Băn khoăn về "tình huống cấp bách" trong mua sắm y tế

Thùy Linh |

Nếu không có hướng dẫn thế nào là tình huống cấp bách thì kể cả thông suốt tất cả các nội dung, việc mua sắm đầu thầu trang thiết bị y tế cũng không đơn giản, có thể kéo dài từ 3-6 tháng, thậm chí lâu hơn.

Cấp cứu bệnh nhân đã được coi là cấp bách chưa?

Sáng 10.3.2023, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Hướng dẫn triển khai Nghị định số 07/2023/ND-CP ngày 3.3.2023 và Nghị quyết số 30/NQ-CP tới các Sở y tế, bệnh viện cơ sở y tế và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trang thiết bị y tế.

Bác sĩ Nguyễn Trọng Diện, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh cho biết: Nghị quyết 30/2023/NQ-CP và Nghị định 07/2023/NĐ-CP đã gỡ khó cho các cơ sở y tế trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên, theo ông Diện, theo Điều 47, Nghị định 07/2023/NĐ-CP, Bộ Y tế cần có văn bản hướng dẫn cụ thể trong tình huống nào là tình huống cấp bách.

Thí dụ như việc thiếu thuốc, vật tư, sinh phẩm y tế… liên quan đến hoạt động cấp cứu bệnh nhân đã được coi là cấp bách chưa? Bởi trong tình huống này thực hiện chỉ định thầu, đấu thầu rút gọn. Nếu không có hướng dẫn này, kể cả thông suốt tất cả các nội dung thì việc mua sắm đầu thầu không đơn giản, có thể kéo dài từ 3-6 tháng, thậm chí lâu hơn.

Với những vật tư, sinh phẩm dùng nhiều, thường quy nên thực hiện như thuốc biệt dược đàm phán giá, nếu đàm phán giá tập trung quốc gia, thì các địa phương dựa vào đó mua kịp thời mà không phải thông qua đấu thầu. Việc công khai giá toàn quốc sẽ rất thuận lợi cho quá trình mua sắm kịp thời bảo đảm công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân tốt hơn.

Cần luật hóa các giải pháp tạm thời

Theo đại diện cho Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, ngay từ đầu tuần, Sở Y tế thành phố đã họp với các đơn vị y tế trên địa bàn, thì hầu như các Giám đốc bệnh viện cho biết Nghị quyết 30 và Nghị định 07 giải quyết 80-90% công tác mua sắm vật tư y tế.

“Nghị quyết 30 giải quyết thanh quyết toán chi phí bảo hiểm y tế với các thiết bị máy móc do nhà thầu cung cấp. Tuy nhiên, chúng tôi đề nghị cần đưa nội dung này vào Luật Đấu thầu sửa đổi thời gian tới.

Hai năm qua, trong đợt dịch COVID-19, thành phố được viện trợ nhiều trang thiết bị y tế và những thiết bị này đã được phân về các đơn vị có nhu cầu sau đại dịch, nhưng khi sử dụng cho khám chữa bệnh, việc thanh toán bảo hiểm y tế rất khó khăn”, đại diện Sở Y tế TP Hồ Chí Minh nói.

Riêng về Nghị định 07/2023/NĐ-CP cũng giải quyết nhiều vướng mắc của doanh nghiệp liên quan kê khai giá, gia hạn giấy phép nhập khẩu, giấy đăng ký lưu hành. Tuy nhiên, đơn vị bày tỏ đây chỉ là giải pháp tạm thời.

“Sở Y tế TP Hồ Chí Minh quan tâm đến tình hình thiếu thuốc vật tư y tế trên địa bàn nên đã thành lập những nhóm báo cáo khẩn theo từng tuần. Sở Y tế sẽ có sơ kết sau 1 tháng triển khai Nghị định và Nghị quyết của Chính phủ đánh giá tình hình vướng mắc trong triển khai thực tiễn”, vị này nói.

Đồng quan điểm này, Phó Giám đốc phụ trách công tác dược, Sở Y tế Thanh Hóa, mặc dù Nghị định 07/2023/NĐ-CP và Nghị quyết 30/2023/NQ-CP giải quyết trước mắt tình hình mua sắm cho các đơn vị dễ dàng hơn nhưng địa phương đề nghị Bộ Y tế có cơ chế để việc mua sắm đấu thầu này thực hiện lâu dài hơn.

“Các sinh phẩm và hóa chất, vật tư theo máy độc quyền nên giao cho việc đàm phán giá, vì nếu đấu thầu sẽ gây khó khăn cho các cơ sở y tế. Khi tiến hành đấu thầu cũng gặp vướng mắc khi có nhiều doanh nghiệp đầu tuần đăng tải giá, cuối tuần lại không còn thấy đăng tải, thậm chí nhiều doanh nghiệp bí mật về giá”, đại diện Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cho hay.

Theo Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên, Nghị quyết 30/2023/NQ-CP giải quyết được tình trạng khẩn cấp thiếu thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư hiện nay. Tuy nhiên, về lâu dài, cần phải có giải pháp căn cơ, đó là nhanh chóng hoàn thiện thể chế bằng văn bản, xây dựng thông tư hướng dẫn thực hiện.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Sau Nghị quyết 30, ngành y tế Đà Nẵng đưa nhiều thiết bị cho, tặng vào hoạt động

THÙY TRANG |

Nghị quyết 30 của Chính phủ về việc đảm bảo thuốc, trang thiết bị y tế không chỉ tháo gỡ khó khăn cho công tác đấu thầu, mua sắm mà giờ đây, những máy móc từng được các đơn vị cho tặng tại các bệnh viện đã có thể hoạt động, khi đủ thủ tục xác lập tài sản công.

Sau Nghị quyết 30, các bệnh viện bắt tay ngay vào việc mua sắm, sửa chữa

thùy linh |

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 30/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế mua sắm trang thiết bị y tế, nhiều bệnh viện bắt tay ngay vào việc triển khai đấu thầu, mua sắm hóa chất, trang thiết bị y tế.


Nghị quyết 30 có thể giải quyết vấn đề "dao mổ rạch 3 lần mới đứt"

Thùy Linh |

Nếu đấu thầu theo giá như trước đây, các cơ sở y tế có thể mua được sản phẩm giá rẻ nhưng chất lượng lại kém, dẫn đến khó khăn trong công tác chuyên môn, điều trị cho bệnh nhân của các y bác sĩ. Câu chuyện "dao mổ rạch 3 lần mới đứt" khiến dư luận xôn xao như thời gian qua là một ví dụ điển hình.

Biến cố ngành y: Thiếu thuốc, vật tư y tế

Nhóm PV |

Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng – Nguyên Trưởng khoa Nhiễm khuẩn – BV Bạch Mai, việc thiếu thuốc, vật tư y tế là cuộc khủng hoảng không đáng có trong thời bình. Dù đã có những cảnh bảo từ tháng 6.2022 nhưng ngành y không có ngay các giải pháp tháo gỡ. Gần 9 tháng sau, Nghị quyết 30 của Chính phủ ban hành mới bắt đầu tạo ra những hi vọng gỡ các nút thắt. Tuy nhiên, để gỡ dứt điểm, Bộ Y tế cần phải có những thông tư, hướng dẫn chi tiết dành cho các bệnh viện.

Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh Quảng Trị

HƯNG THƠ |

Ông Nguyễn Đình Cương – Giám đốc Trung tâm Pháp y tỉnh Quảng Trị đã bị Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao khởi tố, bắt tạm giam.

Bóc ngắn cắn dài và bài học đau xót từ SVB

HƯƠNG NGUYỄN |

“Điểm chết” dẫn tới sự sụp đổ gây sốc của SVB là ngân hàng này quá mạo hiểm khi huy động ngắn hạn và cho vay trung - dài hạn. SVB có thể không liên quan trực tiếp đến ngân hàng Việt Nam nhưng những bài học về quản trị rủi ro trong ngân hàng là điều đáng lưu ý.

Ngân hàng Silicon Valley phá sản không ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam

Đức Mạnh |

Silicon Valley Bank (SVB) - ngân hàng lớn thứ 16 tại Mỹ - trở thành nhà băng đầu tiên phá sản sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009. Việc SVB sụp đổ đã khiến các thị trường tài chính rối loạn và dấy lên câu hỏi liệu sự kiện này có làm suy yếu hệ thống ngân hàng và châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng mới? Quan trọng hơn cả là Việt Nam sẽ chịu tác động như thế nào?

Thêm một ngân hàng tại Mỹ phá sản, toàn bộ tiền gửi được bảo vệ

Đức Mạnh |

Sau sự kiện tại ngân hàng Silicon Valley chỉ vài ngày, Ngân hàng Signature có trụ sở tại New York đã tiếp tục tuyên bố phá sản.

Sau Nghị quyết 30, ngành y tế Đà Nẵng đưa nhiều thiết bị cho, tặng vào hoạt động

THÙY TRANG |

Nghị quyết 30 của Chính phủ về việc đảm bảo thuốc, trang thiết bị y tế không chỉ tháo gỡ khó khăn cho công tác đấu thầu, mua sắm mà giờ đây, những máy móc từng được các đơn vị cho tặng tại các bệnh viện đã có thể hoạt động, khi đủ thủ tục xác lập tài sản công.

Sau Nghị quyết 30, các bệnh viện bắt tay ngay vào việc mua sắm, sửa chữa

thùy linh |

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 30/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế mua sắm trang thiết bị y tế, nhiều bệnh viện bắt tay ngay vào việc triển khai đấu thầu, mua sắm hóa chất, trang thiết bị y tế.


Nghị quyết 30 có thể giải quyết vấn đề "dao mổ rạch 3 lần mới đứt"

Thùy Linh |

Nếu đấu thầu theo giá như trước đây, các cơ sở y tế có thể mua được sản phẩm giá rẻ nhưng chất lượng lại kém, dẫn đến khó khăn trong công tác chuyên môn, điều trị cho bệnh nhân của các y bác sĩ. Câu chuyện "dao mổ rạch 3 lần mới đứt" khiến dư luận xôn xao như thời gian qua là một ví dụ điển hình.