Bài học cho ngành y nhìn từ việc Bệnh viện Bạch Mai thành ổ dịch COVID-19

Đặng Chung |

Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở y tế lớn, mỗi ngày có hàng vạn người vào ra. Vì vậy, khi có nhiều nhân viên y tế, nhân viên tạp vụ và bệnh nhân tại đây nhiễm SARS-CoV-2, cơ quan chức năng đã xác định đây là một "ổ dịch” và đang tập trung mọi nguồn lực để hạn chế lây lan.

Cũng từ câu chuyện của Bạch Mai đặt ra vấn đề làm thế nào để đảm bảo an toàn tại các cơ sở y tế, trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

Chia sẻ về vấn đề này, GS-AHLĐ Nguyễn Anh Trí - Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - cho biết:

- Sự việc Bệnh viện Bạch Mai trở thành một ổ dịch, cho chúng ta nhiều bài học trong công tác chống dịch COVID-19. Chúng ta có thể thấy COVID-19 đã đánh vào khâu yếu nhất mà lâu nay chúng ta chủ quan, cứ nghĩ là tốt nhất. Như ý kiến của GS Nguyễn Quang Tuấn – Giám đốc bệnh viện là “rất bất ngờ!”.

Về đối tượng lây lan dịch bệnh: Cũng là một bài học rất đáng nhớ. Tôi trích dẫn nhận định của PGS.TS Trần Đắc Phu (nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng): “Sau khi điều tra dịch tễ học tại Bạch Mai đã phát hiện một trong những nguồn lây là từ nhân viên của các công ty cung cấp dịch vụ ăn uống, hậu cần trong bệnh viện; và nhóm thứ hai là nguồn lây đến từ những người chăm sóc bệnh nhân chuyên nghiệp”.

Phải thừa nhận, cả hai nhóm này lâu nay chúng ta đã không chú ý nhiều, đôi khi còn coi họ như là “nhân viên” của bệnh viện. Trong khi những người thực hiện dịch vụ này có thể đi từ phòng bệnh này đến phòng bệnh khác, giao dịch nhiều bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, người đến học, đến thăm… Họ có thể đi từ bệnh viện này đến bệnh viện khác để làm dịch vụ. Bởi vậy nguy cơ lây lan dịch bệnh là rất lớn.

"Khoanh ổ dịch", tăng cường khám chữa bệnh online

PV: Theo giáo sư, chúng ta cần giải pháp gì để đảm bảo an toàn và làm tốt công tác khám chữa bệnh tại bệnh viện Bạch Mai cũng như tại các cơ sở y tế trong tình hình dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp?

- Trước hết, tôi xin được đánh giá rất cao và đồng tình với sự chỉ đạo và hành động của Chính phủ, Bộ Y tế, của Thành phố Hà Nội và của chính Bệnh viện Bạch Mai trong sự nỗ lực dập dịch trong thời gian vừa qua.

Nếu được, tôi xin nhấn mạnh một số giải pháp như sau:

Phải thực hiện việc cách ly các đối tượng trong Bệnh viện Bạch Mai một cách nghiêm túc, hợp lý và hiệu quả theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Cần chú ý cả các nhóm đối tượng phục vụ, làm dịch vụ, hậu cần.

Phải dựa trên sự tự giác khai báo và kể cả qua việc điều tra nghiêm túc tất cả các đối tượng có liên quan với Bệnh viện Bạch Mai trong khoảng thời gian trước và trong khi xảy ra sự cố dịch này để thực hiện một sự cách ly, giản cách xã hội thật đúng và thật hợp lý.

Tập trung giải quyết ngay một ổ dịch rất quan trọng đó là Cty Trường Sinh với tất cả những nguyên tắc khoa học, nghiêm túc, quyết liệt và triệt để. Lưu ý: Đây là một Cty có trụ sở chính ở Hà Nội với rất nhiều loại hình hoạt động, nên rất dễ phát tán dịch nhanh, mạnh, khó kiểm soát. Chúng ta hành động chậm thì hậu quả sẽ rất nặng nề.

Tiếp theo là tổ chức thật tốt hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai trong hoàn cảnh “vừa cách ly vừa phải làm chuyên môn”.

Dù cách ly, nhưng nhân viên y tế ở đây vẫn phải làm việc, vì nhiều bệnh nhân – đặc biệt là bệnh nhân nặng vẫn còn đang nằm điều trị tại đây. Họ bị cách ly, nhưng phần lớn vẫn phải tiếp tục với công việc, phải bảo hộ thật kỹ, phải dốc toàn tâm, toàn sức để cứu chữa bệnh nhân. Bởi vậy, hơn lúc nào hết, đội ngũ nhân viên, cán bộ y tế ở Bệnh Viện Bạch Mai rất cần sự động viên, chia sẻ.

Giải pháp tiếp theo, tôi cho rằng cần sớm tổ chức lại khâu khám chữa bệnh một cách hợp lý hơn, phù hợp hơn và hiệu quả hơn ở Bệnh viện Bạch Mai. Cần có biện pháp hỗ trợ cho những bệnh nhân ngoại trú hoặc bệnh mãn tính lâu nay được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, trong thời gian cách ly không đến được bệnh viện thì vẫn tiếp tục được theo dõi, được điều trị. Để làm tốt việc này thì nên phát huy khám chữa bệnh online.

Nhằm hỗ trợ Bệnh viện Bạch Mai lúc này, Bộ  Y tế cũng cần kêu gọi và tạo điều kiện để phát huy vai trò, năng lực khám chữa bệnh của các đơn vị công lập và tư nhân khác để công tác khám chữa bệnh phục vụ nhân dân không bị gián đoạn. Rất nên thúc đẩy thực hiện việc lấy mẫu bệnh phẩm tại nhà, để người dân không phải xếp hàng, hạn chế đến bệnh viện trong thời điểm này.

Khó, nhưng vẫn phải làm!

PV: Giáo sư vừa nhắc tới việc cần tăng cường thực hiện khám chữa bệnh bằng hình thức online. Để thực hiện được việc này ở Việt Nam, theo GS các bệnh viện cần chuẩn bị những điều kiện gì?

- Khám chữa bệnh online hiện nay là vấn đề không mới. Trên thế giới đã áp dụng nhiều rồi. Ở Việt Nam chúng ta cũng đã làm, nhưng chưa tốt, chưa thành công.

Dịch bệnh COVID-19 mang đến những thách thức, nhưng đây cũng là cơ hội để thúc đẩy thực hiện công tác khám-chữa bệnh online ở Việt Nam.

Quan điểm của tôi, cần bắt tay làm ngay. Mặc dù kết quả chắc chắn là chưa thật tốt, hiệu quả chưa thật cao. Bởi lúc này cả ngành y tế, cả bệnh nhân đều chưa chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất để thực hiện việc này, như các quy trình từ tiếp nhận thông tin, xử lý, trả lời, kiểm tra, giám sát; và cả văn hóa, thói quen khi thực hiện khám-chữa bệnh online nhiều bệnh viện và bệnh nhân hiện còn chưa có, nếu có cũng chưa hoàn hảo.

Biết thế, nhưng vẫn phải làm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để tiếp tục cải thiện cho đến khi tốt, thành công.

Để thành công bền vững, theo tôi, Cục Công nghệ Thông tin của Bộ Y tế cần tổ chức một đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành hoạt động khám chữa bệnh trực tuyến của các bệnh viện bài bản và chuyên nghiệp. Cần soạn các quy trình công nghệ, phác đồ để thực hiện thống nhất trên cả nước, hướng dẫn, đào tạo để các bệnh viện cùng thực hiện. Các bệnh viện tích cực tham gia để có thể thực hiện cho bệnh nhân đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến.

-  Cảm ơn Giáo sư Nguyễn Anh Trí đã chia sẻ!

Đặng Chung
TIN LIÊN QUAN

Hà Nội dành 1 khách sạn cho việc cách ly y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai

Nguyễn Hà |

Thường trực Thành uỷ cùng với lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội quyết định, sẽ hỗ trợ tối đa mọi yêu cầu mà Bệnh viện Bạch Mai đề xuất. Trong đó, có việc tổ chức cách ly tập trung cho cán bộ, nhân viên, y bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai tại một khách sạn trên địa bàn Thủ đô.

Nguồn lây COVID-19 chính vào bệnh viện Bạch Mai là từ công ty Trường Sinh

Thùy Linh |

Kết quả bước đầu cho thấy, dịch bệnh này lây chủ yếu từ người lao động của Công ty Trường Sinh (cung cấp thực phẩm, dịch vụ hậu cần cho bệnh viện) chứ không phải lây lan từ nhân viên y tế, nên có thể gọi đây là ổ dịch Trường Sinh.

Chi tiết 22 ca mắc COVID-19 của Công ty Trường Sinh tại Bệnh viện Bạch Mai

Văn Thắng |

Từ kết quả xét nghiệm, cho đến chiều 30.3, các chuyên gia y tế bước đầu xác định 22 nhân viên của Công ty Trường Sinh là nguồn lây nhiễm chính COVID-19 tại Bệnh viện Bạch Mai.

VPF lên tiếng về tranh cãi quảng bá tài trợ của Hoàng Anh Gia Lai

AN NGUYÊN |

Ông Nguyễn Minh Ngọc - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) đã có những chia sẻ xoay quanh tranh cãi về việc quảng bá cho tài nhà trợ của câu lạc bộ Hoàng Anh Gia Lai tại V.League 2023.

Ngư dân Quảng Nam đón giao thừa trên biển: Nhớ nhà, nhớ con lắm chứ

Nguyễn Linh |

Những ngày cận tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các ngư dân Quảng Nam hối hả chuyển lương thực, nước uống xuống tàu để chuẩn bị một chuyến vươn khơi xuyên Tết.

Kỳ vọng về những thay đổi trong chính sách bán lẻ xăng dầu

Anh Tuấn |

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, dự báo 2023 sẽ là năm tiếp tục khó khăn với thị trường xăng dầu nên chúng ta cần có giải pháp ứng phó mang tính dài hạn và bền vững để tránh những cú sốc cho nền kinh tế. Trong đó, mấu chốt là cần phải thay đổi những chính sách bán lẻ xăng dầu.

Đề xuất sửa đổi một số thông tin trên thẻ căn cước công dân gắn chip

Việt Dũng |

Trong dự thảo Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Bộ Công an đã đề xuất thay đổi một số thông tin trên mặt trước và mặt sau của thẻ căn cước.

Dàn sao Việt trải lòng trước thềm năm mới Quý Mão 2023

DI PY |

Chỉ còn một ngày nữa là bước sang năm Quý Mão 2023. Trong không khí rộn ràng của những ngày Tết đến Xuân về, dàn sao Việt đã tạm gác lại những công việc bận rộn để về với tổ ấm gia đình và có những trải lòng về một năm qua.

Hà Nội dành 1 khách sạn cho việc cách ly y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai

Nguyễn Hà |

Thường trực Thành uỷ cùng với lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội quyết định, sẽ hỗ trợ tối đa mọi yêu cầu mà Bệnh viện Bạch Mai đề xuất. Trong đó, có việc tổ chức cách ly tập trung cho cán bộ, nhân viên, y bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai tại một khách sạn trên địa bàn Thủ đô.

Nguồn lây COVID-19 chính vào bệnh viện Bạch Mai là từ công ty Trường Sinh

Thùy Linh |

Kết quả bước đầu cho thấy, dịch bệnh này lây chủ yếu từ người lao động của Công ty Trường Sinh (cung cấp thực phẩm, dịch vụ hậu cần cho bệnh viện) chứ không phải lây lan từ nhân viên y tế, nên có thể gọi đây là ổ dịch Trường Sinh.

Chi tiết 22 ca mắc COVID-19 của Công ty Trường Sinh tại Bệnh viện Bạch Mai

Văn Thắng |

Từ kết quả xét nghiệm, cho đến chiều 30.3, các chuyên gia y tế bước đầu xác định 22 nhân viên của Công ty Trường Sinh là nguồn lây nhiễm chính COVID-19 tại Bệnh viện Bạch Mai.