ông Lê Ngọc Châu.

Dân phố cổ Hội An chưa mặn mà đón khách thuê homestay

Hoàng Bin |

Sau hơn 4 tháng thí điểm mô hình đón khách lưu trú trải nghiệm cùng cư dân phố cổ Hội An, chỉ có 1 hộ dân đăng ký loại hình này.

Thi thể trôi sông được xác định là nạn nhân sập cầu Phong Châu

Tô Công |

Phú Thọ - Thi thể nam giới phát hiện trưa 16.9 trên sông Hồng được xác định là nạn nhân mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu.

Sau mưa lũ, những bệnh về da thường gặp

Hà Lê |

Bên cạnh các bệnh dịch như sốt xuất huyết, tiêu chảy, đau mắt đỏ…, các vấn đề về da cũng thường gặp sau mưa lũ.

Mưa lũ rút, làm thế nào để sử dụng được nước sinh hoạt?

Hà Lê |

Sau mưa bão, nguồn nước sạch ở nhiều nơi bị ô nhiễm, Bộ Y tế hướng dẫn người dân cách xử lý nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt hằng ngày sau bão .

Người dân vùng mưa lũ làm cách này để có nước sạch dùng

Hà Lê (Nguồn Bộ Y tế) |

Bộ Y tế hướng dẫn người dân ở vùng có mưa lũ, ngập úng xử lý nước để dùng trong sinh hoạt.