Báo động nguy cơ bùng phát bệnh Whitmore “ăn” cánh mũi

ĐỨC VÂN |

Whitmore (hay còn gọi là bệnh melioidosis) là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do loài vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên.

Nếu như 5-10 năm trước đây tại trung tâm mới có 20 ca mắc whitmore, thì từ đầu năm đến nay, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận tới 20 ca mắc căn bệnh nguy hiểm này. Riêng tháng 8.2019, Trung tâm đã tiếp nhận 12 ca mắc whitmore, trong đó có 4 ca đã tử vong.

Xuất hiện vi khuẩn whitmore “ăn” cánh mũi

Theo PGS-TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai - tháng 8 vừa qua, lần đầu tiên Trung tâm tiếp nhận một bệnh nhân Bùi Thị H. (49 tuổi, ở tỉnh Bắc Kạn) mắc whitmore khá hy hữu, với trình trạng vi khuẩn whitmore ăn cánh mũi gây lở loét. Bệnh nhân trước đó bị chẩn đoán nhầm ở tuyến dưới là bị nhiễm trùng huyết do tụ cầu nhưng khi cấy máu và mủ ở vết thương tại Bệnh viện Bạch Mai, các bác sĩ phát hiện bệnh do vi khuẩn whitmore. “Khi đó chúng tôi phải thay đổi hoàn toàn phác đồ điều trị, nếu không bệnh nhân sẽ nguy hiểm tính mạng” - ông Cường nói.

Với bệnh nhân nữ này, trong giai đoạn bệnh tấn công, các bác sĩ điều trị bằng phác đồ đặc hiệu như dùng kháng sinh phối hợp và kháng sinh nặng. Sau khi tình trạng ổn định, bệnh nhân tiếp tục được điều trị kháng sinh kéo dài kết hợp với phương pháp điều trị của bác sĩ tai mũi họng như rửa vết thương và khám xem tổn thương ăn sâu vào xương hay không.

“Rất may bệnh nhân chỉ tổn thương da ở cánh mũi, chưa tổn thương xương. Sau hai tuần điều trị, vết thương đã hết mủ và đang ăn da non. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tiếp tục giai đoạn duy trì bằng thuốc và điều trị trung bình ít nhất ba tháng, được theo dõi chặt chẽ bởi bác sĩ chuyên khoa nếu không sẽ bị tái phát, khi đó tỉ lệ tử vong rất cao” - ông Cường nói.

Tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, nếu 6 tháng đầu năm chỉ ghi nhận bốn ca, thì riêng tháng 7-8 năm nay có 16 ca nhập viện điều trị, trong đó 12 ca rơi vào tháng 8 với bệnh cảnh nặng nề. Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, bác sĩ Đỗ Duy Cường, cho biết: mùa mưa là thời điểm thuận lợi để vi khuẩn whitmore phát triển. So với các năm, năm 2019 là năm xuất hiện whitmore nhiều, bệnh cảnh lâm sàng đa dạng. Whitmore tiến triển nhanh và có thể gây tử vong nhanh với tỉ lệ tử vong cao nếu bệnh nhân không được chẩn đoán đúng và điều trị kháng sinh phù hợp.

“Vì đây là bệnh nhiễm trùng nặng, gây tổn thương nhiều cơ quan. Nhiều bệnh nhân tổn thương ngoài da, tổn thương phổi, thận, áp xe lách, gan trên nền bệnh nhân mắc tiểu đường hay phổi mãn tính, tim, thận mãn tính… dẫn tới điều kiện dễ dàng cho whitmore phát triển, làm suy đa tạng và sốc tử vong rất cao” - ông Cường cho hay.

Gần đây, ca bệnh ngoài whitmore còn bị nhiễm trùng bệnh viện trong quá trình thở máy khiến bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn, tử vong cách đây vài ngày.

Bác sĩ khám cho bệnh nhân. Ảnh: B. NGỌC
Bác sĩ khám cho bệnh nhân. Ảnh: B. NGỌC

Whitmore là bệnh không có vaccine và không phương pháp phòng bệnh đặc hiệu

Trong tháng 8 vừa qua, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới ghi nhận 4 ca tử vong do whitmore vì những bệnh nhân này đã bị vi khuẩn làm tổn thương nhiều cơ quan, dẫn tới sốc nặng. Theo ông Cường, tại Trung tâm, có bệnh nhân điều trị sang tuần thứ hai vẫn có khả năng bị sốc, suy đa tạng, tổn thương gan, thận, suy hô hấp, trụy tim mạch. Các bác sĩ đã dùng kháng sinh nặng và kết hợp hội chẩn nhiều chuyên khoa nhưng những ca này tổn thương gan và suy hô hấp nặng, không thể qua khỏi.

Theo các bác sĩ, Whitmore là bệnh không có vaccine và không phương pháp phòng bệnh đặc hiệu. Đây là bệnh do vi khuẩn lây qua da, niêm mạc… do đó những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để.

Đặc biệt, với tình trạng người bị tiểu đường gia tăng, khi xuất hiện sốt hoặc nhiễm trùng nên nghĩ đến whitmore. Đáng lo ngại hơn, nhiều bệnh nhân tuyến dưới chuyển lên nhầm vì họ không chẩn đoán được con vi khuẩn whitmore. Chúng tôi cảnh báo và đưa ra khuyến cáo ở tuyến cơ sở là trên bệnh nhân có biểu hiện sốt nhiễm trùng nhưng áp xe nhiều nơi, người bị gan, thận, tiểu đường… phải nghĩ đến whitmore để điều trị đúng cách, hạn chế tử vong.

Theo ông Cường, nhiều bệnh nhân tiếp nhận từ tuyến dưới bị chẩn đoán nhầm là bệnh nhiễm trùng huyết do tụ cầu, vì thế, đối với những tổn thương mà khi cấy máu không phát hiện ra vi khuẩn tụ cầu, trên cơ địa đặc biệt, các bác sĩ phải nghĩ đến whitmore. Các bác sĩ cũng thường chẩn đoán nhầm bệnh whitmore sang lao toàn thể, lao phổi... Sau khi điều trị xuất viện, bệnh nhân vẫn phải tiếp tục điều trị duy trì và được theo dõi bởi các bác sĩ có chuyên môn, nếu để tái phát trở lại, nặng lên sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong rất cao.

ĐỨC VÂN
TIN LIÊN QUAN

Xuất hiện bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore "ăn" cánh mũi đáng sợ

T.Linh |

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết tháng 8 vừa qua, lần đầu tiên Trung tâm tiếp nhận một một bệnh nhân nữ mắc whitmore khá hy hữu, với trình trạng vi khuẩn whitmore ăn cánh mũi.

Giải pháp mới để tìm ra vi khuẩn kháng kháng sinh

THÙY LINH |

Việt Nam là một trong các nước trong những năm gần đây đã chứng kiến mối đe dọa ngày càng lớn của tình trạng kháng kháng sinh do việc sử dụng không hợp lý ở tất cả các cấp của hệ thống chăm sóc y tế, trong nuôi thủy sản và chăn nuôi và trong công chúng.

Vi khuẩn đã kháng lại "vũ khí cuối cùng để điều trị"

H.Giang |

Tại Việt Nam, tình trạng kháng kháng sinh đang tăng cao và đã có trường hợp mắc vi khuẩn đa kháng, kháng mở rộng, toàn kháng.

Điều gì khiến lăng mộ Nefetari được mệnh danh là ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập

Yến Nhi |

Được mệnh danh là "ngôi mộ đẹp nhất Ai Cập", lăng mộ cổ của nữ hoàng Nefetari không chỉ có kiến trúc xa hoa mà còn chứa đựng một câu chuyện hấp dẫn.

Tiền vệ Hùng Dũng: Tôi buồn vì không thể tặng quà thầy Park Hang-seo

AN NGUYÊN |

Tiền vệ Hùng Dũng và các đồng đội tuyển Việt Nam bày tỏ sự tiếc nuối khi không thể mang về món quà ý ở giải đấu cuối cùng của huấn luyện viên Park Hang-seo.

Bắt tạm giam 2 nữ phó giám đốc Bệnh viện TP Thủ Đức

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện TP Thủ Đức (TPHCM), Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt tạm giam 2 phó giám đốc đơn vị này.

Bến xe lớn nhất nước đông nghẹt người về quê đón Tết

MINH QUÂN |

TPHCM - Chiều 16.1, hàng nghìn người đổ về bến xe Miền Đông mới để về quê đón Tết. Do lượng khách tăng đột biến nên bến xe Miền Đông mới không đủ ghế cho khách ngồi chờ, nhiều người phải ngồi dưới sàn nhà.

Tết Hà Nội với hương vị ô mai gừng thân quen

Vân Hoa |

Dịp Tết đến, người người đổ về Hàng Đường, con phố nổi tiếng về mứt, ô mai. Trong đó, ô mai gừng là món được mua nhiều hơn cả, bởi vị cay nồng, ấm đượm rất hợp với tiết xuân.

Xuất hiện bệnh nhân mắc vi khuẩn whitmore "ăn" cánh mũi đáng sợ

T.Linh |

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết tháng 8 vừa qua, lần đầu tiên Trung tâm tiếp nhận một một bệnh nhân nữ mắc whitmore khá hy hữu, với trình trạng vi khuẩn whitmore ăn cánh mũi.

Giải pháp mới để tìm ra vi khuẩn kháng kháng sinh

THÙY LINH |

Việt Nam là một trong các nước trong những năm gần đây đã chứng kiến mối đe dọa ngày càng lớn của tình trạng kháng kháng sinh do việc sử dụng không hợp lý ở tất cả các cấp của hệ thống chăm sóc y tế, trong nuôi thủy sản và chăn nuôi và trong công chúng.

Vi khuẩn đã kháng lại "vũ khí cuối cùng để điều trị"

H.Giang |

Tại Việt Nam, tình trạng kháng kháng sinh đang tăng cao và đã có trường hợp mắc vi khuẩn đa kháng, kháng mở rộng, toàn kháng.