Bệnh nhân mắc cúm A gia tăng mạnh, làm thế nào để phòng ngừa?

Thùy Linh |

Theo bà Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế, đến nay, Việt Nam chưa phát hiện các chủng cúm A có độc lực cao như H5N1, H7N9, H5N6, H5N8. Tuy nhiên, số nhập viện có xu hướng tăng trong thời gian gần đây.

Bệnh nhân cúm gia tăng mạnh tại các cơ sở y tế

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, hiện nay Việt Nam lưu hành chủ yếu là cúm A (H3N2, H1N1) và cúm B. Đây là những chủng cúm đã có vaccine phòng bệnh hiệu quả.

Tại Bệnh viện Nhi trung ương, hàng trăm bệnh nhi mắc cúm đang phải điều trị, tăng nhiều so với cùng kỳ các năm trước. Nhiều trẻ bị viêm phổi, suy hô hấp, 45% trẻ mắc cúm A vào viện có hiện tượng co giật, 6% biểu hiện viêm não.

Tương tự, tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương ghi nhận số người đến khám do mắc cúm tăng. Hai tuần gần đây, gần 100 bệnh nhân tới đơn vị này thăm khám do xuất hiện triệu chứng cúm A. 

Hiện nay bệnh viện điều trị 252 trường hợp, chủ yếu là nhóm trẻ dưới 5 tuổi (chiếm 44,1%), tiếp theo là nhóm tuổi 18-49 (chiếm 40%).

Hầu hết bệnh nhân có triệu chứng nhẹ, điều trị ngoại trú. 71 trường hợp có chỉ định nhập viện là trẻ em, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, điều trị khỏi sau 3-4 ngày.

Bệnh viện Đa khoa Thanh Nhàn mỗi ngày tiếp nhận hơn 10 bệnh nhân với biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, có người nặng hơn bị viêm phổi, suy hô hấp.

Còn theo số liệu thống kê tại tại Trung tâm Xét nghiệm Medlatec từ ngày 1 đến ngày 18.7 có 4.887 trường hợp làm xét nghiệm cúm, trong đó số ca dương tính là 2.377 ca, gồm phát hiện 2.313 ca mắc cúm A (chiếm 97%) và 62 ca phát hiện mắc cúm B (chiếm 3%).

Có thể nhầm lẫn cúm với các bệnh khác

Thạc sĩ, bác sĩ nội trú Nguyễn Tiến Tùng- Chuyên khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho hay triệu chứng đặc trưng cúm là sốt cao đột ngột, rét run, đau đầu, đau mỏi mình mẩy, viêm họng, chảy nước mũi, nhưng có thể nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường và cúm. Vì vậy, xét nghiệm được xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán cúm.

Việc chẩn đoán chính xác cúm có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện sớm bệnh để làm giảm việc sử dụng kháng sinh không đúng và lựa chọn liệu pháp kháng virus.

Đồng thời, chẩn đoán kịp thời bệnh nhân được cách ly và điều trị, nên hạn chế biến chứng và khả năng lây lan ra cộng đồng, người xung quanh.

Để chẩn đoán cúm, có nhiều loại xét nghiệm với độ nhạy, độ đặc hiệu của các xét nghiệm chẩn đoán bệnh cúm. Độ nhạy và độ đặc hiệu có thể thay đổi tùy theo loại sinh phẩm và kỹ thuật thực hiện xét nghiệm.

Theo đó, xét nghiệm kháng nguyên nhanh phát hiện sự hiện diện của kháng nguyên virus trong mẫu (cho kết quả chính xác trong 4 ngày kể từ khi có triệu chứng), thời gian trả kết quả nhanh (15 phút), chi phí thấp, có thể phát hiện cả cúm A và cúm B, độ nhạy 70%.

Xét nghiệm RT-PCR, độ đặc hiệu cao (>95%), độ nhạy cao (>99%), có thể được sử dụng để đồng thời loại và phân loại virus.

Xét nghiệm nuôi cấy virus: Độ đặc hiệu cao (> 95%), cho phép mô tả đặc điểm của các loại virus mới, cho phép giám sát độ nhạy kháng virus và sự trôi dạt kháng nguyên.

Đồng thời, người bệnh được chỉ định làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để xem bạch cầu bình thường hoặc giảm nhẹ.

Ngoài ra, có những trường hợp chẩn đoán thể bệnh, người bệnh cần được khám lâm sàng, đo độ bão hòa Oxy (SpO2), chụp X-quang tim phổi và chụp CT phổi.

Sau khi được chẩn đoán chính xác căn nguyên, thể bệnh, người bệnh được tư vấn kê đơn điều trị sớm để tránh biến chứng.

Làm thế nào để phòng tránh bệnh cúm?

Người dân mọi độ tuổi, cả nam và nữ đều có thể mắc cúm, đặc biệt trong giai đoạn cúm bùng phát cùng bệnh sốt xuất huyết, COVID-19, vì vậy, để chủ động phòng bệnh trước nguy cơ “dịch chồng dịch”, người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

- Bảo đảm vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi;

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng bằng nước sạch; Vệ sinh mũi, họng hằng ngày bằng nước muối;

- Ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng;

- Tất cả mọi người > 6 tháng tuổi nên chủng cúm hằng năm (do các chủng virus cúm có thể thay đổi hằng năm), đặc biệt ưu tiên nhóm trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi, người >50 tuổi, có bệnh phổi mạn tính, bệnh tim mạn tính, bệnh thận, gan, rối loạn huyết học, chuyển hóa (gồm tiểu đường, người suy giảm miễn dịch), phụ nữ mang thai.

Hiện nay, có nhiều loại vaccine cúm mùa, trong đó vaccine tứ giá GCFLU Quadrivalent có thể sử dụng cho mọi lứa tuổi giúp phòng 4 chủng cúm mùa mới nhất theo khuyến cáo WHO hằng năm, có thể sử dụng trong tất cả các giai đoạn của thai kỳ, hiệu quả bảo vệ cao và an toàn cho cả mẹ bầu và em bé.

- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Phân biệt triệu chứng nhiễm BA.5, cúm A và sốt xuất huyết

Hà An |

Thời gian gần đây, ngoài COVID-19 biến thể BA.5, người dân cũng rất lo lắng vì dịch cúm A và sốt xuất huyết đang tăng mạnh. Triệu chứng nhiễm BA.5, cúm A và sốt xuất huyết khá giống nhau nên người dân cần phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn giữa các bệnh.

3 loại thực phẩm tốt tăng cường sức khỏe trong mùa dịch cúm A

Thanh Hương (T/H) |

Thời tiết thay đổi, mưa nắng thất thường khiến mùa dịch cúm bùng phát, đặc biệt là cúm A. Vì thế, một số loại thực phẩm dưới đây được gợi ý nhằm giúp tăng đề kháng sức khỏe để phòng tránh hoặc cho những người đang mắc cúm A.

Có thể ghi nhận đến 1 triệu ca cúm, năm nay chưa ghi nhận chủng độc lực cao

Thuỳ Linh |

Tại Hội trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2022 diễn ra chiều ngày 21.7, đại diện Bộ Y tế thông tin hiện có 4 dịch bệnh đang lưu hành tại Việt Nam là COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng và cúm. Trong đó, các ca cúm có xu hướng tăng nhanh tại miền Bắc thời gian gần đây.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Phân biệt triệu chứng nhiễm BA.5, cúm A và sốt xuất huyết

Hà An |

Thời gian gần đây, ngoài COVID-19 biến thể BA.5, người dân cũng rất lo lắng vì dịch cúm A và sốt xuất huyết đang tăng mạnh. Triệu chứng nhiễm BA.5, cúm A và sốt xuất huyết khá giống nhau nên người dân cần phân biệt rõ để tránh nhầm lẫn giữa các bệnh.

3 loại thực phẩm tốt tăng cường sức khỏe trong mùa dịch cúm A

Thanh Hương (T/H) |

Thời tiết thay đổi, mưa nắng thất thường khiến mùa dịch cúm bùng phát, đặc biệt là cúm A. Vì thế, một số loại thực phẩm dưới đây được gợi ý nhằm giúp tăng đề kháng sức khỏe để phòng tránh hoặc cho những người đang mắc cúm A.

Có thể ghi nhận đến 1 triệu ca cúm, năm nay chưa ghi nhận chủng độc lực cao

Thuỳ Linh |

Tại Hội trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2022 diễn ra chiều ngày 21.7, đại diện Bộ Y tế thông tin hiện có 4 dịch bệnh đang lưu hành tại Việt Nam là COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng và cúm. Trong đó, các ca cúm có xu hướng tăng nhanh tại miền Bắc thời gian gần đây.