Bác sĩ "dành cả thanh xuân" để học hành, nhưng lương vẫn thấp, vì sao?

Thùy Linh |

Theo các chuyên gia, bác sĩ ồ ạt nghỉ việc, chuyển việc, đặc biệt là sau dịch COVID-19 là điều có thể dự đoán từ trước. Nếu những kiến nghị về chế độ cho y bác sĩ chưa được xem xét giải quyết, thì làn sóng này sẽ vẫn còn tiếp diễn.

Không công bằng với ngành y

Trao đổi với phóng viên Lao Động, PGS.TS Vũ Xuân Phú- Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương - cho hay: Rất nhiều chuyên gia, nhiều bác sĩ đã nói về những điều bất hợp lý. Thế nhưng, lên tiếng cũng chỉ để đấy, "kêu gào" cũng không ai hay, lương bác sĩ vẫn là bài toán khó chưa có lời giải. Bác sĩ ồ ạt nghỉ việc, chuyển việc, đặc biệt là sau dịch COVID-19 là điều có thể dự đoán từ trước.

"4 năm trước tôi đã lên tiếng về vấn đề này, thế nhưng, đến giờ mọi thứ vẫn y nguyên, chẳng thay đổi gì"- PGS Vũ Xuân Phú buồn bã nói.

Theo PGS Phú, đối với nhiều ngành đào tạo khác, sau 4 năm học, tốt nghiệp ra trường, sinh viên có thể đi làm luôn là việc bình thường. Tuy nhiên, với sinh viên trường Y sau khi học tập 6 năm và tốt nghiệp ra trường, đó mới tạm gọi là “xóa mù” trong ngành Y. Theo quy định, bác sĩ sau khi ra trường phải thực hành liên tục tại các cơ sở khám chữa bệnh thêm 18 tháng mới được cấp chứng chỉ hành nghề y. Như vậy, với các bác sĩ thì sự đầu tư học hành là rất nhiều.

"Không phải là văn hoa, tâng bốc, nếu như nói là "bác sĩ phải dành cả tuổi thanh xuân để học hành". Trong khi đó, thời gian trôi đi, đồng nghĩa với việc họ mất đi nhiều cơ hội của cuộc đời, và trong khi sinh viên các trường khác có thể thành đạt, kiếm được nhiều tiền nuôi sống bản thân và gia đình, thì mọi thứ đối với bác sĩ mới bắt đầu...

Thông thường một bác sĩ tốt nghiệp trường Y mất 6 năm, học tiếp bác sĩ nội trú (3 năm), để có chứng chỉ hành nghề tổng cộng mất khoảng 10 năm. Còn với các bác sĩ sau tốt nghiệp không học hệ nội trú, thì họ phải học các lớp chuyên khoa định hướng, sau đó học bằng cấp chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, hoặc thạc sĩ, tiến sĩ thì cũng mất 10- 12 năm mới đủ kinh nghiệm và kiến thức tự tin hành nghề...”, bác sĩ Phú nhấn mạnh.

Thế nhưng, điều nghịch lý là: lương, chế độ của các bác sĩ vẫn chưa được thỏa đáng, chưa tương xứng với sự đầu tư học hành, thời gian dài bỏ ra để trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm và cả năng lực của họ.

Theo PGS Vũ Xuân Phú, chương trình đào tạo ngành Y được xây dựng dựa trên chuẩn năng lực, tích hợp tối đa các môn học; các chuẩn năng lực của mỗi học phần sẽ gắn kết thực sự với chuẩn đầu ra của cả chương trình. Ngoài ra, việc tích hợp còn thể hiện trong mỗi bài giảng, gắn kết kiến thức cơ sở với lâm sàng,… So với cử nhân đại học ở các ngành khác, thì bác sĩ sẽ phải học thêm 2 năm nữa.

"Vậy nên hệ số lương khởi điểm tốt nghiệp ra trường khi đi làm giống nhau là điều không công bằng với ngành Y”- PGS Phú nhấn mạnh.

Bác sĩ đang khám cho một bệnh nhi. Ảnh: Thanh Xuân
Bác sĩ đang khám cho một bệnh nhi. Ảnh minh họa: Thanh Xuân

Kiến nghị nhiều năm, nhiều lần nhưng chưa được giải quyết

Về vấn đề này, cuối tháng 5.2022, Công đoàn Y tế Việt Nam tập hợp các kiến nghị của cán bộ, công nhân viên chức trong ngành để gửi tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Trong đó, có kiến nghị chính sách viện phí được tính đúng, tính đủ chi phí để đảm bảo duy trì sự hoạt động của các bệnh viện, trong đó có chi phí đảm bảo an toàn cho cán bộ Y tế.

Theo đó, ngành y là một ngành đặc biệt theo Nghị quyết 46/NQ-BCT của Bộ Chính trị, nhân lực y tế phải đáp ứng yêu cầu chuyên môn và y đức, có cơ chế đào tạo đặc thù. Riêng đối với bác sĩ, thời gian đào tạo kéo dài 6 năm so với các ngành khác thời gian đào tạo chỉ là 4 năm. Tuy nhiên, phải mất thêm 18 tháng thực hành mới được hưởng lương bậc 1. Đề nghị chế độ chính sách tiền lương khởi điểm riêng với bác sĩ ngành y được áp dụng mức khởi điểm tương được bậc 2 là 2,67.

Về chính sách thâm niên nghề: So sánh với ngành Giáo dục, lao động trong ngành y có phần vất vả, độc hại hơn nhiều nhưng họ không được hưởng chế độ thâm niên nghề như hiện nay ngành Giáo dục được hưởng. Đề nghị Đảng, Chính phủ quan tâm đến chế độ được hưởng chế độ thâm niên nghề y như đối với ngành Giáo dục.

Về phụ cấp ưu đãi nghề: Theo Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 4.7.2011 của Chính phủ, cán bộ y tế được hưởng mức độ từ 20% tới 70% chế độ phụ cấp ưu đãi nghề. Rất nhiều đối tượng lao động làm việc trong điều kiện môi trường độc hại bệnh viện vẫn phải tiếp xúc với người bệnh, mầm bệnh nhưng lại không được hưởng phụ cấp này. Đề nghị Đảng, Chính phủ quan tâm nâng phụ cấp ưu đãi nghề lên 100% và mở rộng một số đối tượng người lao động trong ngành Y tế cùng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề...

Bà Phạm Thanh Bình- Chủ tịch Công đoàn Ngành Y tế nói với báo Lao Động: "Kiến nghị nâng lương khởi điểm cho ngành y tế không phải là vấn đề mới. Chúng tôi đã kiến nghị rất nhiều năm, rất nhiều lần. Chính sách này là động viên lớn nhất đối với lực lượng đầu vào của ngành y tế, cần sớm được giải quyết. Bác sĩ đi học 6 năm ra trường, phải học ít nhất thêm 18 tháng nữa mới được hưởng lương hệ số 2,3 bằng lương những người học 4 năm.

Ngoài ra, chúng tôi kiến nghị chế độ thâm niên nghề. Cũng 2 người thầy, nhưng thầy giáo thì được hưởng nhưng thầy thuốc, với đặc thù nhiều độc hại, rủi ro, mắc bệnh nghề nghiệp... nhưng lại không được hưởng chế độ thâm niên nghề.

Rồi chế độ thu hút đối với nghề đặc thù trong ngành y như lao, phong, tâm thần, giải phẫu bệnh, hồi sức cấp cứu... cũng cần được giải quyết. Nếu không thì trong thời gian tới, sẽ thiếu nhân lực nghiêm trọng, đặc biệt trong các lĩnh vực này".

PGS.TS Vũ Xuân Phú- Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương thì cho rằng cần cải thiện, hoàn thiện cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy của hệ thống Y tế. Đồng thời, xây dựng hệ thống, hành lang pháp lý an toàn bởi các quy trình, quy định phù hợp thực tế và quy định của pháp luật.

Theo ông, các cơ quan chức năng cần sớm tham mưu Chính phủ ban hành cơ cơ chế, chính sách về vấn đề tự chủ tài chính đối với hệ thống bệnh viện công.

"Tự chủ tài chính không phải là quá trình cổ phần hóa bệnh viện như doanh nghiệp, mà tự chủ tài chính là trao quyền cho bệnh viện về hoạt động, trang bị các loại vật tư, thiết bị y tế, tự chủ đầu vào nguồn nhân lực và trả lương trên cơ sở đúng các quy định của pháp luật.

Bệnh viện kinh doanh có lãi cao, trả nhân viên cao; trong hệ thống bệnh viện trả lương cho từng vị trí khác nhau để thu hút chất xám. Có được quyền tự chủ tài chính, có cải cách về chính sách đãi ngộ (hệ số lương), đóng, hưởng bảo hiểm thì mới góp phần tạo được “dư địa” cho đội ngũ y bác sĩ yên tâm công tác trong hệ thống bệnh viện công cũng như tư. Vì xét cho cùng, thu nhập, bảo đảm ổn định cuộc sống vẫn là vấn đề quan trọng nhất"- PGS Phú phân tích.

Thùy Linh
TIN LIÊN QUAN

Bác sĩ ồ ạt bỏ bệnh viện công sẽ tạo ra "làn sóng" khác đối với ngành y tế

Thùy Linh |

Gần 9.400 y bác sĩ đã thôi việc, bỏ việc thời gian qua, ngành y tế đang phải đối mặt thách thức rất lớn.

Bác sĩ chua chát kể lý do phải rời bỏ bệnh viện công

Thùy Linh |

Làn sóng bác sĩ bỏ bệnh viện công đã không còn xa lạ, đặc biệt là sau dịch COVID-19. Lương tại bệnh viện công thấp, thậm chí không đủ để trang trải cuộc sống là một trong những nguyên nhân "đắng lòng" khiến các bác sĩ quyết định rời đi.

Nhiều bác sĩ nghỉ việc, người ở lại kiệt sức đối phó với 'dịch chồng dịch'

HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI - Từ đầu năm đến nay, tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đã có 6 bác sĩ và 30 điều dưỡng nghỉ việc gây ra sự thiếu hụt trầm trọng về nhân lực tại đây. Để bù đắp công việc của những người nghỉ việc, mỗi điều dưỡng phải gồng gánh, chăm sóc 5 ca bệnh sốt xuất huyết mỗi ngày, họ liên tục phải đi “tua 2” – tức nghỉ một ngày trực đêm một ngày và liên tục trong thời gian dài khiến sức khoẻ suy kiệt.

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Khoảnh khắc AFF Cup: Khép lại hành trình của ông Park Hang-seo

NHÓM PV |

Bản tin Khoảnh khắc AFF Cup ngày 17.1. AFF Cup 2022 kết thúc, khép lại hành trình của huấn luyện viên Park Hang-seo với bóng đá Việt Nam.

Khởi tố Giám đốc Trung tâm đăng kiểm duy nhất ở Hòa Bình

PV |

Hoà Bình - Cơ quan công an vừa khởi tố các bị can liên quan đến vụ án “Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao thông vận tải Hòa Bình.

Rung lắc thượng tầng tại Eximbank: Thập kỷ rối ren chưa kết thúc

Đức Mạnh |

Cơ cấu thượng tầng tại Ngân hàng Eximbank đã có nhiều biến động mạnh. Cổ đông ngoại gắn bó 16 năm đã chuyển nhà, thế chân bởi nhân tố bí ẩn liên quan đến Tập đoàn Bamboo Capital.

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động mất việc

PHƯƠNG NGÂN - CHÂN PHÚC |

TPHCM - Tại LĐLĐ quận Bình Thạnh, sáng ngày 17.1, ông Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đến thăm, động viên và trao quà Tết cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc trên địa bàn. Đồng thời, ông Trần Thanh Hải cũng đã thông tin một số giải pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc, giảm việc.

Bác sĩ ồ ạt bỏ bệnh viện công sẽ tạo ra "làn sóng" khác đối với ngành y tế

Thùy Linh |

Gần 9.400 y bác sĩ đã thôi việc, bỏ việc thời gian qua, ngành y tế đang phải đối mặt thách thức rất lớn.

Bác sĩ chua chát kể lý do phải rời bỏ bệnh viện công

Thùy Linh |

Làn sóng bác sĩ bỏ bệnh viện công đã không còn xa lạ, đặc biệt là sau dịch COVID-19. Lương tại bệnh viện công thấp, thậm chí không đủ để trang trải cuộc sống là một trong những nguyên nhân "đắng lòng" khiến các bác sĩ quyết định rời đi.

Nhiều bác sĩ nghỉ việc, người ở lại kiệt sức đối phó với 'dịch chồng dịch'

HÀ ANH CHIẾN |

ĐỒNG NAI - Từ đầu năm đến nay, tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đã có 6 bác sĩ và 30 điều dưỡng nghỉ việc gây ra sự thiếu hụt trầm trọng về nhân lực tại đây. Để bù đắp công việc của những người nghỉ việc, mỗi điều dưỡng phải gồng gánh, chăm sóc 5 ca bệnh sốt xuất huyết mỗi ngày, họ liên tục phải đi “tua 2” – tức nghỉ một ngày trực đêm một ngày và liên tục trong thời gian dài khiến sức khoẻ suy kiệt.