Bác sĩ chỉ ra 3 sai lầm thường gặp khi trẻ bị sốt cao do COVID-19

Bác sĩ CAND Trần Hoàng Tiến - Học viện Quân y |

Bác sĩ Công an Nhân dân Trần Hoàng Tiến - Học viện Quân y đã chỉ ra những sai lầm mà các bậc phụ huynh thường mắc phải khi trẻ sốt cao do COVID-19.

Sai lầm thứ nhất: Các bậc phụ huynh thường chăm chú vào việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ mà quên mất rằng điều cần thiết là phải bổ sung nước, điện giải cho trẻ. Khi sốt cao cơ thể trẻ sẽ mất nước qua da, hơi thở và có thể mất nước qua nôn và tiêu chảy.

Theo đó, nhóm trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với các ảnh hưởng xấu của mất nước vì nhu cầu lượng dịch cơ bản cao (do tỉ lệ trao đổi chất cao hơn), mất dịch do bay hơi cao hơn và không có khả năng diễn đạt khát hay tìm dịch.

Vì vậy, việc bù đủ nước và điện giải giúp cho cơ thể trẻ đạt được trạng thái cân bằng nội môi và làm cho việc hạ sốt của cơ thể hiệu quả, đồng thời dễ long đờm, giảm đau rát họng.

Phụ huynh cần chú ý các dấu hiệu mất nước nặng như trẻ uống nước háo hức, kích thích quấy khóc, hoặc lừ đừ li bì, mắt trũng, môi khô, cân nặng sụt trên 10% trong lượng cơ thể, mạch nhanh, đi tiểu rất ít, nước tiểu vàng sậm.

Để xử trí tình trạng trẻ mất nước, mẹ cần tích cực bù nước và điện giải theo các công thức: pha 200ml hoặc 1 lít nước tùy gói, uống từng thìa và chén nhỏ, liên tục rải đều cả ngày và tăng lên khi trẻ sốt cao, nôn tiêu chảy. Bên cạnh đó, trẻ đang bú sữa mẹ thì cần tăng cường cho bú mẹ.

Sai lầm thứ 2: Sử dụng thuốc hạ sốt sai cách.

Cha mẹ chỉ sử dụng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể trên 38,5 độ C (trong trường hợp trẻ đã sốt cao co giật thì sử dụng khi nhiệt độ của trẻ trên 38 độ C).

Theo đó, sử dụng paracetamol liều lượng 10-15mg/kg cân nặng, cách 4-6 tiếng mới dùng lại một lần; không dùng quá 4000mg (đối với trẻ thừa cân béo phì) và 60mg/kg (đối với trẻ nhỏ).

Do tâm lý lo lắng, sợ hãi mỗi khi con sốt cao dẫn đến co giật nên nhiều phụ huynh đã cho trẻ uống 2 lần liên tiếp paracetamol, cách nhau dưới 4 tiếng. Thậm chí, nhiều phụ huynh không biết rằng viên đặt hậu môn hạ sốt có cùng bản chất với paracetamol (dùng thay thế đường uống khi trẻ nôn nhiều) nên đã dùng đồng thời cả đường uống và đường hậu môn gây quá liều cho trẻ.

Ở trường hợp khác: Các mẹ thường tự ý sử dụng ibuprofen nhưng không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Theo đó, ibuprofen là một thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) có tác dụng hạ sốt rất tốt, thời gian cắt sốt kéo dài nhất là khi bệnh nhân sốt cao khó hạ, không đáp ứng với thuốc hạ sốt paracetamol (sau 2 giờ kể từ khi sử dụng hạ sốt thì trẻ vẫn sốt trên 39 độ C), nhưng nó chống chỉ định trong các trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng (do nguy cơ xuất hiện biến chứng thủng ổ loét và chảy máu), sốt xuất huyết dengue (thuốc làm ức chế ngưng tập tiểu cầu dẫn đến nguy cơ xuất huyết đa cơ quan).

Sai lầm thứ 3: Khi sốt cao mẹ thường đắp chăn cho trẻ, việc này làm cho cơ thể khó đào thải nhiệt, cơn sốt cao hơn và kéo dài hơn.

Do đó, mặc dù trẻ cảm thấy rất lạnh muốn đắp chăn nhưng mẹ hãy cởi bớt quần áo, mặc quần áo thoáng dễ thấm mồ hôi, kết hợp chườm ấm vào những nơi có mạch máu lớn đi qua (cổ, nách, bẹn).

Bác sĩ CAND Trần Hoàng Tiến - Học viện Quân y
TIN LIÊN QUAN

Chế độ dinh dưỡng quan trọng cho người bệnh hậu COVID-19

Bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường - Bệnh viện Quân y 103 |

Dưới đây là chia sẻ về chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh hậu COVID-19 từ bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường - Bệnh viện Quân Y 103.

Chuyên gia chỉ cách "chiến đấu" với ho kéo dài hậu COVID-19

Thiều Trang |

Sau khi kết thúc điều trị COVID-19, nhiều người vẫn khổ sở vì ho kéo dài, thậm chí cơn ho sặc sụa kèm theo triệu chứng khó thở đã gây ám ảnh cho người bệnh hậu COVID-19.

Cách xử trí trẻ sốt cao co giật khi mắc COVID-19

BS NGUYỄN MẠNH CƯỜNG - CHUYÊN KHOA NHI - BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 |

Dưới đây là chi tiết cách xử trí trẻ sốt cao co giật khi mắc COVID-19 do bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường - Chuyên khoa Nhi - Bệnh viện Quân y 103 chia sẻ.

Khởi tố cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam

Việt Dũng |

Mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM vừa khởi tố thêm 5 bị can khác.

Không khí lạnh suy yếu dần, Bắc Bộ nắng hanh và tăng nhiệt

AN AN |

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia nhận định không khí lạnh tác động mạnh đến Bắc Bộ từ đêm nay đến ngày mai 18.1. Từ ngày 19.1, ngày có nắng hanh và nhiệt độ có xu hướng tăng nhẹ.

Nở rộ dịch vụ cho thuê người yêu về nhà ra mắt dịp Tết

Phùng Nhung |

Nhiều người trẻ mỗi dịp về quê ăn Tết lại bị bố mẹ thúc giục chuyện yêu đương, kết hôn, sinh con. Vì lẽ đó, họ tìm đến dịch vụ cho thuê người yêu để trấn an tâm lý gia đình.

Vì sao gốc đào Nhật Tân được chào bán với giá 200 triệu đồng?

Quỳnh Trang |

Sáng 17.1, dọc đại lộ Lê-Nin, thành phố Vinh (Nghệ An) tấp nập cảnh mua - bán hoa, cây cảnh phục vụ Tết Nguyên đán. Trong đó, thu hút nhiều người xem nhất là gian trưng bày gốc đào Nhật Tân của anh Đặng Văn Cường (36 tuổi, trú TP Vinh) bởi nơi đây trưng bày gốc cổ thụ độc đáo với thế "rồng bay".

Nhìn lại diễn biến vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp

Bảo Bình - Dương Anh |

Liên quan vụ bé trai rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp, sau hơn nửa tháng tìm kiếm, lực lượng cứu hộ đã đưa được đoạn cọc thứ nhất (dài 12m) trong số 3 đoạn của cọc bêtông lên mặt đất và đang tiến hành các bước cứu hộ tiếp theo.

Chế độ dinh dưỡng quan trọng cho người bệnh hậu COVID-19

Bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường - Bệnh viện Quân y 103 |

Dưới đây là chia sẻ về chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh hậu COVID-19 từ bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường - Bệnh viện Quân Y 103.

Chuyên gia chỉ cách "chiến đấu" với ho kéo dài hậu COVID-19

Thiều Trang |

Sau khi kết thúc điều trị COVID-19, nhiều người vẫn khổ sở vì ho kéo dài, thậm chí cơn ho sặc sụa kèm theo triệu chứng khó thở đã gây ám ảnh cho người bệnh hậu COVID-19.

Cách xử trí trẻ sốt cao co giật khi mắc COVID-19

BS NGUYỄN MẠNH CƯỜNG - CHUYÊN KHOA NHI - BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 |

Dưới đây là chi tiết cách xử trí trẻ sốt cao co giật khi mắc COVID-19 do bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường - Chuyên khoa Nhi - Bệnh viện Quân y 103 chia sẻ.